Kết cấu truyện song hành quá khứ hiện tại

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ TRUYỆN KHÔNG GỤC NGÃ CỦA NGUYỄN BÍCH LAN 10600959 (Trang 50 - 52)

5. Bố cục khóa luận

3.2.2. Kết cấu truyện song hành quá khứ hiện tại

Tự truyện được viết ở thời hiện tại kể về những chuyện đã trôi qua trong quá khứ. Chuyện của quá khứ, nay được nhìn lại ở thực tại nên kết cấu

được sử dụng có sự song hành giữa quá khứ và hiện tại. Trong tất cả các câu chuyện trong tác phẩm, chuyện được kể lại đều có sự hiện diện của cả hai chiều quá khứ và hiện tại.

Bên cạnh những mẫu chuyện về kí ức, tác giả cũng là nhân vật chính ngoài việc gợi nhắc lại những chuyện liên quan, vẫn trong tâm thế của một con người từng trải nên tác giả thường xen vào những câu nói, những cách nhìn nhận sự việc đó bằng nhãn quan của con người đã đi qua tuổi thơ của

chính mình. Trong mục Mê chơi thuộc phần một của tự truyện, sau khi mở ra

thế giới trẻ con với những trò chơi đồng quê yêu thích, tháng ngày của sự tận cùng những cuộc vui ngây thơ, trong sáng của tác giả lúc còn bé, Bích Lan đã đưa vào đó cách nhìn nhận của một con người hiện tại: “Trẻ con là thế, quên tất cả những thứ khác chứ chẳng thể quên chơi được. Chẳng phải mê chơi là một trong những ý thức khôn ngoan nhất của trẻ con sao?” [13, tr.34]. Chính con người của hiện tại mới có thể đưa ra những cách nhìn nhận “già dặn” đến như vậy. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra những chiêm nghiệm của bản thân sau

khi nói về câu chuyện quá khứ, cũng trong mục Mê chơi, phần cuối Bích Lan

sẻ chia những chiêm nghiệm của mình: “Khi làm người lớn và “chết chìm” trong những lo toan, mệt mỏi mà xem, bạn sẽ tiếc khi chơi chưa đủ trong tuổi thơ của mình. Còn nữa, nếu chẳng may số phận tước đi của bạn một khả năng tự nhiên nào đó khiến những việc bình thường với mọi người lại trở thành thách thức với bạn thì lúc đó, khoảng trời tuổi thơ rộn ràng, lung linh mà bạn từng có sẽ là cả kho báu. Tôi tin bạn sẽ trân trọng cuộc sống của mình hơn khi từng có một tuổi thơ hồn nhiên, vô ưu” [13, tr34]. Không chỉ có thế, đôi khi tác giả còn đưa ra những lời khuyên chân thành với độc giả của mình: “Bạn hãy chạy nhảy, vui đùa, hãy đến những nơi bạn muốn khi đôi chân còn đi được. Hãy ngắm nhìn tất cả những gì bạn khao khát khi đôi mắt còn sáng tỏ. Hãy nâng niu những gì bạn đang có bởi chẳng ai biết lúc nào số phận sẽ tước

chúng khỏi cuộc sống của mình” [13, tr.34]. Cũng có lúc, tác giả mượn những câu chuyện của quá khứ, để bộc lộ tình cảm, nỗi nhớ của con người hiện tại: “Trong toàn bộ kho kí ức thơ bé về quê hương, tôi nhớ da diết những buổi chiều thả diều trên đồng, những tối sáng trăng nô đùa cùng lũ bạn trên đường làng, những trò chơi tuổi thơ rôm rả; nhớ khắc khoải những chuyến xe chở người đi khai hoang, nhớ hình ảnh những bàn tay chằng chịt vết xướt trong mùa làm đay (…) Những hình ảnh đó hằn sâu, bám chặt vào trí nhớ tôi như một phần máu thịt và hơi thở quê nhà” [13, tr.41].

Với kết cấu truyện song hành kết hợp điểm nhìn bên trong tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm: qua dòng chảy ý thức, quá khứ xen lẫn hiện tại, nhân vật – tác giả đã tự khắc họa mình một cách tự nhiên mà rõ nét. Người đọc có thể bao quát hết những biến cố, diễn biến trước và sau khi Bích Lan mắc bệnh. Mặc dù, kết cấu được sử dụng có sự song hành giữa quá khứ và hiện tại, nhưng mạch truyện lại không hề rời rạc, vẫn có sự thống nhất trong chuỗi các sự kiện diễn ra trong cuộc đời nhân vật. Bằng việc tái hiện lại đời sống qua những câu chuyện trong phần thứ nhất của cuốn tự truyện, với kết cấu song hành, đã giúp cho bạn đọc nhọc nhằn đi theo dẫn dụ của câu chuyện có cả hai chiều hiện tại – quá khứ đã trôi qua. Trong con mắt hiện tại của tác giả, quá khứ vẫn hiện lên rõ nét, bạn đọc có thể tự mình kết nối các sự kiện theo một chuỗi liền mạch xuôi theo dòng đời Nguyễn Bích Lan đã trải qua.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ TRUYỆN KHÔNG GỤC NGÃ CỦA NGUYỄN BÍCH LAN 10600959 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)