Lớp biểu tượng hướng thượng

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thiều qua tập mùa hoa cải bên sông (Trang 52 - 55)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Lớp biểu tượng hướng thượng

Trong con người luôn tồn tại bản năng hướng thượng, hướng thiện. Vì hướng thượng là thứ bản năng thanh cao nhất của con người, nên văn chương luôn phải hướng con người về phía bản năng này. Và sự hướng thượng sẽ là nội dung quan trọng làm nên sự thanh cao của văn chương.

Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều có một điều đặc biệt mang tính nhân đạo đó là dù tận cùng của bi kịch, con người vẫn luôn hướng đến những điều tốt đẹp. Khát khao hướng thượng của con người đã được nhà văn xác định là một bản năng thiên bẩm và hiện thực hóa nó bằng một hệ thống biểu tượng giàu ý nghĩa.

Trong Mùa hoa cải bên sông, bầu trời là “biểu tượng của lương tâm và

lương tri” [6, tr.959]. Trời là hiện thân của những hoài bão, như là kết quả mĩ

mãn của mọi sự tìm kiếm, nơi mà tinh thần của con người được hoàn thiện. Nhân vật của Nguyễn Quang Thiều nhiều lần nhìn lên bầu trời, tìm đến bầu trời như tìm đến sự bình yên: “Và ngày ngày, khi hoàng hôn từ từ buông xuống, ông lại yêu cầu cô đỡ ông ngồi vào chiếc ghế bành bọc vải nhung để nhìn về phía vòm trời nho nhỏ qua cửa sổ” [46, tr.162] hay “đêm đêm cô đứng lặng hàng tiếng đồng hồ bên cửa sổ nhìn mãi vào vùng trời có những ngôi sao bé bỏng, ướt át và đầy bí ẩn kia” [46, tr.163]. Bầu trời đối lập với mặt đất. Bầu trời ở trên cao, thanh sạch nhưng xa vời, mặt đất gần gũi nhưng bụi trần đôi lúc khiến con người mệt mỏi: “Tất cả những gì trong khoảng mênh mông của vũ trụ mà mình cảm nhận được lại làm cho mình yên tâm, tin

tưởng hơn khi mình đi trên mặt đất” [46, tr.164]. Bầu trời không chỉ ở trong

thế đối lập âm dương với mặt đất mà trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều trời và đất còn mang ý nghĩa chân thực khác. Mặt đất chính là cuộc sống thực tại, nơi xô bồ với những toan tính vụ lợi khiến con người luôn bất an và cô

đơn; bầu trời là tượng trưng đích thực cho sự khai mở tinh thần và thức tỉnh

lương tri. Bầu trời xa vời cũng như khát vọng thay đổi thực tại đôi lúc là điều

không có thực. Tìm đến bầu trời như tìm đến một sự công bình từ đấng siêu

nhiên cũng là một biểu hiện của sự bất lực trước thực tại. Xây dựng biểu

tượng bầu trời, Nguyễn Quang Thiều đã góp phần khắc sâu cảm quan hiện

thực của con người hiện đại.

Nếu trời là biểu tượng cho khát vọng cao thượng nhưng xa vời, thì hoa

lại là biểu tượng cho cái đẹp có thật. Biểu tượng hoa, vòng hoa trong tập

truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông xuất hiện dày đặc, trở thành một hình

Người với hoa tầm xuân, Chiều hoa tầm xuân, Mai vàng nở sớm, Cơn mơ hoa cỏ trắng,…

Trên thế giới hoa được xem là “dấu hiệu của sự thanh cao và sự quý

giá” [6, tr.428]. Thánh Jean de la Croix coi hoa là hình ảnh biểu trưng cho

đức tính của tâm hồn, tập hợp của những bông hoa là hình ảnh của sự hoàn hảo về tinh thần. Trong quan niệm của phái Mật tông – Đạo giáo hoa vàng là biểu tượng của sự đắc đạo: sự nở hoa là kết quả của cuộc luyện đan bên trong, của sự thống hợp giữa tinh thần và hơi thở. Nhiều nhân vật trong truyện ngắn

của Nguyễn Quang Thiều cũng tìm đến hoa như một biểu tượng của sự thanh

cao trong tâm hồn. Họ yêu hoa, thích chơi hoa và xem hoa như khát vọng. Đó

là người cô trong Người với hoa tầm xuân “luôn thở bằng hoa tầm xuân nên

trẻ mãi” [46, tr.45], là cô gái trong Chiều hoa tầm xuân “chỉ cần ngửi hương

tầm xuân là sống được cả tháng, chả cần ăn” [46, tr.253], là người cán bộ quan trọng bất chấp hiểm nguy hái một chum tầm xuân cho cô gái mà bị địch

bắt, là cụ Cầm với giấc mơ dang dở mang tên Cơn mơ hoa cỏ trắng,… Họ yêu

hoa nghĩa là yêu cái đẹp, hướng đến chân – thiện – mĩ. Nhưng cái đẹp mà nhân vật của Nguyễn Quang Thiều khao khát không bao giờ là thứ cao xa mà nằm ngay trong những điều bình dị. Loài hoa tầm xuân không hề trải qua thời kỳ hàm tiếu như hoa hồng để từng ngày, từng ngày cái đẹp cứ thế mà dần dần lộ diện. Nụ tầm xuân luôn bất ngờ nở ngay ra một bông hoa hơi chúm chím, cánh hồng thắm, những tua nhụy vàng ươm và giữa nhụy là một cái chồi non xanh biếc. Nó là biểu hiện cho một cái đẹp của sự dâng hiến, cái đẹp cần nhất cho cuộc đời.

Nếu khát khao hướng thượng là một bản năng thì có lẽ bản năng sinh tồn là bản năng cơ bản và cần thiết nhất. Và bản năng đó được thể hiện qua

biểu tượng trái tim. Trái tim là “trung tâm của sự sống, của ý chí, của trí

sử nước ta vẫn còn đó câu chuyện về hòa thượng Thích Quảng Đức sau khi tự thiêu tất cả thân xác đã trở thành tro tàn, duy chỉ còn trái tim là còn sót lại. Chẳng ai lí giải được tại sao trái tim ấy không thể cháy. Chỉ hiểu rằng khi trái tim đã trở thành biểu tượng cho những thứ trường cửu như tình yêu, như sự sống thì chẳng bao giờ nó tan được vào hư không. Chuyện kể rằng cứ mỗi lần làm thịt một con rắn, Biển chẳng bao giờ quên gỡ quả tim rắn đặt vào cái đĩa

nhỏ, để quả tim nhoi nhói đập, “đập như chưa bao giờ ngừng” (Trái tim rắn).

Biển đã nâng niu sự sống trong nỗi sợ quả tim sẽ ngừng đập: “Cô sợ nếu cô chợp mắt quả tim sẽ ngừng đập. Cuối cùng, vì quá hoảng sợ quả tim sẽ ngừng đập ngay trước mắt cô, cô đã nhắm mắt nuốt quả tim rắn “[46, tr.262]. Cô nuốt quả tim rắn bởi cô đã nâng niu sự sống đến những giây phút cuối cùng.

Và cô không thể nào bạc nhược đứng nhìn sự sống bị dập tắt. Trái tim vì thế

không còn là một thực thể mà đã trở thành một biểu tượng cho khát khao hướng tới sự sống của con người.

Tuy bình dị song lại mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc là nét đặc trưng cho những sự vật trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều. Gột rửa, thanh tẩy để đủ thanh sạch mà hướng thượng là hai hệ thống biểu tượng tuân theo logic khách quan, logic văn hóa của nhân loại. Qua ý nghĩa của hệ thống biểu tượng, người đọc cảm nhận được phần nào tâm hồn, mơ ước của Nguyễn Quang Thiều. Bởi chân – thiện – mĩ là khát khao chân chính mà mỗi nhà văn đều muốn tác phẩm của mình hướng tới.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thiều qua tập mùa hoa cải bên sông (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)