5. Bố cục khóa luận
3.2.1. Kết cấu truyện theo những mảnh ghép kí ức
Cũng giống như những cuốn tự truyện khác của những tác giả khác,
gì đã trải qua trở thành “nguyên liệu” cho tác phẩm tự truyện. Với tác phẩm
Thời thơ ấu (Nguyên Hồng), đó là những dòng kí ức về cuộc đời cơ cực đầy
sóng gió của nhà văn sống trong một gia cảnh éo le thời thơ ấu: mồ côi cha, sống gửi ăn nhờ, luôn khát khao tình thương của mẹ. Nếu phải kể tường tận, chi tiết về những gì đã diễn ra trong suốt khoảng thời gian đã trôi qua, chắc có lẽ không ai làm được. Thời gian vô tình nhưng lại mang một sức mạnh công phá lớn. Hầu hết, những tác giả viết tự truyện đều kể lại thời quá khứ bằng những mảnh ghép không liền mạch với nhau nhưng đó lại là một sự thống nhất trong một chỉnh thể con người. Kết cấu mảnh ghép là kiểu kết cấu đối lập với kết cấu liền mạch. Nếu trong kết cấu liền mạch, các sự kiện trong cốt truyện móc xích chặt chẽ với nhau thì trong kết cấu này, các sự kiện trong cốt truyện không liền mạch mà rời rạc như những mảnh ghép chồng xếp lên nhau không theo một trật tự nhất định. Đây là kết cấu chung của tự truyện. Kí ức – những câu chuyện của ngày hôm qua, là quá khứ đã theo chân mỗi con người từ khi ra đời cho đến lúc trưởng thành. Cũng vì đó là quá khứ đã qua, nên tác giả hầu như không thể nhớ hết, không thể kể hết những gì đã diễn ra được. Đối với một số tác giả như: Lư Nhất Vũ, Trần Văn Khê, … họ chỉ kể thoáng qua tuổi ấu thơ của mình, đa phần là tuổi trưởng thành. Còn với Nguyễn Bích Lan, những “mảnh ghép kí ức” đã qua, được cô khơi lại rõ ràng gần như đầy đủ, rất dễ để độc giả nắm bắt các sự kiện diễn ra.
Theo trình tự mười lăm mục nhỏ trong phần Chuyện đời tôi, Bích Lan
gần như đã mô phỏng hoàn toàn về cuộc đời mình. Tự truyện được tạo nên từ
mười lăm mảnh ghép kí ức ấy. Bắt đầu từ câu chuyện về Nhà có ba chị em,
Bích Lan đã cho độc giả biết nguồn gốc của mình, rằng cô là con thứ hai trong một gia đình ba thế hệ tại một vùng quê ở Thái Bình. Suốt chiều dài của
tuổi thơ được Bích Lan dẫn dắt trong ba phần kế tiếp: Mê chơi; Lời của cánh
với lời mời gọi của không gian mênh mông, lắm điều thú vị của đồng quê. Sau đó, là những tai ương không hứa hẹn đã ập vào cuộc đời Bích Lan như một biến cố lớn được gợi lên trong ba phần kế tiếp nữa: Tai ương; Mắc kẹt
trong bênh tật; Vái tứ phương. Những chuỗi ngày đen tối, tự mình chống chọi
với những đau đớn của bệnh tật, nỗi chờ đợi một ngày căn bệnh của cô được chẩn đoán và điều trị để những ước mơ giản đơn là được chạy nhảy, đạp xe,… sẽ lại được thực hiện. Trước sự bất lực của y học, hành trình chạy chữa của Bích Lan trở nên vô ích, chỉ duy nhất nội lực, lòng yêu cuộc sống yêu gia đình mới khiến tinh thần của Bích Lan trở nên mạnh mẽ không khác gì liều thuốc kháng sinh giúp cô yên tâm và tiếp tục chờ đợi. Và rồi số phận đã chìa tay ra đón lấy Bích Lan bước vào một con đường mới, con đường đến với ngoại ngữ, những khó khăn của cô gái bệnh tật khi tự mình học ngoại ngữ, những thành quả tựa những trái ngọt mà Bích Lan đã gặt hái được trong suốt hành trình không ngại khó vươn lên cũng chính là nội dung của những phần
còn lại: Tìm ánh sáng trong đường hầm tối; Hai tay nâng một viên phấn; Thử
thách mới của số phận; Một cánh cửa khác mở ra; Từ căn phòng nhỏ đến bảo tàng lớn; Cập nhật cuộc sống; Nick Vujicic, tôi và “Cuộc sống không giới
hạn”; Hạnh phúc nho nhỏ, hạnh phúc lớn lao. Có thể thấy rằng, mỗi câu
chuyện nhỏ ấy có những chủ đề khác nhau, nhưng giữa chúng có sự liên kết, các sự kiện có sự tác động lẫn nhau. Mặc dù, chúng là những mảnh vỡ nhưng lại nằm trong một chỉnh thể duy nhất thuộc về bản thể của cuộc đời tác giả. Đó là những mảnh ghép gắn khít với nhau một cách trọn vẹn.
Từ những năm tháng trải nghiệm của bản thân, tác giả đã dùng những mảnh ghép kí ức để tái tạo lại cuộc đời mình, một con người từng hứng chịu những nghiệt ngã của số phận, tự học cách đứng lên để chống chọi, để đấu
tranh và tìm một con đường mới để sống được. Không gục ngã không đơn
vực mình dậy khi xung quanh người thân vẫn hết mực yêu thương, khi cuộc sống không ngừng vẫy gọi. Tác giả đã trình bày hầu hết các mốc sự kiện trong chính cuộc đời mình, nhằm phản ánh một thế giới nội tâm sâu sắc, một nghị lực phi thường và rất đáng nể phục. Cuốn tự truyện không chỉ là một minh chứng cho cuộc sống, về một tấm gương đã vượt lên số phận, tự tạo ra phép màu cho cuộc sống của chính mình. Tác phẩm đã cho bạn đọc thấy được giá trị của gia đình, nơi chở che, trú ngụ bình yên cho những cuộc đời có nhiều điều dở khuyết. Nguyễn Bích Lan đã làm một “cuộc giải phẩu tinh thần” để tạo ra đứa con tinh thần này không phải chỉ để sẻ chia, an ủi mà điều cô mong muốn là mang lại niềm tin cho tất cả mọi người.
Việc sử dụng kết cấu mảnh ghép kí ức như một đặc trưng của thể loại tự truyện, để thông qua đó, tác giả để cho độc giả có thể tự mình xâu chuỗi các câu chuyện tạo nên sự liền mạch với nhau. Nếu như ở ngoài cuộc đời thực, trình tự của cuộc sống cứ thế diễn ra, nối tiếp nhau thì khi bước vào tác phẩm tự truyện được tác giả tổ chức, sắp xếp lại theo những chủ đề. Từ đó, nhà văn tạo nên sự độc lập, phân khúc của mỗi chủ đề trong tự truyện. Tương ứng với mỗi câu chuyện trong phần thứ nhất là mỗi câu chuyện, mỗi mảnh ghép xoay quay cuộc đời của nhân vật chính. Những mảnh ghép không quá rời rạc ấy, được Nguyễn Bích Lan phân bố không tuân theo trình tự, quy luật của thời gian nữa, thay vào đó, có sự ngưng đọc của kí ức. Mỗi mảnh ghép là một câu chuyện tương đương một mảng cuộc đời. Thực tế cuộc sống chúng ta đang sống là những mảnh ghép quá khứ cùng lúc chịu nhiều sự chi phối bởi hệ quy chiếu xã hội chứ không như chúng ta thường nghĩ cuộc sống là một khối đồng nhất, rất đơn giản chỉ là một kiếp sống tuần hoàn.