5. Bố cục khóa luận
3.1.1. Trần thuật theo điểm nhìn ngôi thứ nhất
Do đặc trưng của thể loại tự truyện, tác giả là người viết cũng đồng thời là chính nhân vật trong tác phẩm, nghĩa là nhà văn tự viết về chính cuộc đời mình. Điểm nhìn được sử dụng chủ yếu là điểm nhìn bên trong, theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi nên mọi suy sét, suy nghĩ đều xuất phát từ chủ quan của tác giả - nhân vật. Mạch trần thuật trong tự truyện nổi bật là phương thức
trần thuật tham dự, nhân vật tôi kể về quảng đời tuổi thơ và trưởng thành của mình.
Không gục ngã là chặng đường đầy gian nan đã trôi qua của nhà văn
Nguyễn Bích Lan. Kí ức lần lượt hiện lên qua mười lăm câu chuyện của phần
thứ nhất: Chuyện đời tôi. Đó là những câu chuyện về tuổi thơ “Mê chơi” của
Bích Lan, về gia đình, về làng xóm, cả hành trình dài sống chung với căn bệnh quái ác, về câu chuyện xoay quanh bệnh viện, về lớp học Cây táo, về con đường mới – nghề dịch thuật văn học, về những thành quả, những cơ duyên mà cô có được trong đời. Song song với những câu chuyện về kí ức, là
Những chiêm nghiệm cuộc sống, trong cách nhìn nhận của riêng Nguyễn Bích
Lan về những cư xử, lẽ phải trong ứng xử với cuộc sống muôn màu. Trong tác phẩm, có thể thấy người kể chuyện theo ngôi thứ nhất trong tác phẩm có hai dạng chính: người kể chuyện trực tiếp tham gia vào quá trình, diễn biến của câu chuyện và người kể chuyện đóng vai trò là nhân chứng, quan sát.
Xuyên suốt tự truyện này, người kể chuyện ở dạng thứ nhất chiếm đa số, còn ở vai trò là nhân chứng kể lại câu chuyện về một người khác xuất hiện trong tác phẩm dường như ít hơn. Xoay quanh chuyện tác giả tự kể về mình, còn có những người thân, những người yêu mến Bích Lan. Đó là ông bà nội, bố mẹ, những người bạn ngày còn bé, một người bạn ảo với tên gọi Mr. Hope, những độc giả ái mộ, yêu mến của Bích Lan. Nhân vật tôi kể lại tất cả những gì được nhìn, nghe thấy đồng thời biểu hiện suy nghĩ, thái độ và cách đánh giá về sự việc. Những nhân vật thoáng qua, tác động đến cuộc sống của nhân vật tôi được hiện lên trong những câu chuyện kể qua cách nhìn của nhân vật tôi.
Ngày còn bé, hình ảnh Bích Lan được ông nội miêu tả về mình lúc còn bé là “đứa trẻ trán dô, mũi tẹt, mặt gãy lưỡi cày” [13, tr.14]. Bản thân, cô không tin vào hình ảnh đó, bởi thông qua cách Bích Lan nhìn ông nội nheo mắt cười mỗi khi ông tả về cô. Cũng trong những miền kí ức miên man, Bích
Lan vẫn nhớ về những bà hàng xén gánh hàng rong từng đi qua những con đường làng quê cô thường dừng lại “ôm choàng lấy và thơm vào má”, khen cô xinh và cho những món quà nho nhỏ. Với Bích Lan, sự nể phục về người ông luôn để lại trong cô niềm kính trọng, yêu mến: “Ông tôi yêu quý những gì ông đã phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới tạo dựng được, đặc biệt là ngôi nhà. Ông truyền tình yêu cho nhà cửa, vườn tược sang cho chúng tôi bằng những cách rất lạc quan. Vào những ngày oi bức, ông cháu tôi ngồi bên hiên nhà. Vừa phe phẩy quạt cho chúng tôi, ông vừa cười khà khà: “Hiên nhà mình mát thế!”. Chuyện ấy cũng giống như khi ông hái cam trong vườn nhà, vắt lấy nước, bỏ hai, ba thìa đường vào cốc, khuấy lên nếm thử rồi nheo mắt tấm tắc: “Cam nhà mình ngọt cực”” [13, tr.15-16]. Hình ảnh về bố mẹ dường như mờ nhạt trong thời còn bé tí, cuộc sống quanh quẩn bên ông bà, với những đứa trẻ cùng làng luôn là niềm háo hức với Bích Lan. Câu chuyện về ông “bố” trong trò chơi gia đình từng làm Bích Lan hoảng loạn, kể lại khoảnh khắc ông “bố” đi bộ đội bỗng bị mất tích đến khi được tìm thấy thì đã “hy sinh”, “lũ con” tìm thấy “bố” trong tình trạng bất động, lập tức nháo nhào lên vì tưởng thật thì bị “bố” quát cho: ““Ngu thế! Bố mày đi chiến đấu bị hy sinh!”. Chúng tôi ngây người vài giây mới sực nhớ ra trò chơi đang chơi dở. Những trận cười nổ ra giòn giã khiến đứa nào đứa nấy rung lên dữ dội như thể trong lồng ngực mỗi đứa có đến cả trăm quả tim đang cùng đập” [13, tr.31].
Mặc dù, nhân vật tôi là người đứng ngoài quan sát và kể lại những gì được nghe, được nhìn thấy của các nhân vật khác, song mọi câu chuyện đều thể hiện cách đánh giá, nhìn nhận chủ quan của người kể chuyện. Ở góc độ này, người kể chuyện có cơ hội được bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm của mình về những nhân vật xung quanh mình. Nhân vật tôi trong tự truyện vừa mang sự trải nghiệm cuộc sống để kể lại, vừa thể hiện cái nhìn chủ quan, cách đánh giá sự việc, con người.
Trở lại với kiểu trần thuật chính trong tác phẩm, nhân vật tôi là người kể chuyện vừa là nhân vật chính tự kể về mình. Bằng cách này, nội tâm nhân vật được hiện ra một cách rõ ràng, chân thật, điều này chi phối đến quá trình phát triển của mạch truyện. Bích Lan sinh ra vốn là đứa trẻ thiệt thòi về nhiều thứ, như một dự cảm cho cuộc đời nhiều gấp khúc, trở trăn. Tuổi đến trường, “đứa trẻ trán dô, mũi tẹt, mặt gãy lưỡi cày” ấy đã biết nhìn cuộc sống theo cách của riêng mình. Một đứa trẻ ham học, ham chơi cũng không kém, thế giới tâm hồn của trẻ con như một bàn cân mà lúc nào nhu cầu được vui chơi cũng nặng hơn cả. Những điều thắc mắc ngây ngô của Bích Lan ngày ấy về giấc ngủ trưa luôn là thắc mắc cho trẻ con: “Tôi không hiểu tại sao ăn trưa xong phải lên giường ngủ ngay. Tại sao cứ nhất thiết phải như vậy khi tôi đầy năng lượng và không hề muốn ngủ? Tại sao phải nằm yên một chỗ trong khi ở một con ngõ được đắp bằng đất sét, lũ bạn của tôi đang say sưa chọc …” [13, tr.25- 26]. Kể về tuổi thơ, trong điểm nhìn của trẻ con với những điều đáng tự hào trong niềm vui từ thời cắp sách. Bích Lan đã không ngại ngần đưa ra điểm nhìn của một đứa trẻ đáng yêu ngày ấy với những nhu cầu được học tập, vui chơi thỏa thích.
Trong cảm giác của Bích Lan, căn bệnh lạ hình thành một cách lạ lùng: “Nó bí ẩn, lén lút như kẻ trộm còn tôi là nạn nhân hoàn toàn bị động, hoàn toàn mất khả năng tự vệ” [13, tr.52]. Ngay trong cách nhìn nhận sự chuyển biến của căn bệnh của Bích Lan cũng rất khác, thứ không có hình thể được ví như “kẻ trộm” cứ “lén lút” trong sự bất lực của bản thân Bích Lan. Một cô gái đang lớn phổng trong một khoản thời gian ngắn lại mất đi 1/3 trọng lượng cơ thể. Nối tiếp là những cú ngã kì lạ, không có hồi kết, Bích Lan phải đối mặt với những cú ngã “đổ sập người xuống mặt đất như cây chuối bị ai đó quyết liệt chặt phăng khỏi gốc” để rồi phải “xoay xở rất vất vả mới gượng dậy được” [13, tr.53]. Vận động trong cơ thể đã trở nên nhọc nhằn, nỗi sợ hãi,
mặc cảm vây lấy cô. Trong bóng tối của sự giấu giếm, bản thân Bích Lan đã phải “đấu tranh với cảm giác hoang mang, lo sợ trước những gì đang đe dọa cuộc sống của mình (…) Thế giới trong tôi dường như đang đảo lộn dữ dội mà tôi không biết phải làm gì. Nỗi buồn của sự bất lực thấm vào từng ý nghĩ của tôi” [13, tr.57]. Từng là một cô bé xinh xắn, hiếu động, ham học, dù bất kể là ai cũng sẽ mường tượng ra tương lai rộng mở. Ước mơ chưa một lần được chắp cánh, Bích Lan đã phải đối mặt với những tai ương kì lạ này. Cô sợ, sợ phải đối mặt, sợ cả cái chết, mặc dù Bích Lan lúc ấy chỉ mới 12 tuổi, nhưng cô đủ già dặn để nhận ra: “Chỉ khi bị bệnh tôi mới biết bệnh tật hiểm nghèo kéo đến khi người ta còn trẻ thì đáng sợ đến mức nào. Chỉ khi bị bệnh tôi mới biết con người ta chết là chết ở tinh thần trước rồi mới chết ở thể xác” [13, tr.59]. Mắc phải bệnh tật, Bích Lan chính thức tạm biệt trường lớp sau khi tốt nghiệp cấp hai và bắt đầu những cuộc di chuyển đến các bệnh viện để truy tìm bệnh tật. Tác giả như đi sâu vào nhân vật, để nói, nhìn nhận, trải nghiệm với bạn đọc. Nội tâm của nhân vật như được bộc lộ, sự chuyển biến của thế giới tinh thần khi đối mặt với bệnh tật. Tác giả đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc, để rồi bạn đọc có thể hiểu được, cảm thông, đồng cảm với những gì Nguyễn Bích Lan đã trải qua.
Bằng cách lựa chọn người kể chuyện xưng tôi trong tác phẩm, Nguyễn Bích Lan đã thỏa sức thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc cá nhân một cách tự nhiên tạo nên cảm giác gần gũi, chân thực. Nhờ đó, tác phẩm giống với một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người đều nhận ra mình trong đó. Việc trần thuật theo điểm nhìn ngôi thứ nhất trong tác phẩm tự truyện, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả diễn đạt những khát vọng từ sâu trong bản thể của mình. Với điểm nhìn toàn tri, người kể chuyện biết tuốt các sự kiện diễn ra giúp tác giả tự do “tái tạo lại” sự thật đã trôi qua của chủ thể cũng đồng thời là tác giả. Những kí ức – một phần của cuộc sống đã qua cứ lần lượt hiện
lên, chân thực, sinh động. Độc giả dường như tìm thấy tuổi thơ của mình ở đâu đó trong từng câu chữ, một tuổi thơ hồn nhiên, vô âu lo. Bên cạnh đó, còn có cả sự đồng cảm cho một kiếp người nhỏ bé, đã phải hứng chịu những tai ương của số mệnh vừa phải nể phục cho một nghị lực phi thường đang trú ngụ trong người cô gái mang tên Nguyễn Bích Lan. Cách lựa chọn người kể chuyện xưng tôi đã giúp nhà văn bộc lộ được nhiều ý kiến, suy nghĩ chủ quan của mình về cuộc đời và con người.
3.1.2. Sự đan xen luân chuyển giữa các điểm nhìn
Do nhu cầu phản ánh hiện thực với tất cả sự phong phú và chiều sâu của nó. Tác giả không duy trì một phương thức trần thuật từ đầu đến cuối tác phẩm mà có sự luân phiên, chuyển dịch các quan điểm trần thuật để bao quát cuộc sống và nhìn nhận con người ở nhiều chiều và cứ thế cuộc sống diễn ra ở mọi ngóc ngách, mọi tầng bậc của cuộc sống thường nhật, nhà văn đã đưa tất cả vào trang sách thật như những gì diễn ra ngoài đời. Với việc sử dụng điểm nhìn ngôi thứ nhất, tự truyện được trình bày theo nhân vật tôi. Tuy nhiên, nhân vật tôi ở đây không hề đơn nhất mà có sự đan xen luân chuyển giữa các điểm nhìn: Nhân vật tôi – vai người kể chuyện, nhân vật tôi – nhân vật chính của truyện. Sự luân chuyển này, làm cho câu chuyện được kể trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Trần thuật có sự đan xen giữa lời kể khách quan của câu chuyện với suy nghĩ chủ quan của người kể và ý thức của nhân vật. Khi Bích Lan nhìn thấy những ánh mắt tò mò của những cô cậu học trò của mẹ Bích Lan dành cho mình, điều này làm cô nghĩ rằng: “Chắc hẳn các em tự hỏi không biết cái gì
hấp dẫn tôi đến mức tôi có thể ngồi lì trong căn phòng rộng chưa đầy mười m2
cắm cúi, cặm cụi không màn đến xung quanh.” [13, tr.111]. Thay vì trao hoàn toàn điểm nhìn cho những nhân vật khác để hoàn toàn phán xét về mình, tác giả đôi khi “làm thay” công việc đó có tác dụng phản ánh đầy đủ sự thật dưới
một góc nhìn vừa khách quan lẫn chủ quan. Chủ quan thể hiện trong cách nhìn nhận của tác giả nhưng lại toát lên sự khách quan vì được chi phối bởi suy nghĩ của người khác.
Ngoài những điểm nhìn đã được sử dụng, Bích Lan còn xây dựng điểm nhìn không gian: sự chuyển dịch không gian, sự thay đổi điểm nhìn của con người từ bé cho đến lúc trưởng thành. Những ngày còn bé, vì bị ông bắt phải lao động, ở lứa tuổi với nhu cầu được tự do vui chơi thỏa thích, với Bích Lan lúc ấy, lao động chỉ là sự ép buộc, lao động tức là khoảng thời gian vui chơi bị cắt xén. Nhưng sau khi trưởng thành, Bích Lan đã có cách nhìn nhận đúng đắn hơn: “Ngày bé, sự phân công lao động của ông nội nhiều khi khiến tôi giận dỗi vì nó xén bớt thời gian chơi của tôi. Khi trưởng thành, tôi hiểu rằng sự lao động nhọc nhằn, gian khó luôn chứa đựng những bài học và mang lại những món quà bổ ích” [13, tr.41]. Trong giai đoạn Bích Lan hết thời gian điều trị tại bệnh viện quân y, cô trở về nhà và nhận được một suất trợ cấp dành cho thân nhân ốm nặng nơi trường của mẹ cô dạy. Với cách nhìn nhận của một đứa trẻ ương bướng lúc ấy và cách nhìn nhận lại của con người trưởng thành sau khi đã đi qua độ lùi của thời gian cũng khác đi: “Tôi coi đó là sự thương hại và sợ hãi nó chẳng khác nào sợ bệnh viện. Về sau, tôi hiểu ra rằng đó là sự sẻ chia mà tôi nên đón nhận với lòng biết ơn” [13, tr.78]. Có thể thấy, khoảng cách của không gian, khoảng cách của tuổi tác, làm cho con người có những cách nhìn nhận vấn đề khác nhau với cùng một sự việc, hiện tượng. Với trẻ con, suy nghĩ non nớt, hạn hẹp trong thế giới tinh thần nhỏ bé, đương nhiên chúng không thể nghĩ vấn đề khác đi, thấu đấu hơn. Còn với người lớn, sau khi đã đi qua những chặng đường dài, có quá nhiều thứ để học hỏi, để hiểu ra và cảm thông, suy nghĩ của họ sẽ sâu sắc hơn trong cách nhìn nhận cuộc sống đa chiều. Việc tác giả đặt hai điểm nhìn này trong một mối tương quan về thời gian cho thấy sự trải nghiệm chân thực của chính tác giả,
đồng thời hiện rõ những thay đổi trong từng điểm nhìn của nhân vật ở hai thời điểm khác nhau.
Có đôi lúc, điểm nhìn của nhân vật tôi dường như không còn dành cho những suy nghĩ của cá nhân nữa, lúc này nhân vật tôi không chỉ nói về riêng “tôi” nữa, đối tượng được nhắc đến là “ta”, có thể là chính bản thân nhà văn, có thể là “ta” chung cho tất cả mọi người: “Rất có thể vào một lúc nào đó trong đời, một biến cố lớn sẽ đẩy chúng ta đến điểm mà ta không xác định được sự tồn tại của mình có còn thực sự gắn liền với cuộc đời này hay không. Ta không nhớ mình là ai, có mặt trên đời này để làm gì. Ta cảm thấy hoặc thế giới đang đứng im hoặc ta đã đứng bên lề vòng quay ấy tự lúc nào, ngay giữa ranh giới của sự tồn tại và không tồn tại. Ta cảm thấy trong lòng mình chẳng còn gì ngoài sự trống rỗng mênh mông” [13, tr.88]. Con người là một cá thể, nhưng đôi khi suy nghĩ của họ lại giống nhau. Tác giả đã đứng trên lập trường của một con người với suy nghĩ đúng đắn để diễn đạt cho cái “ta” chung cho tất cả. Quy luật cuộc sống vốn khắc nghiệt bởi những điều vô thường không hẹn trước, tác giả đã từng trải qua, nên cô hiểu ra điều đó và sẻ chia với tất cả mọi người. Bởi, không ai biết trước được tương lai mình đang sống, nhưng trước khi biến cố xảy đến, con người nghĩ đến điều này, họ sẽ không cảm thấy bàng hoàng, và tìm cách vượt qua nó! Đó là những gì Bích Lan mong đợi khi ai đó đọc cuốn tự truyện này.
Như vậy, việc khắc họa cái tôi đồng thời tác giả dùng hình thức kể chuyện của chủ thể tôi đặt cạnh chủ thể sáng tạo đem lại cho người đọc cái