Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh cỏ

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 53)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

4.2.1.Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh cỏ

4.2. Tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với hình tƣợng thơ thể hiện

4.2.1.Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh cỏ

Thanh Thảo là nhà thơ ham tìm tịi và có nhiều phát hiện mới mẻ về thế giới, và những ý nghĩa cuộc sống. Thơ Thanh Thảo rất giàu tính hình tượng mang dấu ấn sáng tạo của riêng Thanh Thảo. Hình ảnh trong thơ Thanh Thảo thường rất bình dị, thân quen nhưng chính những hình ảnh tưởng như rất nhỏ bé và vô nghĩa ấy lại mang nhiều sức mạnh nội lực và những giá trị biểu hiện sâu sắc. Và có lẽ việc

Thanh Thảo bộc lộ những lý tưởng sống, lý tưởng làm người cũng như những chân lý của sáng tạo trong thơ mình cũng là một biểu hiện trong cá tính sáng tạo nhà thơ qua việc thể hiện ngôn ngữ.

Có thể thấy, trong các tập trường ca hình ảnh cỏ là một hình ảnh khá nổi bật. Cỏ chết đi rồi sống lại, giản dị và khiêm nhường, cỏ chứa một tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt. Phát hiện ra vẻ đẹp khiêm nhường của cỏ, Thanh Thảo đã biến cỏ thành hình tượng tiêu biểu trong thơ mình, cỏ xanh cũng chính là Thanh Thảo, mượn hình ảnh cỏ nhà thơ đã viết những lời tâm huyết về lý tưởng thơ và lý tưởng sống của mình. Những năm tháng kháng chiến chống Mỹ gian khổ, nhiều hy sinh nhưng với thế hệ trẻ Việt Nam thì ngọn lửa của niềm tin, lịng quyết tâm chưa bao giờ nguội lạnh. Lớp anh trước, lớp em sau ra chiến trường, hy sinh nối tiếp hy sinh, những đoàn quân ra chiến trường như những trảng cỏ dài mút tầm mắt, chết đi mọc lại giữa tuổi xuân tràn trề nhựa sống. Trong thơ Thanh Thảo cỏ đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho những người lính trẻ hồn nhiên những chàng thanh niên mới rời xa vịng tay mẹ:

“gió hồn nhiên lăn mình trên trảng cỏ

về với má con lại là trẻ nhỏ

dù mái nhà đây vẫn thấp tự bao giờ”

(Những người đi tới biển)

Những người lính trẻ ấy được ví với hình ảnh cỏ sắc mà ấm như tính cách của tuổi hai mươi giàu nhiệt huyết, bồng bột nhưng nhiều dũng cảm và dám hy sinh. Cỏ xanh là vậy, đẹp là vậy nhưng ta phải giật mình khi đọc câu thơ: “cỏ dưới bàn chân

mọc lại bao lần”, cỏ đã chứng kiến bao hy sinh của những người lính trẻ hay chính

cỏ cũng phải hy sinh thân mình dưới làn bom đạn, có cảm giác cuộc chiến tranh gieo bao đau thương kéo dài mãi trong một câu thơ ngắn ngủi. Thanh Thảo đã khiến người đọc phải xót xa khi đọc những câu thơ đầy chất bi tráng:

“những dấu chân rồi lùi lại phía sau

dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất mười tám hai mươi sắc như cỏ

dày như cỏ

yếu mềm và mãnh liệt như cỏ”

(Những người đi tới biển) Cỏ được liên tưởng sự hy sinh:

“đáng lẽ cỏ đã xanh lối mịn thuở ấy cỏ khơng kịp mọc

cỏ phải từng chết đi sống lại

bao nhiêu là nước chảy trên dịngsơng

những khuôn mặt những cánh rừng những chỗ tối tăm những vùng sángrõ

và những khoảng trống không”

(Bùng nổ mùa xuân)

Những hy sinh âm thầm của cỏ hay chính là sự sống âm thầm của cỏ đang vươn lên trong từng phút giây để phủ lấp tất cả những vết tích chiến tranh, những nỗi đau chiến tranh:

“cỏ âm thầm mọc dưới trời sao đã phủ lấp lối mòn năm trước

cỏ trùm lên chiếc M113 đang rữa nát thành những gò đống lang thang”

(Những người đi tới biển)

Sức sống mãnh liệt đó của cỏ đã khiến nhà thơ kết nối với quyết tâm đánh giặc và ý chí giữ đất giữ làng của dân tộc ta, những ý chí trở nên bất diệt trước con mắt kẻ thù. Những ý chí đã vượt qua tất cả hy sinh gian khổ mà có lẽ trong đời thường chúng ta khó có thể vượt qua:

“chúng ta những ngọn lao phóng về cùng một đích

những đồi cỏ tranh cháy khơ cịn mai phục tua tủa chồi xanh

(Bùng nổ mùa xuân)

Sức sống mãnh liệt của cỏ là sức sống của bản năng luôn thức tỉnh, sức sống bền bỉ trong sự đấu tranh để sinh tồn, bảo vệ nòi giống, bảo vệ màu xanh ngút ngàn.

Cỏ xanh là một hình ảnh đẹp và lãng mạn trong thơ và trường ca Thanh Thảo, yếu mềm mà mãnh liệt. Cỏ xanh là tuổi trẻ, là sức sống bất diệt và tương lai của dân tộc ta trong trường kì lịch sử. Cỏ xanh cũng chính là lý tưởng sống đẹp, lý tưởng của tuổi trẻ luôn vươn lên, cống hiến những mùa xuân đẹp nhất của đời mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 53)