Hệ thống biểu tượng nghệ thuật

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thiều qua tập mùa hoa cải bên sông (Trang 48 - 49)

5. Bố cục của luận văn

3.1.Hệ thống biểu tượng nghệ thuật

“Biểu tượng (symbole) là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại. Hai người mỗi bên giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và người đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay nhau lâu dài,… Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước”[6, tr.XXIII]. Biểu tượng chia ra và kết lại với nhau, cho nên nó chứa đựng hai ý tưởng phân li và tái hợp, ý nghĩa của biểu tượng “bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã bị vỡ ra”[6, tr.XXIII]. Nghĩa là biểu tượng mang bản chất của tín hiệu và gồm hai mặt: Cái biểu trưng và cái được biểu trưng. Biểu tượng có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào sự biến đổi về văn hóa, tôn giáo, lịch sử và nhận thức cộng đồng. Khi đi vào văn học, biểu tượng nghệ thuật còn mang dụng ý nghệ thuật, làm nên phong cách tác giả. Tập hợp nhiều biểu tượng cùng biểu hiện một ý nghĩa tạo thành một lớp biểu tượng. Tập hợp nhiều lớp biểu tượng sẽ tạo thành một hệ thống biểu tượng làm nên đặc điểm riêng trong sáng tác của một nhà văn.

Nghiên cứu tập truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông, chúng tôi nhận thấy

Nguyễn Quang Thiều đã nỗ lực thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình thông qua việc xây dựng một hệ thống biểu tượng nghệ thuật đặc sắc. Song để làm nổi bật đặc điểm truyện ngắn của nhà văn, chúng tôi chỉ tập trung xem xét hai lớp biểu tượng tiêu biểu: Lớp biểu tượng gột rửa và lớp biểu tượng hướng thượng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thiều qua tập mùa hoa cải bên sông (Trang 48 - 49)