Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh lửa

Một phần của tài liệu (Trang 53 - 55)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

4.2.2.Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh lửa

4.2. Tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với hình tƣợng thơ thể hiện

4.2.2.Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh lửa

Đối lập với hình ảnh cỏ xanh yếu mềm mà dữ dội thì hình ảnh lửa đó trong thơ Thanh Thảo lại mãnh liệt và ồn ào, là biểu tượng rực rỡ cho ý chí kiên cường và sức mạnh chiến đấu, niềm tin và hy vọng, tình yêu và lý tưởng của nhân dân ta trong thời kỳ chiến tranh gian khổ.

Ngọn lửa xuất hiện với rất nhiều biến thể sinh động với nhiều tầng nghĩa khác nhau, lửa đã hoá thân vào ý chí và tâm hồn dân tộc. Hình ảnh ngọn lửa âm ỉ cháy như niềm tin dai dẳng, như ý chí của người chiến sĩ khơng bao giờ nao núng trước đòn roi và bom đạn của quân thù. Ngọn lửa ấy được ni dưỡng từ lịng căm thù giặc và trái tim sắt đá khơng dễ gì lung lạc ở những người con yêu nước. Ý chí kiên trung bất khuất đó đã làm nên sức mạnh chiến đấu vô địch, từ những ngọn lửa nhỏ cháy âm ỉ trong mỗi trái tim đã cùng bùng lên đúng lúc làm thành sức mạnh vô địch thiêu đốt quân thù. Sức mạnh của lửa là sức mạnh của sự huỷ diệt và tàn phá, sức mạnh của sự bùng cháy đầy bất ngờ mà quả quyết. Ngọn lửa là lửa của nhiệt huyết tuổi trẻ dám sống thực là chính mình, dám hy sinh bản thân mình vì nghĩa cử cao đẹp.

Ngọn lửa còn lung linh trong niềm tin bất diệt về tương lai hồ bình, hạnh phúc. Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ ấy, niềm tin và hy vọng như là nguồn động lực giúp cho dân tộc ta đương đầu với khó khăn thử thách. Những ngọn lửa ln được nhen nhóm trong lịng dân tộc ngay cả trong đêm trường lạnh lẽo và tăm tối nhất của nhà tù cộng sản:

“chúng con là đàn chim mà qn thù hịng trói cánh nhưng chúng con quyết tháo cũi sổ lồn

đêm tối dù mênh mông

lửa ni trong xà lim ngồi sở gỗ sở đá dọc những nẻo rừng đầy chướng khí”

(Bùng nổ mùa xuân)

Ngọn lửa cịn biểu tượng cho tình u và lý tưởng của những lứa đơi. Trong chiến tranh tình u đơi lứa ln gắn với lịng u nước, khát vọng lứa đơi ln gắn với khát vọng hồ bình cho tồn dân tộc. Ngọn lửa của tình u chỉ toả sáng khi cả hai cùng chung nhịp đập và hoà chung nhịp tim mọi người chung tay giải phóng quê hương:

“anh nhớ

anh nhớ gì hơm nay

cả những điều nhỏ nhoi bình lặng nhất của hai ta– cũng soi vào đất nước

bằng ngọn lửa riêng bền bỉ suốt đời mình” (Những người đi tới biển)

Tình cảm riêng tư đã nhường chỗ cho những tình cảm lớn, lớp lớp thanh niên thời đó đã yêu như thế, lãng mạn, giàu đức hy sinh và nhiều lý tưởng. Tình yêu thăng hoa trong những nỗi chờ đợi, nhớ mong, những sự chờ đợi có khi đã hoá thành bất tử, những con người ra đi không tiếc xương máu và những người ở lại cũng chờ đợi không tiếc tuổi xn mịn mỏi, hao gầy, đó là lý tưởng tình yêu cao đẹp, cháy mãi trong lòng dân tộc:

“dõi theo từng bước anh đi tình u em hố thành cây lá đỏ suốt bốn mùa cháy hoài ngọn lửa...”

(Những người đi tới biển)

Lửa đã trở thành hình ảnh biểu tượng đẹp, giàu lý tưởng trong thơ Thanh Thảo. Những ngọn lửa biểu trưng cho ý chí dân tộc, cho niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, cho tình yêu bất diệt của con người hay chính là ngọn lửa lịng của nhà thơ đang bùng cháy mãnh liệt khi chứng kiến những hiện thực chiến tranh đa chiều, hay lòng tự hào dân tộc đã hoà nhịp vào thơ Thanh Thảo như một sự hoá thân kỳ diệu.

Một phần của tài liệu (Trang 53 - 55)