Con người với bi kịch của những lời nguyền truyền kiếp

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thiều qua tập mùa hoa cải bên sông (Trang 42 - 44)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2.Con người với bi kịch của những lời nguyền truyền kiếp

Không chỉ có bi kịch từ chiến tranh, làng quê Việt còn hiện hữu một thế lực vô hình đối kháng với hạnh phúc của con người là những lời nguyền truyền kiếp. Nó là biểu hiện của thế giới tâm linh bí ẩn mà đến nay người ta vẫn chưa thể lí giải được. Nó cũng không phải là sản phẩm tinh thần in đậm đời sống tâm linh của văn hoá Việt mà trên thế giới lời nguyền vẫn tồn tại như một sự kì bí, ám ảnh nhiều thế hệ. Đó là lời nguyền của Muhammad đối với cô gái mồ côi, lời nguyền Nữ thần núi lửa Hawaii, lời nguyền "kim cương

xanh",lời nguyền Romanov,…

Nguyễn Quang Thiều đã phác hoạ một khía cạnh ít ai để ý nhưng lại là đặc thù của làng quê, đó là những lời nguyền truyền kiếp vô nhân đạo. Mà nguyên nhân của nó xuất phát từ lòng hận thù và những hủ tục mê tín ăn sâu

vào tiềm thức người Việt. Trong Đứa con của hai dòng họ khi cụ Mặc bị

Chánh Hợi vu oan và đuổi đi khỏi làng, cụ Mặc đã đến khu mộ tổ cầu “Thần Phật, tổ tiên linh thiêng hãy chứng giám cảnh này. Cầu cho nhà Chánh Hợi con cháu sau này không có lưỡi”[46, tr.182]. Lời nguyện độc địa đó phát huy tác dụng hay do căn nguyên bệnh tật gì không ai biết nhưng con cháu nhà Chánh Hợi về sau đều bị câm. Một cô gái xinh đẹp như Thảo cũng vì lời nguyền mà không biết nói. Nghe câu chuyện đó, Văn thấy rung mình, nghĩ về lời nguyền Văn bị “giày vò và đôi lúc thảng thốt”, biết Thảo là con cháu nhà Chánh Hợi, lòng Văn rối loạn, hoang mang. Văn cố gắng xoá đi vách ngăn

thù hận giữa hai dòng họ. Nhưng nỗ lực xoá bỏ lời nguyền của Văn luôn bị bức tường định kiến chặn lại: “Thôi anh ơi, đừng có thương vay khóc mướn. Chánh Hợi đuổi cụ anh ra khỏi làng, cướp nhà, cướp ruộng lại làm nhục cụ bà anh. Thế mà bây giờ anh còn xót thương. Vứt mẹ cái đạo đức của anh đi. Liệu đấy”[46, tr.180]. Lời nguyền có từ đời cụ tổ nhưng vẫn còn nguyên giá trị đến đời Văn. Nó ám ảnh, cào xé, gây những chấn thương tâm hồn dai dẳng và truyền kiếp đến các thế hệ sau.

Trong Mùa hoa cải bên sông, ông Lư cũng đặt ra cho chính mình và gia

đình ông lời nguyền tai quái: “Tất cả những người trong gia đình ông không bao giờ đặt chân lên mặt đất. Họ sẽ sống hết cuộc đời trên sông”[46, tr.68]. Lời nguyền đó đã biến ông Lư thành một người cha độc ác với con cái. Nó biến không gian sống của gia đình ông thành một cái nhà tù mini u tối và chật chội. Sự bảo thủ và đầu óc ngu tối đã khiến ông Lư mê muội và độc ác, khiến con ông phải quẫn bức kêu gào nức nở: “Tao chán cảnh này lắm rồi, cứ như ở tù… Trời ơi”[46, tr.70].

Càng nghịch lí hơn khi những người tạo ra lời nguyền không phải người xấu. Ông Lư yêu thương vợ con, chỉ vì tổn thương do bị dân làng chối từ mà đặt ra lời nguyền. Lời nguyền của ông không chủ ý hại ai, nó chỉ cấm đoán trong phạm vi gia đình. Nhưng đôi lúc sự cấm đoán lại làm con người phẫn uất và hành động theo chiều hướng phản kháng ngược lại. Cụ Mặc cũng là một chàng trai “khoẻ mạnh, mặt sáng và cũng được theo thầy đồ làng học chữ”. Hơn nữa, Mặc lại được người con gái đẹp nhất vùng yêu. Điều đó chứng tỏ Mặc là người có tố chất và tương lai. Nhưng chỉ vì lòng thù hận, họ đã vô tình tạo ra bi kịch.

Cũng cùng viết về lời nguyền song điều đặc biệt trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều là trong nỗ lực hoá giải thù hận, nhân vật không bao giờ

Dương Hướng không chịu nổi sức mạnh của lời nguyền, đành phải li hôn thì

Thao trong Mùa hoa cải bên sông vẫn miệt mài đi tìm Chinh dù cho dù bước

chân của anh chỉ tìm thấy sự vô vọng: “Thao cứ đi mãi theo những lời đồn đại như chuyện cổ tích của những người dân chài cho đến khi ra biển. Biển tít tắp không bờ bến và rền rĩ tiếng sóng”[46, tr.83]. Cuối tác phẩm, Nguyễn Quang Thiều lại gieo vào lòng người đọc một hi vọng mơ hồ: Trước mắt anh, trên mặt phù sa rụng lấm tấm những cánh hoa mỏng và từ đó kéo dài xuống bến sông là những dấu chân mỏng và nhỏ nhắn”[46, tr.83]. Phải chăng dấu chân đó là của Chinh? Biết đâu người cha lại hoá giải lời nguyền để con ông đến với hạnh phúc! Với cách kết thúc mở như vậy nhà văn đã để cho độc giả một khoảng trống để thể hiện lòng vị tha của mình.

Như vậy, Nguyễn Quang Thiều không chỉ dừng lại ở bi kịch của con người trước những lời nguyền. Ông còn viết thêm một cái kết có hậu cho những bi kịch đó với một niềm tin về sự bình yên, hạnh phúc. Chính vì thế, truyện của Nguyễn Quang Thiều khiến người ta tin rằng: “trong mọi hoàn cảnh khổ đau số phận của con người được định đoạt bởi chính niềm tin và sự can đảm vượt lên của chính họ”[54].

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thiều qua tập mùa hoa cải bên sông (Trang 42 - 44)