Giọng điệu suy tư, trăn trở, triết lí, chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ TRUYỆN KHÔNG GỤC NGÃ CỦA NGUYỄN BÍCH LAN 10600959 (Trang 68 - 76)

5. Bố cục khóa luận

3.5.2. Giọng điệu suy tư, trăn trở, triết lí, chiêm nghiệm

Theo từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là: “Thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm (…) Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [7, tr.134]. Trong sáng tác văn học, thông thường mỗi tác phẩm đều tồn tại rất nhiều giọng điệu khác nhau, chúng đan xen, hòa quyện vào nhau làm cho câu văn mượt mà, sâu lắng. Và câu chuyện được kể ra cũng sinh động, phong phú không kém gì những sự kiện diễn ra trong cuộc đời thực.

Bằng chiều dài của sự trải nghiệm, dù không quá dài nhưng với Bích Lan chuỗi ngày đã qua thực sự quý giá với cô. Sự từng trải, dạy cho con người ta cách sống, chính rủi ro trong cuộc đời đã dạy cho Bích Lan suy ngẫm về con người, về lẽ nhân sinh. Thời gian chờ đợi tin vui từ ngành y, lặng lẽ chống chọi lại căn bệnh với Bích Lan mà nói, cuộc sống cứ không ngừng thách thức. Cái tên Lan trong suy nghĩ của cô cũng giống như một loài hoa cứ như một triết lí sống trong cuộc đời: “Những nhành lan khẳng khiu, lặng lẽ vượt qua những ngày giá buốt của mùa đông, những ngày nóng nực của mùa hè để rồi

một lúc nào đó bất ngờ dâng cho đời những chùm hoa tinh tế đến đáng kinh ngạc xét cả về màu sắc lẫn hình dáng. Tôi nghĩ về sự tồn tại của những nhành phong lan cũng chứa đựng những triết lí sống cao đẹp. Đó không chỉ là triết lý về sự thanh cao mà còn là triết lý về sự kiên cường” [13, tr.177].

Trong cuộc đời, ai đã đi qua những quảng đời mà chưa từng được học bài học kinh nghiệm. Cũng chính những cái đã qua sẽ dạy cho con người biết họ sẽ phải làm gì khi đối mặt với những vấn đề tương tự. Với Nguyễn Bích Lan, viết tự truyện như để sẻ chia với tất cả mọi người, cô luôn đưa ra những chiêm nghiệm của mình về cuộc sống, về những lẽ vô thường không báo trước, về ý nghĩa của sự lao động chân chính, về sự dũng cảm đối mặt với hoàn cảnh để vươn lên. Một cô gái đã từng bất ngờ đối mặt với rủi ro và đã vượt qua rủi ro đó để thành công, Bích Lan thường đem đến cho bạn đọc những chiêm nghiệm: “Ai mà biết trước được một lúc nào đó lòng yêu đời trong bạn sẽ biến mất. Để phòng ngừa việc đó, cách hữu hiệu nhất là không ngừng làm sâu sắc thêm nhận thức về ý nghĩa của sự tồn tại của bạn trên đời này bằng chính cách sống tích cực, bằng việc luôn chuẩn bị tinh thần để đương đầu với những thách thức những biến cố. Nếu bạn xác định rằng cuộc sống bao giờ cũng tiềm ẩn những thách thức dành cho tất cả mọi người, không trừ một ai thì bạn sẽ không quá bất ngờ khi thách thức xảy ra với mình. Nếu như đứng trước một thách thức, chúng ta không phí thời gian và tâm trí truy cứu ai, cái gì đã gây thách thức cho ta, không uổng phí thời gian vào việc oán trách đối tượng khác mà hoàn toàn tập trung vào việc quan trọng nhất là tìm mọi cách để vượt qua được thách thức thì khả năng vượt qua là rất lớn” [13, tr.214-215]. Sau này, khi đã trưởng thành, khi tự mình tạo ra những sản phẩm, những đứa con tinh thần, Bích Lan nhận ra “sự lao động nhọc nhằn, gian khó luôn chứa đựng những bài học và mang lại những món quà bổ ích. Cuộc sống chân lấm tay bùn mà tôi trải qua thời thơ (…) cũng đã dạy cho tôi

biết quý trọng sức lao động, biết trân trọng từng thành quả lao động của bản thân và của người khác” [13, tr.41-42]. Suốt chặng đường đã qua, Bích Lan gặp phải hoàn cảnh không mong muốn, cô đã tìm cách để vượt qua nó và đã có sự chiêm nghiệm quý giá cho mình: “Nếu muốn thay đổi hoàn cảnh, bạn hãy bắt đầu bằng cách thay đổi suy nghĩ. Có thể sau một tai ương, một biến cố khủng khiếp nào đó, bạn cảm thấy dường như mình đã mất tất cả, chẳng còn lại gì. Có thể bạn nghĩ cho dù bạn có muốn gượng dậy, bạn cũng không biết phải bắt đầu từ đâu, bắt đầu từ cái gì. Đó là bởi bạn đã cho phép mình dành mọi ý nghĩ cho sự mất mát. Hãy nghĩ đến những gì còn lại, và nghĩ đến những người còn khó khăn hơn mình, những người phải chịu buồn hơn mình, như thế bạn sẽ thấy mình đủ may mắn để bắt đầu cuộc vượt khó” [13, tr.246-247]. Có thể thấy những chi tiết chân thực được kể lại từ chính tác giả qua giọng điệu chiêm nghiệm, bạn đọc sẽ dễ dàng cảm thấy tin tưởng, cảm thông và cả sự đồng cảm, nể phục một con người với nghị lực phi thường như Nguyễn Bích Lan.

Cô gái bệnh tật đã có lúc chỉ còn 20 phần trăm năm lực sống, nhưng Bích Lan không những sống có ích, sống có trách nhiệm và còn cống hiến hết mình cho đời. Cũng chính bởi cuộc sống vô thường nên Bích Lan cũng thường suy tư, trăn trở: “Có những lúc tôi nằm trên giường dõi mắt ra ngoài cửa sổ, nhìn lên bầu trời, nhìn những chiếc lá rung rinh trên cao, những con chim đậu trên những cành cây, tôi nghĩ về quy luật của cuộc sống, của tự nhiên. Những đám mây xuất hiện trên bầu trời, tồn tại trong khoảng thời gian nhất định rồi cũng biến mất, ngay cả những đám mây tưởng chừng đứng yên, không trôi về hướng nào cả. Những chiếc lá xanh ngời ngời sức sống rồi cũng ngả vàng, rơi rụng. Những con chim đậu trên cành cất những tiếng hót say sưa, mê thích rồi cũng vỗ cánh bay đi, mất hút, vô tăm tích. Nghĩ về sự đến

rồi đi của con người trên cõi đời theo lẽ tự nhiên, tôi cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm” [13, tr.134].

Có thể nói, bên cạnh giọng điệu suy tư, trăn trở, triết lý, thì chiêm

nghiệm là giọng điệu chủ đạo trong tự truyện Không gục ngã. Bằng cách tái

hiện lại không – thời gian trong tác phẩm, làm nền cho những sự việc được kể đã góp phần tạo điều kiện cho nhà văn bày tỏ suy nghĩ, thái độ của mình thông qua việc miêu tả diễn biến nội tâm của nhân vật. Đó là những suy tư, trăn trở, chiêm nghiệm có thật từ chính cuộc đời tác giả, viết tự truyện để bày tỏ sự trải nghiệm với nhu cầu được sẻ chia với tất cả mọi người. Từ đó cho thấy, tác giả Nguyễn Bích Lan luôn có độ chính chắn trong cách suy nghĩ, nhìn nhận cũng như trong ngòi bút của mình. Bạn đọc có thể tìm thấy, một con người có trách nhiệm với cuộc đời, “già dặn” trong suy nghĩ, với rất nhiều chiêm nghiệm quý giá trong cuộc sống qua giọng điệu được thể hiện.

Cuốn tự truyện đã tạo nên một thế giới nghệ thuật độc đáo, Nguyễn Bích Lan đã dùng ngòi bút của mình, tái tạo sự thật, phối hợp với các nhiều sắc điệu ngôn ngữ, giọng điệu, điểm nhìn trần thuật chủ quan lẫn khách quan, với kết cấu mảnh ghép có các sự kiện song hành, không – thời gian như gợi mở. Tất cả được phối hợp nhịp nhàng linh hoạt, uyển chuyển trong từng tình tiết, quan hệ mật thiết với nhân vật trung tâm để khắc họa thế giới nội tâm phong phú. Hiện lên trong tác phẩm là một con người có quyết tâm, nghị lực và lòng yêu cuộc sống với cái nhìn đầy thiết tha, mong muốn tri ân với cuộc đời.

KẾT LUẬN

Tự truyện là câu chuyện của tác giả kể về cuộc đời mình, tâm điểm của tự truyện là “cái tôi” người kể chuyện. Ngày nay, tự truyện đang là mảnh đất màu mỡ cần được “canh tác” để thể loại này có được chỗ đứng vững chắc

trong nền văn học Việt Nam đương đại. Với tự truyện Không gục ngã,

Nguyễn Bích Lan đã làm một cuộc “giải phẫu tinh thần”, đưa bạn đọc lên chuyến du hành trở về kí ức. Tác giả đã cho độc giả thấy hành trình vượt qua căn bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển, với lòng quyết tâm, một nghị lực phi thường, Nguyễn Bích Lan đã trở thành dịch giả văn học, nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam.

Tự truyện Không gục ngã được đánh giá cao về nội dung, tác phẩm đã

làm xúc động bao người bởi những chi tiết chân thực từ cuộc đời của chính tác giả. Chắc có lẽ, ở khắp cả nước, những ai đã theo dõi tờ nhật báo của Báo Tuổi trẻ đều biết đến cô gái “Không gục ngã” – Nguyễn Bích Lan. V.I. LêNin đã từng nói: “Tôi không sợ khổ, không sợ chết. Tôi chỉ sợ không thắng được những giây phút yếu đuối của lòng tôi. Chiến thắng vẻ vang nhất là chiến thắng bản thân mình”. Có thể thấy, trên hành trình đấu tranh với bệnh tật, hành trình tự học ngoại ngữ, Bích Lan đã từng đối mặt với những “cám dỗ” ngoài ý muốn, đôi khi là sự tuyệt vọng nhưng trên hết, cô đã vượt qua được tất cả những trở ngại để làm nên “Chiến thắng vẻ vang nhất” cho mình. Tác

phẩm Không gục ngã đã thực sự là động lực của Nguyễn Bích Lan, chia sẻ

đến mọi người bằng sự chân thành của một cô gái luôn khát khao tận hiến cho cuộc đời. Như chị đã từng viết trong cuốn tự truyện của mình: “Cuộc đời là vậy, có những người cứ miệt mài làm công việc của họ để rồi kết quả của công việc ấy tựa như những hạt giống được gió cuốn đi, lặng lẽ nảy mầm ở một nơi nào đó rất xa, rất xa…” [13, tr.101]. Sức hấp dẫn của tự truyện còn nằm ở nghệ thuật trần thuật hiệu quả, phối hợp với nhiều điểm nhìn khác

nhau, với không – thời gian đời thực kết hợp với ngôn ngữ hàm súc mang tính biểu cảm cao, giọng điệu suy tư, triết lý, chiêm nghiệm.

Tự truyện Không gục ngã là thành công của Nguyễn Bích Lan, việc

nghiên cứu tác phẩm trên góc độ nghệ thuật là một khía cạnh trên hành trình sáng tạo. Song văn chương nghệ thuật không chỉ có một con đường tiếp cận,

tự truyện Không gục ngã có thể còn mang nhiều điều bí ẩn đang chờ những

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà

Nội.

2. Dale Carnegi, biên dịch Vũ Ngọc Hiền (2003), Những nhược điểm tâm lý

toàn diện của con người, Nxb Hải Phòng.

3. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2001), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Trà Giang (2013), “Không gục ngã: Khích lệ niềm vui sống”, nguồn: http://citinews.net/giai-tri/khong-guc-nga--khich-le-niem-vui-song-

IFT4UWQ/, 16/10/2013.

5. Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên) (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới.

6. Thu Huệ (2013), “Cô gái "không gục ngã": Cuộc sống của tôi là may mắn”, nguồn: http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/528772/co-gai-khong-guc-nga-- cuoc-song-cua-toi-la-may-man.html#ad-image-0, 16/10/2013.

7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng Chủ biên) (2004), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

8. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo

dục.

9. Iu.M.Lotman – Người dịch Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu

Thủy (2007), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

10. Trần Văn Khuê (2012), Những câu chuyện từ trái tim, Nxb Trẻ, T.P Hồ

Chí Minh.

11. Thanh Kiều (2013), “Dịch giả Nguyễn Bích Lan - Một hiện tượng văn học

như Nguyễn Ngọc Tư?”, nguồn: http://citinews.net/giai-tri/dich-gia-

nguyen-bich-lan---mot-hien-tuong-van-hoc-nhu-nguyen-ngoc-tu--

PEKXNBQ/, 16/10/2013.

13. Nguyễn Bích Lan (2013), Không gục ngã, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

14. Lê Đức Luận (2011), Điểm nhìn nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Huế,

Huế.

15. Phương Lựu (Chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

16. Đỗ Nhật Nam (2013), Tớ đã học tiếng Anh như thế nào?, Nxb Lao Động,

Hà Nội.

17. Đỗ Nhật Nam (2013), Những con chữ biết hát, Nxb Lao Động, Hà Nội.

18. Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

19. Trần Đình Sử (Chủ biên) (1997), Lí luận văn học và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Trần Đình Sử (1998), Trần Đình Sử tuyển tập (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

21. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2007), Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và

lịch sử (Phần 1), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

22. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2007), Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và

lịch sử (Phần 2), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

23. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2008), Lí luận văn học – Tác phẩm và thể loại

văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

24. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2008), Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch

sử (Phần 2), Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

25. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn và những vấn đề lý thuyết và thực tin

thể loại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

26. Đoàn Cầm Thi, “Nỗi buồn chiến tranh: Tự truyện bất thành”, nguồn: http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArt work&artworkId=4572, 16/10/2013.

28. Nick Vujicic – Nguyễn Bích Lan dịch (2013), Cuộc sống không giới hạn, Nxb Tổng hợp, T.P Hồ Chí Minh.

29. Vũ Thị Yến (2013), Yếu tố tự truyện trong “Tuổi thơ im lặng” của Duy

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ TRUYỆN KHÔNG GỤC NGÃ CỦA NGUYỄN BÍCH LAN 10600959 (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)