Từ ánh sáng của tình yêu, tình người

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thiều qua tập mùa hoa cải bên sông (Trang 34 - 36)

5. Bố cục của luận văn

2.1.2.Từ ánh sáng của tình yêu, tình người

Xét về số lượng tác phẩm cũng như tần số xuất hiện, thì phải khẳng định rằng trọng tâm sáng tác của Nguyễn Quang Thiều là viết về cái đẹp, cái thiện chứ không phải đẩy con người đi vào bi kịch cùng đường. Ánh sáng của tình yêu, tình người không chỉ sởi ấm trang văn của Nguyễn Quang Thiều, mà qua đó, nhà văn còn thể hiện được một bút lực dồi dào, một tâm hồn lạc quan, một khát vọng hướng con người về phía sáng.

Tình yêu và tình người trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều được diễn tiến theo hai hướng đối nghịch. Từ đó, nhà văn thể hiện những tuyên ngôn nghệ thuật của mình. Chiều hướng thứ nhất: tình yêu, tình người có ý nghĩa hoá giải thù hận, giúp con người nhận ra chân giá trị của cuộc sống. Khi con người đang giãy giụa giữa vũng sâu của tội ác, tình yêu như một thứ ánh sáng có sức mạnh vừa cảm hoá, vừa thức tỉnh. Đó là thứ ánh sáng của đức tin

hướng thượng cần thiết nhất trong một xã hội ráo hoảnh tình người: “ Trên một cái nền không phải là đất đai phì nhiêu mà được tạo bởi thù hận rắn đanh, lạnh băng, xám ngoét; bị giam hãm trong một lời nguyền cách ngăn như vực thẳm, như vách đá dựng đứng; nhưng một đóa hoa tình yêu… vẫn bung nở lung linh, rực rỡ. Một tình yêu tự nhiên như hoa gặp tiết xuân nở, mây mọng nước thành mưa; một sự kết hợp âm dương bản năng, huyền diệu như tổ tiên A- đam và Ê-va xưa gặp nhau trong vườn Địa Đàng, ăn trái cấm để biết yêu đương, khởi thủy dòng giống và cuộc sống loài người”[21]. Tình yêu đã vượt qua những hủ tục man rợ, những định kiến cố chấp, những mối thù truyền kiếp và ngay cả chính vách ngăn của lòng tự ti trong bản thể để bung nở như những bông hoa thuận theo quy luật tự nhiên. Tình yêu của Thư dành cho

Ngần trong Chiếc lông chim màu đỏ đã nhen nhóm niềm tin vào chính mình

trong trái tim của cô gái luôn tự ti về nhan sắc; tình yêu của Mô và Gừng

trong Người đàn bà tóc trắng đã giúp Gừng vượt qua lời nguyền của bà

Nhim; tình yêu của Văn và Thảo trong Đứa con của hai dòng họ, Chinh và

Thao trong Mùa hoa cải bên sông đã hoá giải hận thù; tình mẫu tử đã thức

tỉnh người đàn bà điên trong Gió dại; tình người của Nhung trong Người nhìn

thấy trăng thật đã mang đến cho Sơn niềm khát khao được nhìn thấy ánh sáng… Tất cả đặc quánh bản chất của làng quê: biểu hiện của một lối sống trọng tình đã in vết trong tâm hồn người Việt. Nó khiến cho độc giả như rơi vào một thế giới mát lành, rạo rực, đầy xúc cảm. Nó không chỉ xóa tan màn đen của hận thù, hủ tục trong câu chuyện được trần thuật mà nó còn giúp độc giả vượt lên hoàn cảnh thực tại để mơ ước tới những điều tốt đẹp. Đó là hiệu ứng lan truyền cảm xúc, là chức năng giáo dục gián tiếp mà văn chương luôn khao khát đạt tới.

Chiều hướng thứ hai đi ngược lại, tình yêu, tình thương mù quáng và kèm theo sự độc đoán lại dẫn con người đến chỗ bi kịch. Tình thương con

thiển cận, áp đặt của ông Hiền trong Tiếng gọi lúc hoàng hôn là một ví dụ điển hình. Lúc nào ông cũng giữ con khư khư bên mình. Ông không cho con đi học vì sợ ánh sáng tri thức sẽ kéo nó ra xa ông. Ông trừng phạt con bằng cách thiên vị tình cảm cho con chó. Tình thương mù quáng, sự sở hữu ích kỉ của ông vô tình đã gieo mầm cho cái ác, biến đứa con thành kẻ man rợ và thủ

đoạn trong cách lập mưu giết chết con chó. Hay ông Lư trong Mùa hoa cải

bên sông cũng vì thương con, muốn bao bọc con khỏi “sự độc ác trên bờ” đã đẩy những đứa con của ông vào một “nhà tù” do chính ông tạo ra. Qua tình thương của ông Lư, tác phẩm còn đạt tới một cấp độ cao hơn của văn chương, đó là chiều sâu triết lí khiến người đọc phải suy ngẫm. Nhà văn đã chỉ ra một nghịch lí của cuộc sống: “cái ác nhiều khi không phải sinh ra từ cái ác mà lại sinh ra từ chính cái thiện”[21]. Bởi vậy, con người cần tỉnh táo hơn nữa để đặt tình thương đúng chỗ và yêu thương đúng cách.

Sự phối trộn hai gam màu đối nghịch sáng – tối trong đời sống sinh hoạt nơi làng quê nghèo càng chứng tỏ nông thôn có một sự bí ẩn, phức tạp không dễ gì cắt nghĩa rõ ràng. Nguyễn Quang Thiều đã phản ánh bản chất của làng quê ở nhiều chiều đối nghịch tốt – xấu đan xen. Đó cũng là biểu hiện của cách lí giải cuộc sống và con người dưới cái nhìn khách quan, biện chứng của một lối tư duy hiện đại.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thiều qua tập mùa hoa cải bên sông (Trang 34 - 36)