Kết quả khảo sát, thống kê và phân loại

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.1. Kết quả khảo sát, thống kê và phân loại

Khi đến với trường ca của Thanh Thảo ấn tượng đầu tiên và dễ nhận thấy nhất trong tác phẩm đó là các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa, cú pháp và ngữ âm khá là lớn. Viết về đề tài chiến tranh, các sự kiện lịch sử diễn ra ngay trên mảnh đất q mình, Thanh Thảo có nhiều lợi thế về tư liệu và cảm xúc và ông đã sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ để cho các sự kiện lịch sử khá nghiêm túc và khô kha trở nên có hồn và tạo được sự hấp dẫn, lơi cuốn bạn đọc. Trong những câu thơ ấy, người đọc bắt gặp những các hình ảnh hết sức gần gũi và đời thường, như:

“mười tám hai mươi sắc như cỏ dày như cỏ

yếu mềm và mãnh liệt như cỏ” “cổ nó hừng như ức gà chọi.”

Việc lựa chọn phương tiện và biện pháp tu từ của các tác phẩm trường ca đều là dụng ý của tác giả trong việc hình tượng hóa các hình ảnh thơ, nhấn mạnh các hình ảnh quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc. Vì vậy, việc tìm hiểu các phương tiện và biện pháp tu từ trong “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên

cát”, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ý đồ và thủ pháp nghệ thuật của nhà thơ trong

tác phẩm. Khảo sát các phương tiện và biện pháp tu từ dùng trong “Những người đi

tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát” của Thanh Thảo chúng tôi thu

được kết quả sau:

Bảng 2.1. Các phương tiện và biện pháp tu từ trong các tập trường ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nỏ mùa xuân”, “Đêm trên cát”của Thanh Thảo.

STT Phƣơng tiện và biện pháp tu từ Số lƣợng Tỉ lệ

1 Phương tiện tu từ Ngữ nghĩa 433 13,5%

Ngữ âm 1970 61,5% 2 Biện pháp tu từ Ngữ nghĩa 313 9,8% Cú pháp 287 8,9% Ngữ âm 0 0 Tổng 3206 100%

Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy các đơn vị về ngữ nghĩa, cú pháp và ngữ âm được dùng làm phương tiện và biện pháp tu từ có số lượng và tần số xuất hiện khác nhau. Cụ thể:

- Xét về tổng số phương tiện tu từ theo thứ tự từ cao xuống thấp, chúng ta có được:

+ Cao nhất là phương tiện tu từ ngữ âm, với 1970/3206 trên các phương tiện tu từ trong các tập trường ca của Thanh Thảo, chiếm 61,5%/100% trong tổng số các phương tiện và biện pháp tu từ.

+ Thứ hai là các phương tiện tu từ ngữ nghĩa, với 433/3206 trong các tập trường ca của Thanh Thảo, chiếm 13,5%/100% trong tổng số các phương tiện và biện pháp tu từ.

+ Thấp nhất là các phương tiện tu từ cú pháp, với 203/3206 trong các tập trường ca của Thanh Thảo, chiếm 6,3%/100% trong tổng số các phương tiện và biện pháp tu từ.

- Xét về tổng số biện pháp tu từ theo thứ tự từ cao xuống thấp, chúng ta có được:

+ Cao nhất là ngữ nghĩa, với 313/3206 trong các phương tiện tu từ trong các tập trường ca của Thanh Thảo, chiếm 9,8%/100% trong tổng số các phương tiện và biện pháp tu từ.

+ Thứ hai là cú pháp, với 287/3206 trong các phương tiện tu từ trong các tập trường ca của Thanh Thảo, chiếm 8,9%/100% trong tổng số các phương tiện và biện pháp tu từ.

Kết quả trên cho thấy các phương tiện và biện pháp tu từ trong các tập trường ca của Thanh Thảo rất đa dạng về các mặt ngữ nghĩa, cú pháp và ngữ âm.

Trong chương này, khóa luận tập trung khảo sát các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong các tập trường ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa

xuân”, “Đêm trên cát” của Thanh Thảo trên cơ sở những nội dung mà ở phần cơ sở

lý thuyết đã định hướng.

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 28)