Tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với nội dung thể hiện trong

Một phần của tài liệu (Trang 45 - 50)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

4.1. Tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với nội dung thể hiện trong

tập trƣờng ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.

4.1.1. Hiện thực đời sống chiến tranh nóng hổi

Thanh Thảo là một trong những nhà thơ sử dụng ngơn ngữ của mình một cách tài hoa và đặc sắc. Qua những tầng lớp ngơn ngữ ấy có thể thấy được ơng đã khái quát một hiện thực đời sống chiến tranh nóng hổi và điều đó được Thanh Thảo gửi gắm qua những các phương tiện và biện pháp tu từ để làm nổi bật nên những giá trị nội dung mà ông muốn truyền tải qua các tập trường ca.

Thanh Thảo thuộc lớp những nhà thơ như thế, ông dời cánh cửa trường đại học, xếp bút lên đường gia nhập đồn qn Nam tiến, hơn ai hết ơng hiểu thế nào là chiến tranh cũng như sự trân trọng mỗi phút giây hồ bình. Những tác phẩm của Thanh Thảo lúc đầu cũng mang âm hưởng thời đại, giàu tính lý tưởng nhưng càng về sau khi cuộc chiến đi vào quá khứ thì những tác phẩm ấy càng thấm đượm những trải nghiệm xương máu và những khát vọng hồ bình vang lên mãnh liệt; những tác phẩm ấy đều là những bức tranh được phản ánh đa chiều, chúng có một nội lực vơ cùng mạnh mẽ bởi sự tích tụ từ những trải nghiệm rớm máu của chính bản thân nhà thơ, ở đó vừa có âm hưởng anh hùng ca của một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vừa có âm hưởng đau xót, bi thương về những hy sinh, mất mát khơng thể kể

xiết, đó là những tác phẩm mang chất giọng bi hùng, lắng sâu vào tâm hồn dân tộc. Thanh Thảo đã bao quát diện mạo đời sống chiến tranh theo chiều dài lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, từ những cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương của những Nghĩa sĩ Cần Giuộc cho đến cuộc khởi nghĩa đánh dấu sự phát triển một cách tự giác của những người du kích Batơ trên con đường giác ngộ cách mạng, cho đến cuộc chiến tranh hiện đại dân tộc ta chống đế quốc Mỹ. Đó là cuộc hành trình dài của dân tộc ta trong thời kỳ hiện đại vừa dựng nước vừa giữ nước. Có lẽ vì thế mà đọc các tác phẩm Thanh Thảo người ta có cảm giác cuộc chiến tranh như kéo dài vô tận, như không bao giờ kết thúc với

“những cuộc hành quân dài hơn nỗi nhớ ” và những tràng cỏ cứ chết đi, mọc lại

bao lần dưới làn bom đạn ác liệt. Cuộc chiến kéo dài suốt bao nhiêu năm tháng ấy là cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch sử mà người Việt Nam phải gánh chịu và cũng là trang oanh liệt nhất ghi danh những anh hùng giải phóng dân tộc và cả những hy sinh thầm lặng mà nhiều thế hệ đã trải qua trong chiến tranh, tất cả được nhà thơ nhìn nhận với một cảm hứng nói thật, nói khơng né tránh về sự thật chiến hào. Phản ánh hiện thực cuộc chiến một cách đa chiều kích, nhà thơ đã cho chúng ta những định nghĩa và lột tả khái niệm chiến tranh một cách cận cảnh nhất.

Trong chiến tranh, lòng yêu nước và nhiệt huyết tuổi trẻ được thể hiện nổi bật, tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã lên đường ra trận, hiến tuổi xuân đẹp nhất của mình cho đất nước, nhân dân. Quá khứ đầy tự hào này đã được Thanh Thảo viết bằng những lời thơ trân trọng nhất:

“chúng con đi những dịng sơng chảy xiết chúng con đi rung từng trận gió rừng”

(Những người đi tới biển)

Thế hệ những người lính ra trận với niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng và một quyết tâm vững bền đánh đuổi quân thù xâm lược:

“chúng ta không thể nào sống nô lệ

không cho phép tên giặc nào đạp trên đất phù sa”

(Những người đi tới biển)

Ý chí sắt đá chính là ý chí của cả dân tộc trong đêm trường nơ lệ, ý chí đã tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta chiến đấu ngoan cường và giành được chiến thắng trước kẻ thù với vũ khí tối tân nhất. Trong cuộc chiến không cân sức ấy những người lính trẻ vẫn khát khao hạnh phúc, vươn tới hạnh phúc bằng sức mạnh của tình u đơi lứa, tình u tổ quốc dạt dào:

“em muốn chúng ta là đơi lứa cuối cùng cịn xa cách nhưng em ơi, bao người anh đã gặp

mỗi mảnh đời mang một nét hy sinh

rằng sức chịu đựng của con người là vô hạn ta sẽ vượt trên đầu năm tháng

để làm nên những sự tích lạ kì”

(Những người đi tới biển)

Đó chính là khát vọng hồ bình chưa bao giờ tắt trong trái tim con người mỗi khi đất nước lâm nguy và chiến tranh đã làm nên cơ hội cho con người được bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của mình với tinh thần sắt đá:

“ở khoảng cách gần nhất giữa cái chết và thắng lợi

có thể nào nói ngắn hơn “hy sinh vì Tổ quốc!” (Bùng nổ mùa xuân)

Chiến trường còn là nơi chứng kiến những hy sinh, chiến đấu gian khổ của của quân dân ta. Những khoảng thời gian chiến đấu ác liệt và thiếu thốn nhất đã được Thanh Thảo khái qt qua hình ảnh chiếc áo của người lính một cách đầy xúc động:

“những năm

chiếc áo dính chặt vào thân bạc màu ngắn nhanh rồi rách những năm

một chiếc áo có thể sống lâu hơn một cuộc đời”

(Những người đi tới biển) Rừng Trường Sơn là nơi đã chứng kiến những hy sinh gian khổ ấy:

“những chiếc võng mục giữa rừng ngun thuỷ cịn ơm bạn ta cơn sốt rét cuối cùng

những lán hầm nửa đêm mưa xối xả

giấc ngủ vùi bên nhau khô ướt mấy mươi lần”

(Những người đi tới biển)

Thanh Thảo đã ghi nhận nhiều những cái chết vì bom đạn của đồng đội, những cái chết trở thành bất tử trong lịch sử dân tộc, đớn đau cho tuổi thanh xuân đẹp nhất mà người lính đã hiến dâng cho Tổ quốc, nhà thơ đã viết những câu thơ chất chứa sức nặng của cả một thế hệ:

“nếu một ngày dựng những hàng bia

xin hãy đề “nơi đây những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ” (Những người đi tới biển)

Hiện thực chiến tranh trong thơ Thanh Thảo là một hiện thực rộng lớn, có tầm bao quát và khái qt cao độ. Ở đó khơng chỉ có những âm mưu xâm lược của kẻ thù, khơng chỉ có ý chí vơ địch của con người mà cịn có vơ vàn những hy sinh mất mát khơng thể nào kể xiết và những tâm tư, nguyện vọng sâu kín mà thống thiết của con người. Hiện thực về cuộc chiến ấy được nhà thơ nhìn với nhãn quan của chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, theo một cách nhìn tỉnh táo, một sự đối mặt trực tiếp với hiện thực, với cái giá mà dân tộc ta phải trả cho cuộc chiến giành độc lập tự do ấy. Nhãn quan sinh động và sâu sắc của nhà thơ đã được thể hiện qua cái tơi người lính nói về thế hệ mình với đầy đủ những tình cảm, những khát vọng, những suy nghĩ và tâm tư của người lính, những suy tư mang giá trị nhân bản mà không nhiều nhà thơ lột tả được. Tâm trạng đó được nhắc đến nhiều lần trong thơ Thanh Thảo, đó là tâm trạng ngậm ngùi cho chính bản thân mình, cho những đồng đội ngã xuống giữa tuổi hai mươi xuân sắc hay chính là lẽ dấn thân của tuổi trẻ những năm tháng đạn bom ác liệt:

“chúng tơi đã đi khơng tiếc đời mình nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc

nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì cịn chi Tổ quốc? cỏ sắc mà ấm quá, phải không em?”

(Những người đi tới biển)

Như vậy, ThanhThảo phản ánh đa diện và nóng hổi về hiện thực khốc liệt của chiến tranh và thế hệ những người lính cách mạng với cuộc sống chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, với tâm trạng có khi là ngậm ngùi cho bản thân mình, cho những hy sinh của đồng đội nhưng không hề nao núng tinh thần, mà hơn thế người lính ln khát khao, hy vọng cho tương lai, cho hạnh phúc lứa đơi nảy nở, đó chính là nghị lực sống vững vàng tiếp thêm sức mạnh cho người lính chiến đấu.

4.1.2. Cuộc đổi đời của đất nước sau chiến tranh

Ngày hồ bình, đất nước đi ra từ trong máu lửa chiến tranh đứng trước bao khó khăn thử thách về mọi mặt kinh tế, xã hội, chính trị, những con người vừa chiến thắng quân xâm lược có tầm cỡ thế giới giờ phải đối mặt với gánh nặng cơm áo hàng ngày, bao giá trị đã đổi thay. Chính cuộc sống mới ngổn ngang bề bộn, những mối quan hệ giữa con người đổi thay và trở nên trần tục hơn khiến cho nhà thơ cũng phải thay đổi tư duy của mình. Thơ trở về với cái hàng ngày, bớt đi chất giọng ngọt ngào ngày nào, mà thay vào đó là giọng thơ ráp hơn, thơ theo kịp nhịp đi của đời sống. Chất liệu cuộc sống thay đổi đã khiến thơ phải thay đổi, bởi dù viết về cái gì và hiện thực nào cũng chỉ là bề nổi còn điều quan trọng hơn là sự cảm nhận, niềm tâm huyết của nhà thơ thể hiện qua đó.

Thanh Thảo lúc này nhìn thẳng vào nhiều vấn đề có phần gai góc trong xã hội, lối ứng xử ích kỷ của con người, sự mất cân bằng xã hội, sự xa cách của thang bậc giàu nghèo, cuộc sống nhọc nhằn mưu sinh của những người lính thắng trận trở về với đời thường,... được nhà thơ lột tả với cái nhìn hiểu đời, cái nhìn trăn trở. Điều mà ông trăn trở nhất ấy là chất người, “những cặn bã tâm hồn con người vô phương

chưng cất” trong đời sống hiện đại, cách ứng xử của con người hôm nay với lịch sử

hôm qua những điều mà dường như ông đã dự cảm từ bao năm trước : “những dịng sơng băng qua những vết thương

về với biển đâu phải tìm yên nghỉ tới cửa sơng là bắt đầu sóng gió

những cây giá xoay trần ngâm nước giữ phù sa”

(Những người đi tới biển)

Ơng đã cố tìm cách lật mở đến tận cùng để định phận tốt xấu, và cho dù xã hội có đi đến đâu thì nhà thơ vẫn đề cao tinh thần nhân nghĩa, chất người cao quí trong mỗi con người. Những quan niệm về con người ấy khiến cho Thanh Thảo luôn day dứt, khát vọng về những cuộc đổi thay:

“băng ngang trời đàn ngựa trắng

như hiện từ giấc mơ ma quỉ nhưng cái gì sẽ đổi thay?

vẫn những người da đen còng lưng kéo xe cho người da trắng trên sân khấu cuộc đời vẫn bơi mặt vẽ mày nhí nhố gươm dao mục nát lại chồng lên mục nát

những chiếc ngai sơn son thiếp vàng những võng lọng đình đám những tiệc tùng thừa mứa

hệt như thời Nguyễn Du đã thấy và mặt trời cứ lẩn tránh khơng rõ vì xót thương hay xấu hổ hay hèn nhát

bỏ mặc dân đen cho lũ sói diều”

(Đêm trên cát)

Đó là khát vọng muốn cải tạo thế giới để con người với con người được bình đẳng hơn, con người sống với nhau thật hơn, yêu thương đồng loại hơn. Những vần thơ ấy có âm điệu dồn nén như tích tụ những suy tư tâm huyết nhất của một nhà thơ, một đời thơ.

Như vậy dưới những từ ngữ mà Thanh Thảo thể hiện đã thể hiện rõ được những nội dung mà ông muốn truyền tải trong các sáng tác của mình. Ngơn ngữ là công cụ trực tiếp của tư duy. Nhà thơ sử dụng ngôn ngữ để tạo ra thứ sản phẩm cũng bằng ngơn ngữ. Ngơn ngữ thơ đối với nhà thơ vì vậy vừa có ý nghĩa phương tiện vừa có ý nghĩa mục đích.

Một phần của tài liệu (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)