5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Những thành công nổi bật trong hành trình sáng tạo
phóng khoáng và tươi mới như những cây bút nhiệt huyết mới vào nghề. Những quan niệm “mở” đó cũng giống như bản chất nghệ sĩ trong con người nhà văn - một Nguyễn Quang Thiều dù phong trần song lúc nào cũng dịu dàng và khả ái trước cuộc đời.
1.2.2. Những thành công nổi bật trong hành trình sáng tạo của Nguyễn Quang Thiều Quang Thiều
Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ hiện đại của văn học Việt Nam. Ngoài lĩnh vực chính là thơ ca đã tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn viết tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí; một dịch giả có tiếng ở nước ngoài. Đến nay, Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản được 10 tập thơ, 16 tập văn xuôi, 3 tập sách dịch và hơn 300 bút ký, tiểu luận, phê bình, tản văn. Số lượng không phải là yếu tố quyết định, song phải thừa nhận rằng: ở lĩnh vực nào, Nguyễn Quang Thiều cũng làm việc đầy đam mê và sáng tạo. Điều đó đã đem đến cho ông những thành công đáng kể. Nhà thơ Nguyễn Duy dưới cương vị là một đồng sự với Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: “Nguyễn Quang Thiều là một tác giả đa tài, sáng tác thơ, văn xuôi, làm báo và anh từng cùng làm với tôi ở báo Văn Nghệ, thuở đó tôi còn thấy anh vẽ tranh”[29].
Nguyễn Quang Thiều được đánh giá là một thi sĩ tiên phong của dòng
chảy thơ ca cách tân đương đại. Với sự khởi đầu là Sự mất ngủ của lửa
(1992), Nguyễn Quang Thiều đã “thực sự đã làm cuộc vượt thoát ngoạn mục khi bỏ lại sau lưng những vần điệu, thói quen, cách nhìn đơn tuyến”[33]. Giữa lúc đội ngũ nhà thơ trong nước còn “mơ hồ, ngờ hoặc về yêu cầu cách tân
thơ”[33] thì Sự mất ngủ của lửa đã cất tiếng nói khẳng định, đặt dấu mốc khai
mở dòng thi ca cách tân. Tập thơ đoạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1993 và nhanh chóng làm xáo trộn tư duy thơ đương đại. Đó là biểu hiện của
khao khát muốn thoát khỏi những định chế, quan niệm, cảm hứng và ám ảnh cũ để tự khẳng định một cá tính sáng tạo riêng, làm nên một phong cách rất độc đáo của thơ Nguyễn Quang Thiều. Nhà thơ Inrasara đã từng thừa nhận: “Nhà thơ vừa xuất hiện đã tìm thấy giọng thơ riêng, là điều hiếm. Hiếm hơn nữa, khi giọng thơ đó có sức lan toả khá rộng. Với thế hệ đi sau ở miền Bắc, thơ Nguyễn Quang Thiều làm nên sự thể ấy”[28]. Không thể phủ nhận những đóng góp của Nguyễn Quang Thiều cho tiến trình văn học thời kì đổi mới. Theo nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tên tuổi của Nguyễn Quang Thiều “còn phải nằm trong văn học đổi mới với mốc thời gian từ 1986 cho đến nay chứ không phải mốc 1975”[33].
Thành công trên con đường thơ ca của Nguyễn Quang Thiều chưa dừng
lại ở đó, khi tập thơ The Women Carry Water (bản Anh ngữ của cuốn Những
người đàn bà gánh nước sông) được University of Massachusetts Press xuất bản năm 1997 đã được The National Translation Association of America (Hiệp hội dịch Quốc gia Mỹ) trao giải thưởng Final vào năm 1998.
Nguyễn Quang Thiều không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên thi đàn cách tân thơ sau năm 1975 mà còn là một cây bút văn xuôi có tầm ảnh hưởng rộng. Văn của ông giàu cảm xúc và có nhiều ý tưởng mới lạ. Bởi vậy, từ khi mới trình làng những tác phẩm đầu tay, ông đã được đánh giá là nhà văn có triển vọng của văn xuôi Việt Nam đương đại. Bắt đầu viết văn từ năm
1983 và đánh dấu tài năng trên văn đàn với tập truyện ngắn Người đàn bà tóc
trắng (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1993) Nguyễn Quang Thiều là nhà văn tạo được sự chú ý của bạn đọc. Bùi Việt Thắng nhận thấy: “Tuy vào nghề chưa lâu nhưng Nguyễn Quang Thiều là cây bút truyện ngắn có nghề”[42, tr.310]. Có được thành công như vậy, Nguyễn Quang Thiều đã có một quá trình đổi mới tư duy truyện ngắn. Đến nay, nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đã được dựng thành phim, phát sóng trên nhiều kênh truyền
hình Việt Nam như: Hai người đàn bà xóm Trại, Mùa hoa cải bên sông, Chuyện làng Nhô…
Ở nước ngoài, tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều đã đến với độc giả
Pháp qua hai tập truyện ngắn: La fille du fleuve và La petite marchande de
vermicelles (Nhà xuất bản L’Aube) cùng các truyện ngắn in chung với các tác
giả khác trong tập: Le héros qui pissait dans son froc. Và ngay lập tức
Nguyễn Quang Thiều được giới văn chương, báo chí Pháp đánh giá cao. Nhiều nhà nghiên cứu văn học Pháp nhìn nhận Nguyễn Quang Thiều như một nhà văn đã ổn định phong cách và người ta cảm nhận được cái hồn của con người Việt qua truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều. Như Alexia Lorca – Lire nhận thấy: “Những truyện ngắn bình dị nhưng đẹp và xót xa. Mỗi trang viết ngừng lại trước một hình ảnh, hiện ra giữa vùng sáng một Việt Nam của hôm nay, một mảng ghép hài hòa một cách lạ lùng giữa truyền thống và hiện đại. Thấp thoáng chút biếm, hài hước và trìu mến pha trộn trong những câu
chuyện của muôn ngàn hương vị…”[28]. Tạp chí Châu Á Asie Magazine
cũng đánh giá truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều đã phản ánh được “Một mảng hiện thực ngọt dịu – chan chát của Việt Nam...”[28]. Vinh dự hơn nữa,
tập truyện La petite marchande de vermicelles của Nguyễn Quang Thiều còn
được đài France 3 giới thiệu trong chương trình “Mỗi ngày một cuốn sách”.
Đến nay, thơ và văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều đã được dịch ra nhiều
ngôn ngữ khác nhau trên thế giới: Hoa Kỳ, Nga, Thụy Điển, Anh, Thái Lan, Úc, Pháp, Na Uy, Hàn Quốc... Hiện Nguyễn Quang Thiều đang là Phó chủ
tịch Hội nhà văn Việt Nam, Phótổng thư ký thứ nhất Hội nhà văn Á Phi.
Cho đến giây phút này, nếu khẳng định thơ của Nguyễn Quang Thiều là một hiện tượng có lẽ đã không còn phù hợp. Bởi lẽ, đó đã là nhận định của 20 năm về trước. Nguyễn Quang Thiều hiện tại đã khẳng định cho mình một phong cách rất riêng, một nhà thơ có tầm, một nhà văn có tên tuổi.
Chương II
HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI
TRONG MÙA HOA CẢI BÊN SÔNG