Thời gian ngưng đọng trong kí ức của hai mảng màu tối sáng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ TRUYỆN KHÔNG GỤC NGÃ CỦA NGUYỄN BÍCH LAN 10600959 (Trang 60 - 62)

5. Bố cục khóa luận

3.4.1. Thời gian ngưng đọng trong kí ức của hai mảng màu tối sáng

Đối với tự truyện, thời gian trần thuật được sử dụng là đảo ngược thời gian, đòi hỏi hồi tưởng, hồi thuật, từ một thời điểm của hiện tại mà trở về thời gian đã qua. Nhà văn Nguyễn Bích Lan viết cuốn tự truyện này như một cuộc du hành về lại quá khứ, về với những miền kí ức đã trôi qua như hai mảng màu “tối – sáng”. Dòng đã thời gian kí ức, hoài niệm cứ chảy trôi theo diễn biến của câu chuyện, bạn đọc như được soi mình vào những tháng ngày vô tư nhất cuộc đời.

Khoảng thời gian trước năm Bích Lan 12 tuổi, như một điểm sáng của kí ức trong cô. Với trẻ con mà nói, đó là khoảng thời gian bất tận cho những buổi rong đuổi cùng bè bạn trên những cánh đồng, những con đường quanh co của làng xóm. Trong tâm thức của trẻ thơ lúc ấy, thời gian sao cứ mải miết trôi nhanh, với Bích Lan, cảm giác “thiếu thốn” thời gian để được tự do vui chơi, khám phá thế giới bé nhỏ của mình: “Thời gian bồng bềnh trôi trong yên tĩnh. Gió trời như con rồng vô hình, hết phi lên những ngọn thông già lại nhào xuống những rặng tre, luồn qua những cụm lá khô xào xạc, uốn lượn dọc các con ngõ, vờn qua những giọt mồ hôi, góp thêm chút mát mẻ vào những trò chơi tinh nghịch của con trẻ” [13, tr.26]. Lớn thêm một chút, Bích Lan phải học xa nhà, khoảng thời gian buổi chiều thường gợi lên cho người ta nỗi nhớ nhà: “Mỗi khi hoàng hôn xuống, nhìn những tia nắng tắt dần phía chân trời xa

xa, những ngọn khói bay lên phía trên ngôi làng nằm gần kề thị trấn, tôi lại cồn cào thèm được về nhà (…) Tôi nhớ nhà đến phát khóc” [13, tr.48].

Mốc thời gian năm 1988, đó là ranh giới cắt đứt tuổi thơ vô tư của Bích Lan và khởi đầu cho khoảng thời gian triền miên của những tháng ngày u tối của cuộc đời. Bích Lan đã phải sống trong lo sợ khi căn bệnh cứ như “tên trộm đang lén lút” trong cơ thể trong suốt khoảng thời gian đầu khi biết mình mắc bệnh. Thời gian như dồn dập hơn khi những cú ngã bất ngờ càng lúc càng xuất hiện dày đặc. Mãi cho đến khi gia đình phát hiện và bắt đầu quá trình chữa trị cho cô. Thời gian trong tác phẩm thường được Bích Lan bắt đầu bằng điệp khúc “Một buổi sáng”, “Thời điểm ấy” như: “Một buổi sáng, ngay sau khi thức dậy, tôi tập hít thở sâu …” [13; tr.83] hoặc “Thời điểm ấy, tôi đã không thể tự đứng dậy được khi ngồi ở những vị trí thấp như sàn nhà …” [13; tr.85]. Thời gian được Bích Lan tái hiện như chưa từng được xảy ra, làm cho câu chuyện như được dẫn ra bất ngờ và bạn đọc cũng khó lòng mà đoán được những gì sẽ diễn ra sau đó.

Suốt chiều dài của cuốn tự truyện, hơn một nửa thời gian dành cho kí ức. Tận dụng những khoảng thời gian đã trôi qua ấy, tác giả đưa vào tác phẩm những sự kiện gắn với những mốc thời gian trong cuộc đời nhân vật. Từ tuổi thơ yên bình, đến những ngày nhận ra sự thay đổi của bản thân khi mắc bệnh. Trong những tháng ngày “mắc kẹt” trong bệnh tật, thời gian như dàn trải, mênh mông, vô tận: “Ngày đã trở nên quá dài…”. Tác giả đã để cho thời gian “ngưng đọng” lại giống như trong cảm nhận của nhân vật. Đó là màu thời gian của một con người đang sống chung với bệnh tật, cảm giác ngày dài lê thê và nhịp sống dường như cũng đang chậm lại, cũng là lúc con người có nhiều thời gian để suy ngẫm về lẽ nhân sinh về những quy luật cố hữu của cuộc sống. Đọc đến những đoạn văn này, bạn đọc dường như cảm thông sâu sắc với Bích Lan. Nỗi bất lực của một con người, khi bị tước đoạt đi quyền

được tự do chạy nhảy, chỉ biết quanh quẩn trong nhà với sự trống rỗng tâm hồn khi bị thời gian “bỏ rơi”.

Hầu hết với tự truyện, thời gian được sử dụng là thời gian của quá khứ.

Các cuốn tự truyện Những câu chuyện từ trái tim, Ngày ấy đã qua rồi,… tác

giả Trần Văn Khê cũng như Lư Nhất Vũ đa phần viết về khoảng thời gian đã qua trong quá khứ để nhìn nhận lại bằng con mắt nội quan của mình. Tự

truyện Không gục ngã cũng không nằm ngoài quy định ấy, Nguyễn Bích Lan

đã xây dựng lại thời gian kí ức với những buồn vui của một thời. Do thời điểm viết tự truyện là khi tác giả đã đi qua một chặng đường dài của quá khứ, đứng ở vị trí của con người ở hiện tại để làm sống lại những gì đã trôi qua, nên phần lớn thời gian là sự “ngưng đọng trong kí ức”. Bằng việc tái tạo lại thời gian như vậy tác giả đã để cho nhân vật tự tìm về, nhắc lại, khơi gợi kí ức ở cả hai mặt sáng tối của tâm hồn. Cuộc sống vốn dĩ đa chiều nên con người ta ngoài vấn đề được hưởng thụ niềm vui, còn phải học cách đối mặt với những rủi ro gặp phải. Việc gợi lại thời gian kí ức như vậy, Nguyễn Bích Lan đã mang đến cho người đọc cảm giác thực về cuộc sống, thêm trân trọng về những khoảng thời gian đã qua.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ TRUYỆN KHÔNG GỤC NGÃ CỦA NGUYỄN BÍCH LAN 10600959 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)