Không gian song trùn g những lằn ranh xâm lấn đường biên sáng tối

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ TRUYỆN KHÔNG GỤC NGÃ CỦA NGUYỄN BÍCH LAN 10600959 (Trang 53 - 56)

5. Bố cục khóa luận

3.3.1. Không gian song trùn g những lằn ranh xâm lấn đường biên sáng tối

tối

Với tự truyện Không gục ngã, Nguyễn Bích Lan đã đưa bạn đọc đến

với không gian song trùng của kí ức. Không gian trong ngôi nhà nhỏ mà ông nội Bích Lan đã xây cất, không gian những cánh đồng, những con đường quanh co của làng, không gian của những ngôi nhà bị bỏ hoang bởi những trò chơi thú vị của trẻ con, không gian trường lớp, và một phần không gian không thể thiếu đó là căn phòng nhỏ của Bích Lan. Cùng một chủ thể, song những chặng đường cuộc đời có lúc khác nhau, nhận thức thay đổi, kí ức – hiện tại cùng hiện lên như những lằn ranh xâm lấn đường biên sáng tối.

Bao giờ cũng vậy, tự truyện được bắt đầu từ thời ấu thơ. Thưở con người ta vô tư trong sáng bước qua cánh cửa của trẻ con để làm người lớn. Đã là trẻ con, được tự do vui chơi có lẽ là điều hạnh phúc nhất, đó là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người. Bích Lan lớn lên trong một gia đình có đầy đủ ba thế hệ, trong căn nhà mà ông bà đã tích cóp gầy dựng nên. Trong

không gian ấy, Bích Lan đã khám phá ra vô vàng những điều quý giá. Đó là những bài học về tinh thần lao động của ông, về kho tàng ca dao của bà, về tình yêu thương gia đình từ bố mẹ, chị gái và em trai. Bích Lan từng là đứa trẻ mê chơi nhất nhà, “đứa trẻ trán dô” ương bướng, cũng không khác gì những

“nhà cách mạng bé con” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong tác phẩm Cho

tôi xin một vé đi tuổi thơ. Với những luật lệ “hà khắc” mà người lớn luôn ban

ra cho trẻ con: “ăn trưa xong phải lên giường ngủ ngay” [13, tr.25] thường làm Bích Lan uất ức: “Tại sao cứ nhất thiết phải như vậy khi tôi đầy năng lượng và không hề muốn ngủ? Tại sao phải nằm yên một chỗ trong khi ở một con ngõ được đắp bằng đất sét, lũ bạn của tôi đang say sưa chọc những nõn măng xuống những cái lỗ nhỏ li ti …” [13, tr.25-26]. Vẫn biết luật đã được ban ra, ắt sẽ có hình phạt tương thích nhưng điều đó không hề làm cô bé nao núng, sợ thì sợ, nhưng vẫn mê chơi, thậm chí “bất chấp rủi ro để được vui chơi thỏa thích” [13, tr.27]. Dù Bích Lan và những đứa trẻ cùng làng không có những buổi “đặt tên cho thế giới” như cu Mùi, thằng Hải Cò, con Tí sún, nhưng cũng đã có những “cuộc cải cách” đi ngược lại luật lệ mà người lớn đã ban hành trong cái thế giới nhỏ của những ngôi nhà bị bỏ hoang. Không gian bé nhỏ của ngôi nhà hoang không còn cửa nẻo đã trở thành những lời mời mọc cực kì hấp dẫn những đứa trẻ cùng làng của Bích Lan bằng trò chơi gia đình, có bố mẹ, con cái và mỗi đứa lần lượt đóng vai. Những “ông bố giả vờ” luôn rộng lượng với những “đứa con giả vờ”, mỗi khi chúng mắc lỗi gì, dù lớn hay nhỏ, đều được bố rộng lượng bảo “Không sao!”, điều đó luôn làm cho chúng thích thú. Vào những ngày giá rét, những đứa trẻ chơi quanh những chiếc lò tự tạo, cảm giác thú vị “khi ngồi ở đầu gió, cầm cái lò sưởi tự tạo ấy trong tay, theo dõi màu than hồng dần lan khắp lò, trên da mặt, trong hơi thở của chính mình và của các bạn” [13, tr.33]. Niềm hạnh phúc lớn lao của trẻ con ấy, đủ để làm cho cuộc sống của chúng thấy vui và chẳng bao giờ thấy

phiền khi chân tay nhem nhuốc, chẳng bận tâm khi lỗ mũi dính đầy bụi than và cũng chẳng bao giờ để ý đến những vết thủng trên áo vì tàn lửa. Đơn giản vì trẻ con muốn được vui chơi! Mãi cho đến khi trưởng thành, nghĩ về ký ức của ngày xưa, Bích Lan vẫn đầy trân trọng “tôi chưa bao giờ hối tiếc khi đã ham chơi tưởng chừng quên ngày tháng. Thậm chí, tôi còn biết ơn sự mê chơi ấy. Có lẽ trong tiềm thức sâu thẳm, có điều gì đó thúc giục tối cứ vui chơi theo ý muốn, cứ chơi hết mình, chơi bất cứ lúc nào có thể” [13, tr.33]. Người ta nói rằng, ngày nay trẻ con thành phố dường như không có tuổi thơ, bởi nhu cầu đô thị hóa, không gian dành cho các em cũng dần bị lấn chiếm cho những mục đích khác nhau. Ở điểm này, hầu như trẻ con ở nông thôn được thỏa thích, tự do hơn. Những kiểu không gian tự phát như tác giả ngày còn bé, luôn là điểm đến thích thú của rất nhiều trẻ em. Việc gợi lại không gian với những niềm vui bất tận của trẻ con như một điểm sáng trong tâm hồn của nhà văn cũng như với tất cả những ai đã đi qua tuổi thơ hồn nhiên của cuộc đời. Trong khi trước đó, khi còn là trẻ con, Bích Lan không hề biết rằng những giây phút ấy sẽ trở nên quý giá với cô biết ngần nào!

Khi cánh cửa của cánh đồng, làng khép lại, Bích Lan đối mặt với rào cản của số phận. Hơn hai mươi năm sống chung với bệnh tật, chống chọi với những tháng ngày tối tăm trong căn phòng. Cũng là nơi cô phải chịu đựng đau đớn của bệnh tật, cả nỗi buồn lớn như một sự tuyệt vọng về căn bệnh đang phải trông chờ vào sự phát triển của y học thế giới: “Trong lòng tôi nỗi buồn âm thầm trỗi dậy như những đám mây tích tụ lại tạo thành một cơn giông (…)

một buổi chiều, trong cái góc nhỏ quen thuộc của căn phòng 10m2, tôi bật ra

tất cả nỗi buồn được kìm nén (…) Tôi khóc một trận với tột cùng nức nở (…) tôi khóc cho mười năm chịu đựng của chính tôi và của người thân. Tôi khóc cho rất nhiều những hy vọng, ước mơ về cái ngày tôi khỏi bệnh” [13, tr.129]. Để tìm ra bệnh, Bích Lan đã phải lê chân từ bệnh viện này sang bệnh viện

khác: Xanh Pôn, E, Việt Đức, Bạch Mai, … từ các bệnh viện dân sự đến các bệnh viện quân y, Bích Lan vừa đối mặt với những đau đớn về bệnh tật vừa đối mặt với những thực tế tại bệnh viện. Đối với Bích Lan mà nói, những cuộc di chuyển đến không gian bệnh viện luôn là một điều đáng sợ trong những năm tháng tối tăm của cuộc đời.

Có thể nói, không có gì nằm ngoài không gian – bình chứa khổng lồ, con người ta sống, luôn có những cuộc di chuyển và điểm đến có thể là những không gian khác nhau. Với Bích Lan, khi thời trẻ con qua đi, cuộc sống của cô chỉ xoay quanh những căn phòng trắng của nhiều bệnh viện và trong căn phòng thuộc ngôi nhà ba gian mà cô đang sống. Bằng cách gợi lên không gian, tác giả cũng đã gián tiếp bộc lộ suy nghĩ, cách nhìn nhận của mình về những gì đã và đang trôi trong cuộc sống. Không gian trong tác phẩm là những địa danh có thật từ cuộc sống, cũng là nơi chứa đựng cuộc đời của nhân vật. Bằng việc tổ chức lại không gian như thế, Nguyễn Bích Lan đã cho độc giả thấy được những diễn biến tâm trạng của nhân vật hiện lên một cách chân thực, sắc nét. Chừng nào những không gian ấy không mất đi, kí ức sẽ còn được hiện hữu, gợi nhắc tác giả nhớ đến và trân trọng những gì đã trôi qua. Việc tác giả đặt ra không gian song trùng như vậy, cho thấy nội tâm của nhân vật được hiện ra sâu sắc hơn, mang lại cảm giác thực cho tác phẩm tự truyện. Tuy nhiên, các sự kiện không bị nhập nhằng, mạch truyện vẫn có sự liền mạch, độc giả dễ dàng nắm bắt mọi việc.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ TRUYỆN KHÔNG GỤC NGÃ CỦA NGUYỄN BÍCH LAN 10600959 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)