5. Bố cục khóa luận
2.2.1. Chấp nhận những nghiệt ngã “không đổ lỗi” cho đời
Theo nghiên cứu tâm lí “Trong 100 lần ngã thì 99 lần không có ai tự phê bình, trách cứ bản thân vì chuyện gì cả, bất luận là anh ta sai trái đến đâu đi nữa” [2, tr.106]. Nói về phương diện này, không bao hàm ý định chỉ trích mà để khen ngợi tinh thần của Nguyễn Bích Lan. Có thể thấy, đại đa số con người khi đối mặt với những rủi ro trong cuộc sống, dù nằm trong thế chủ động hay bị động, cũng không ai tự trách cứ bản thân mình. Ngược lại, người ta quay sang trách cứ số phận, trách cứ người khác. Với Nguyễn Bích Lan, bản thân cô hoàn toàn bị động khi bất ngờ biết được mình mắc bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển được bác sĩ kết luận là do di truyền. Trường hợp này, cô không có gì phải trách cứ bản thân, tuy nhiên cô đã không hề oán trách người thân, càng không hề oán trách số phận. Bởi hoàn cảnh chẳng qua là lí do để con người ta có cớ cho sự biện hộ. Đôi khi, hoàn cảnh cũng có những tác động không nhỏ đến các mục tiêu con người tự đặt ra trong cuộc đời mình, nhưng không vì thế mà ai cũng có thể rủ bỏ tất cả để đổ lỗi cho nó. Hoàn cảnh là do con người tạo ra, nó không phải là một thứ bẩm sinh hay phụ thuộc vào số mệnh. Chính bản thân cô đã học được rằng: “Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh
hay cho bất kì ai khi bạn gặp rủi ro, bất hạnh (…) chính chúng ta phải chịu trách nhiệm về hạnh phúc của mình (…) hoàn cảnh giúp chúng ta hoàn thiện hơn trong sứ mệnh quan trọng nhất của chúng ta trên đời này: sứ mệnh làm người” [13, tr.243]. Giữa cái đại đa số phản ứng của con người, Bích Lan đã tự cho phép bản thân suy nghĩ khác đi, làm khác đi với một tinh thần lạc quan hơn hết!
Trong chương trình Người đương thời mà Nguyễn Bích Lan được mời
trên kênh truyền hình VTV1, nhà báo Tạ Bích Loan đã đưa ra một quá trình tâm lí. Khi một con người gặp phải rủi ro và những sự việc không mong đợi thì có năm giai đoạn sẽ diễn ra. Một là bất động/ đông cứng; hai là chối bỏ và phủ nhận (Bích Lan không có); ba là tìm người có lỗi (Bích Lan không có); bốn là chấp nhận; năm là trở lại cuộc sống thường nhật. Thực tế cho thấy thì Bích Lan đã bỏ qua giai đoạn thứ hai, ba và vượt qua các giai đoạn còn lại đúng như quá trình. Bích Lan vượt trội hơn nhiều người là ở điểm ấy. Bởi căn bệnh nan y của cô, được bác sĩ kết luận là do di truyền, tuy nhiên cô đã không hề oán trách bố mẹ. Vẫn biết, mọi sự đã rồi, nhưng trong những lúc hụt hẫng tinh thần khi biết mình mắc bệnh, nhiều người đã vội vàng trách cứ, đổ lỗi cho bậc sinh thành, làm những điều ngược đạo lí. Cô gái “Không gục ngã” đã biết chấp nhận nghiệt ngã của số phận, điều này với Bích Lan nghĩa là tìm con đường khác để sống được và cùng sống với căn bệnh.
Thông thường, khi có một vấn đề tiêu cực xảy ra, con người thường hay đổ lỗi cho một ai đó chứ không chịu nhìn lại để thấy ra sự việc ấy xuất phát từ đâu. Vì thói quen phản kháng những gì không tốt đẹp đến với mình, vì bảo vệ uy tín danh dự hoặc cho mình là người hiểu biết hơn kẻ khác nên chẳng cần lắng nghe ai giải thích, bày tỏ. Với thái độ hành xử chủ quan đầy cảm tính như thế chỉ đem lại sự bất an khốn đốn cho mình và cho những người chung
người ta không được đổ lỗi cho hoàn cảnh khi xảy ra điều sai lầm. Nguyễn Bích Lan không hề né tránh thực tại, cô dũng cảm đối mặt và nhìn nhận vấn đề bằng một nhãn quan tích cực. Con người vốn không hoàn mĩ, ai trong cuộc đời cũng ít nhiều mắc phải sai lầm, Nguyễn Bích Lan cũng vậy thôi, con người không phải là thần thánh nhưng điều quan trọng là cô biết cách đối mặt, biết cách hành xử trong cuộc đời. Đổ lỗi cho người khác, cốt chỉ để thỏa mãn cảm xúc tức thời trong bản thân, không giải quyết được vấn đề gì khác, nên chăng mỗi người nên tự biết cách chấp nhận và tìm một cách thức khác để vượt qua trở ngại trong cuộc sống mà Nguyễn Bích Lan đã chia sẻ.
“Người ta nói có nhiều cánh cửa trong đời và bạn phải chịu tìm, chịu khó gõ cửa” [13, tr.142], Nguyễn Bích Lan hiểu rõ điều đó, với cô rào cản bệnh tật ngày ấy không phải là sự chấm dứt. Cũng giống như cánh cửa của cuộc đời đôi khi bị đóng khép bất ngờ, điều quan trọng là mỗi người biết cách tìm ra cánh cửa khác, “chịu khó gõ cửa”, ắt sẽ được chào đón để bước vào cánh cửa mới, bắt đầu một con đường mới, cuộc đời mới.