Lớp biểu tượng gột rửa

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thiều qua tập mùa hoa cải bên sông (Trang 49 - 52)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Lớp biểu tượng gột rửa

Trong tập truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông, Nguyễn Quang Thiều đã

xây dựng một lớp biểu tượng mang ý nghĩa gột rửa, thanh tẩy.

Trong đó, nước là một biểu tượng của sự gột rửa. Theo Từ điển biểu

tượng văn hóa thế giới: “những ý nghĩa biểu tượng của nước có thể quy về ba chủ đề chiếm ưu thế: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh” [6, tr.709]. Trong đó, ý nghĩa biểu tượng của sự gột rửa và thanh tẩy là chủ đề thể hiện rõ rệt trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều. Với một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nước đóng một vai trò hết sức quan trọng trong

đời sống của người Việt. Nước là nguồn gốc của sự sống, “là yếu tố tái sinh

thể xác và tinh thần, là biểu tượng của khả năng sinh sôi nảy nở, của tính

thanh khiết, tính hiền minh, tính khoan dung và đức hạnh” [6, tr.710]. Nước

mang bản chất thuần nhất của một chất lỏng, chảy xuống chỗ thấp, xuống vực

sâu, bởi thế, nước còn có khả năng rửa trôi mọi tạp chất, mang ý nghĩa biểu

tượng của sự thanh tẩy. Trong tập truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông biểu

tượng nước không chỉ xây dựng như một biểu tượng nghệ thuật độc lập mà

được xâu chuỗi thành một hệ thống với mẫu gốc nước và các biến thể: dòng

sôngnước mắt.

Dòng sông là một biến thể của nước. Văn hóa Việt mang đặc trưng của

văn hóa sông ngòi. Cho nên trong tâm thức người Việt dòng sông là nguồn

mạch dưỡng nuôi, biểu trưng cho tính mẫu, cho sự chở che và tình yêu

thương. Dòng sông trên cao trong truyền thuyết của người Do Thái là dòng

sông Hằng ở Ấn Độ, chảy ra từ mái tóc của thần Siva. Đó là dòng nước thượng giới với tư cách tẩy uế tất cả. Xuất phát từ truyền thuyết đó, tắm trên “dòng sông cuộc đời” sẽ gột rửa được mọi tội lỗi và chết trên dòng sông Hằng sẽ được giải thoát khỏi kiếp luân hồi. Trong truyện ngắn Nguyễn Quang

thanh tẩy nghiệp chướng. Với gia đình ông Lư (Mùa hoa cải bên sông), dòng sông không chỉ là ân nhân chí mạng, dòng nước thiêng đó còn mang phép màu của sự thanh tẩy: “Hãy để nước sông đêm cuốn đi mọi bẩn thỉu của mặt đất. Đừng chạm tay vào nước sông cho đến sáng mai” [46, tr.70]. Tiếng chảy của dòng sông cũng xóa tan bao mệt mỏi và dòng nước sông mang chức năng

tái sinh thể xác và tinh thần cũng được thể hiện qua truyện ngắn Người nhìn

thấy trăng thật:Anh như nghe thấy tiếng sông chảy. Tiếng chảy dịu dàng như làm tan đi những mệt mỏi, u buồn… Nước sông đêm chầm chậm dâng lên cơ thể anh… Cứ thế anh như tan vào nước sông và thênh thang trôi. Ý nghĩ và da thịt anh như mê man trong nước mát rười rượi và tĩnh lặng mênh mang của trời đất đầy trăng” [46, tr.208].

Không chỉ có dòng sông, nước mắt cũng cuốn trôi mọi tội lỗi, giúp con

người tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn và sự an lành trong cuộc sống.

Nước mắt là “cái giọt sẽ tan đi, sẽ biến thành hơi, sau khi đã làm chứng: một

biểu tượng của nỗi đau và sự can thiệp giúp đỡ” [6, tr.717]. Nước mắt không

chỉ là một biểu hiện của nhân tính, mà đôi khi nó còn là một liều thuốc hữu hiệu chữa lành những thương tổn của tâm hồn. Để khắc sâu bi kịch của con người, Nguyễn Quang Thiều đã để cho nhiều nhân vật của mình không được khóc. Không có nước mắt không chỉ là một trạng huống tâm lí không cảm xúc mà còn là đỉnh cao của bi kịch khi nỗi đau vượt ngưỡng kiểm soát của xung

thần kinh. Người cô trong Người với hoa tầm xuân đã không có giọt nước mắt

nào cho nỗi đau được gột rửa: “Anh Hậu đi được ba năm thì có giấy báo tử. Cô tôi nhận được tin đau đớn này không khóc. Nhưng cô bỏ nhà đi. Ba tháng sau cô trở về… Cô tôi già đi như bị phép phù thủy” [46, tr.45]. Không có nước mắt, nghĩa là không có liều thuốc nào để chữa lành vết thương trong tâm hồn nhân vật. Để nhân vật không thể khóc, Nguyễn Quang Thiều đã thể hiện đến tận cùng nỗi đau của con người.

Trong Bầu trời của người cha, mẹ của My không bao giờ biết khóc: “Có bao giờ con thấy mẹ khóc không?” [46, tr.165]. Bởi nước mắt chỉ dành cho những người thực sự cảm nhận được cuộc sống. Người mẹ đam mê vật chất. Với bà, vật chất còn cần thiết và quan trọng hơn một tâm hồn đẹp. Người mẹ không bao giờ khóc, nghĩa là không có giọt nước mắt nào cho sự

ăn năn để gột rửa đi những lỗi lầm. Hay bà Nhim trong Người đàn bà tóc

trắng cũng trở thành một con rối không biết khóc sau khi uống thức thuốc vô lương của bố chồng. Cuối tác phẩm “Bà Nhim bật khóc. Bà khóc như một đứa trẻ… Khi bà Nhim ngừng khóc thì cũng là lúc bà tắt thở” [46, tr.99]. Đó là những giọt nước mắt mang ý nghĩa thanh tẩy. Nó biểu hiện sự biến mất con người tội lỗi trong dòng nước của tử thần để trở về với bản chất khoan dung, đức hạnh. Sự tẩy rửa tội lỗi ở kiếp này sẽ hứa hẹn sự tái sinh trong một hình hài, một cuộc sống mới. Đó không chỉ là giáo lí của giáo phái Kitô mà nó còn là quan niệm trong thuyết luân hồi của nhà Phật. Bởi gột rửa để đạt đến sự tinh sạch là khởi nguồn từ chiều sâu của văn hóa phương Đông.

Không chỉ có mẫu gốc nước và những biến thể của nó, ánh trăng trong

truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều cũng là một biểu tượng của sự gột rửa,

thanh tẩy. Trên thế giới, trăng là biểu tượng cho “cái chết đầu tiên… nó biến

mất… rồi nó lại hiện ra và sáng dần lên. Cũng như những người chết được coi như đạt tới một vòng sống mới”[6, tr.937]. Theo một số tín ngưỡng, “du hành trên mặt trăng hay thậm chí an nghỉ bất tử trên mặt trăng, sau cái chết ở cõi trần chỉ dành riêng cho những người được đặc ân, được thụ pháp” [9, tr.937]. Ánh sáng của vầng trăng là thứ ánh sáng “phản chiếu ánh sáng mặt trời”, xua đi màn đêm trong khoảng mênh mông tăm tối. Nếu những hận thù và hủ tục

đã trở thành một màn đêm bao trùm lên hiện thực thì ánh trăng mang ý nghĩa

thanh tẩy, đưa cuộc sống trở về với vẻ thanh sạch ban đầu. Trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, nhiều nhân vật tìm đến trăng như tìm một cứu cánh để

gột rửa bụi trần: “Đêm trăng ấy đã rũ sạch bụi bặm trên mặt đất. Đêm trăng ấy đã xóa hết mọi ranh giới của sự mặc cảm và đau buồn” [46, tr.322], “trong ánh trăng như xóa hết mọi bẩn thỉu, đớn hèn lại ngân lên dào dạt âm thanh quen thuộc nhưng lạ lùng. Âm thanh ấy cứ thấm đẫm tôi, cuốn tôi đi như láng bạc” [46, tr.324]. Ánh sáng dịu dàng và bao dung của vầng trăng đối lập hoàn

toàn với những tư tưởng ấu trĩ, hẹp hòi, hèn hạ. Ánh trăng với sức mạnh thần

bí của nó dẫn con người đi theo tiếng gọi của tình yêu, của khát khao bản ngã. Bởi trăng cũng là một “biểu tượng của chiêm mộng và vô thức”[6, tr.940].

Không chỉ thế, ánh trăng còn mang ý nghĩa thanh tẩy những hung ác, đưa con

người đến một cuộc thoát xác, một cuộc khai sinh mới.

Nướctrăng trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đã trở thành những biểu tượng mang ý nghĩa gột bỏ nghiệp chướng và thù hận trong cõi nhân sinh. Khát vọng gột rửa, thanh tẩy màn đen của cái xấu trở thành một khát vọng bức thiết nhất trong tâm thức sáng tạo của Nguyễn Quang Thiều. Bởi lẽ, có tẩy rửa đi những viền đen của thói xấu, bi kịch mới chấm dứt, con người mới vươn tới văn minh và phát triển.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thiều qua tập mùa hoa cải bên sông (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)