7. Bố cục đề tài
2.2. Các phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa trong các tập trƣờng ca “Những ngườ
tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.
Bảng 2.2.Thống kê các phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong các tập trƣờng ca
“Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.
STT Phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa Số lƣợng Tỷ lệ
1 So sánh tu từ 137 27,6% 2 Ẩn dụ tu từ 141 28% 3 Hoán dụ tu từ 8 1,8% 4 Nhân hóa 147 36,4% Tổng 433 100% 2.2.1. Nhóm so sánh tu từ
Theo kết quả khảo sát thì nhóm so sánh tu từ có số lượng là 137/433 và chiếm 27,6%/100%; tác giả sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh để phản ánh về chiến tranh qua cái nhìn hiện thực trần trụi và khốc liệt vốn có của chiến tranh, thể hiện sự dũng cảm, chiến đấu của nhân dân ta. Về kiểu A là B và A như B thì chiếm đa số,Thanh Thảo so sánh với các hình ảnh rất gần gũi, mang đậm hiện thực chiến tranh khắc nghiệt nhưng vẫn đậm chất hùng ca, anh dũng của tinh thần chiến đấu của nhân dân ta:
-“tuổi hai mươi sắc như cỏ dày như cỏ
yếu mềm và mãnh liệt như cỏ” -“bầy chim như lốc xoáy” -“đất nằm im như chết”
-“quân đi, quân đi như gió rừng ngang dọc” -“trong lành gương mặt
như luống khoai con khát trận mưa rào như giọt nước con thèm hòa tận biẻn như cánh rừng gió lên và gió lặng” -“cổ nó hừng như ức gà chọi”
-“tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ nhiều đổi thay như một thoáng mây”
Ở ví dụ: “bầy chim như lốc xoáy”, sự vật A là bầy chim, sự vật B là lốc xoáy và hai sự vật hoàn toàn khác nhau, tác giả lại lựa chọn lốc xoáy một hiện tượng thiên nhiên rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão và tác giả dùng nó để chỉ cho bầy chim. Chiến tranh oanh liệt, bom đạn đã thấy sức tàn phá của nó nặng nề như thế nào, hàng nghìn quả bom bị ném vào cả triệu con người vô tội. Vì vậy, từ cây cỏ đến bầy chim đều vội vã như lốc xoáy, đều mang tính khốc liệt mạnh mẽ. Trên tình thần đó, thanh niên với tinh thần quyết liệt, dũng cảm, hy sinh quên mình của thanh niên xung phong, luôn kề vai sát cánh cùng với bộ đội, trực tiếp đảm đương các nhiệm vụ từ hậu phương đến tiền tuyến, từ Bắc đến Nam, vượt qua những khó khăn gian khổ, nguy hiểm trên các chiến trường. Cho nên tác giả luôn nhắc đến lớp người này, và Thanh Thảo dùng hỉnh ảnh
“cỏ”, thanh niên như cỏ vậy tuy yếu mềm nhưng sức sống thì kiên cường, mặc dù đối mặt vối bao nhiêu khắc nghiệt của thiên nhiên, của cuộc sống thì vẫn mạnh mẽ vượt qua và đi lên và nó gần giống với hình ảnh “lớp tuổi hai mươi” :
“tuổi hai mươi sắc như cỏ dày như cỏ
yếu mềm và mãnh liệt như cỏ”
Chiến tranh khốc liệt, thôi thúc nhân dân ta cầm súng xông pha ra chiến trường, nhưng khẩu súng lúc này ckhông còn lạnh ngắt như cái vốn có của nó mà
ấm như “cầm một mầm cây nhựa bừng”, bao nhiêu khó khăn vất vả ngoài kia không còn là áp lực, sự khó khăn, nguy hiểm không còn làm nguôi ý chí chiến đấu của nhân dân ta :
“bàn tay cầm khẩu súng này
ấm như cầm một mầm cây nhựa bừng”
Ngoài ra, trong các tập trường ca “Những người đi tới biến”, “Bùng nổ mùa xuân”, Đêm trên cát” có kiểu so sánh song hành chỉ xuất hiện một lần đó là “đời người –dảnh mạ.” Vì vậy có thể thấy Thanh Thảo sử dụng phép so sánh để miêu tả các đối tượng sự vật trong hiện thực chiến tranh ngay chính trên mảnh đất quê hương mình – Ba Tơ và tinh thần cảm kích nhân cách nhà thơ chiến sĩ của thi sĩ họ Cao. Và nhờ các hình ảnh dùng để so sánh mà các ý tưởng, các yếu tố trừu tượng được cụ thể hóa và trở nên gợi cảm và đó cũng là một cách thức xây dựng hình ảnh trong ngôn ngữ văn chương.
2.2.2. Nhóm ẩn dụ tu từ
Phép ẩn dụ tu từ là lối so sánh ngầm trong đó vế so sánh giảm lược đi chỉ còn vế được so sánh và phép ẩn dụ nhằm bộc lộ cảm xúc thẩm mỹ, thái độ đánh giá, bình phẩm của nhân vật trữ tình, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong các tập trường ca của Thanh Thảo. Theo sự khảo sát của chúng tôi, số lượng của phép ẩn dụ đứng thứ hai trên tổng số lượng là: 141/433 chiếm 28%/100% với có kiểu ẩn dụ phổ biến đó là ẩn dụ bổ sung.
Trong các tập trường ca Thanh Thảo ẩn dụ bổ sung là chiếm số lượng nhiều nhất. Ở đây, phép ẩn dụ bổ sung là sự chuyển đổi cảm giác, thay thế cảm giác này bằng cảm giác kia. Cụ thể, trong các tập trường đó là sự chuyển đổi của các hiện tượng thiên nhiên, của những sự vật gần gũi với con người. Trong cái hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh như thế này, các sự vật đều như nhuộm màu của máu, của đạn bom.
-“một mai…một mai...câu hát đi qua ngoắt ngoéo những đường rừng chỉ thấy trước chừng mười thước
mùi trống không những hố bom”
“mùi trống không” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác (trống không) sang khứu giác (mùi).
-“ai chẳng muốn một lần đi tràn trề bình yên dưới nắng cho gió mát lùa tận cùng chân tóc lòng bâng quơ câu hát cũng bâng quơ
Ở đây, “tràn trề” ở đây là ẩn dụ nhiều đến mức thấy như không sao chứa hết được mà phải để tràn bớt ra ngoài, nước chảy tràn trề dường như không theo một khuôn phép nào cả mà tự do, thoái mái. Ngoài ra còn có một số phép ẩn dụ như: “đồng bằng ơi bầu trời mùi vỏ chanh”đây cũng là một phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,…chiến tranh đã gây ra bao đau thương mất mát, khiến cho gia đình phải lìa xa, mẹ mất con, em mất anh, chị mất em,… Ngoài ra, còn có thể kể đến phép ẩn dụ như sau:
-“ở đây chúng nó thường cắt bom vào bóng đêm nơi trộn lẫn giấc mơ anh
và bụi những đoàn xe ra trận” -“dõi theo từng bước anh đi tình yêu em hóa thành cây lá đỏ suốt bốn mùa cháy hoài ngọn lửa…”
-“câu chuyện mười phút nghỉ trùm lên đất nước dòng sông bữa cơm canh chua mắm tép dưa cà” -“nhà tôi rừng xúm xít quanh
không ngăn vách cửa cây thành yêu thân chỉ cần quá một bước chân
là tôi ngập giữa rì rầm tiếng cây”
Tất cả dường như đau thương đến tận cùng, ở đây, Thanh Thảo sử dụng thêm biện pháp tu từ bổ sung làm cho cảm giác đau thương đó tăng lên bội phần. Ngoài ra, hoa, cây cối cũng nhuốm màu chiến tranh khốc liệt: Hiện thực tàn nhẫn và khắc
nghiệt là thế, nhưng hi vọng về một tương lai xán lạn, mong một ngày đất nước sẽ được bình yên và nhân dân ta sẽ trở được trở về với những ngày hạnh phúc, đầy đủ gia đình và luôn rạng rỡ những nụ cười vui vẻ trên khuôn mặt mình. Thanh Thảo không một phút giây nào dập tắt được những điều đó, ông luôn mong muốn những điều tốt đẹp.
2.2.3. Nhóm hoán dụ tu từ
Mặc dù, hoán dụ trong các tập trường ca được sử dụng rất ít, nhưng nó cũng góp phần làm nổi bật phong cách sáng tác và giá trị ngôn ngữ mà Thanh Thảo thể hiện trong các tác phẩm của mình, ví dụ như:
-“cho con xin bắt đầu từ mẹ để nói về chúng con lớp tuổi hai mươi ba mươi điệp trùng áo lính” xanh màu áo lính
đã từng sung sướng đã từng nghẹn ngào” -“và trận gió lại xoáy trên nóc rừng như buổi sớm mùa khô năm ấy
trùng điệp áo màu xanh là một tiếng trả lời của Nhân dân, mẹ ơi!
của Nhân dân muôn đời không yên nghỉ”
Ở đây ta có thể thấy hình ảnh “áo màu xanh”, “lớp tuổi hai mươi ba mươi”, đó là màu áo của tầng tầng lớp lớp của tuổi trẻ, của thanh niên, của các chiến sĩ xông pha ra mặt trận, tuổi trẻ với ngọn lửa hừng hực trong mình mặc dù mồ hôi vã một trời sao trên mặt đất vẫn xông pha vẫn một lòng muốn đất nước được độc lập được hòa bình. Chiếc áo lính chứng kiến bao ngày tháng hào hùng ấy, màu xanh bình dị như là màu xanh cây lá của Trường Sơn máu lửa, màu của bầu trời khao khát tự do, của niềm hy vọng rạng ngời trong trái tim nồng nàn yêu nước. Chỉ một màu xanh nhưng lại mang nhiều lớp nghĩa. Đó có thể là “màu xanh của tuổi trẻ”, bởi lẽ chẳng biết là vô tình hay hữu ý mà màu của chiếc áo Đoàn lại cùng với màu của trời, của biển. Màu xanh của trời là khoảng không bao la rộng lớn để thanh niên sải rộng cánh bay, vươn đến những chân trời mới. Màu xanh của biển là những
ngọn sóng ngày đêm nhịp vỗ, là khí chất bản lĩnh, kiên cường của thế hệ trẻ lướt sóng - vượt qua những phong ba bão tố để không ngừng hoàn thiện bản thân, góp nhặt nên nhữnghương thơm dâng đời. Màu xanh áo Đoàn, xanh của trời, của biển đã quyện vào nhau tạo nên màu xanh của tuổi trẻ, màu xanh tràn đầy nhiệt huyết và sức trẻ của thanh niên. Hay là màu của các chiến sĩ, của bộ đội, khoác lên mình màu áo xanh xông pha ra chiến trận:
-“một hai…đi một hai… mùa thu khoác áo xanh chim sẻ bay về kinh ngạc thấy mặt đất rợp người”
-“trong bóng tối những căn hầm lại dời đi địa hình đổi thay gương mặt
lớp trung kiên đã bao lần lột xác cho đến tầng đất chót
cho lại bừng lên vẻ mới mẻ ban đầu”
2.2.4. Nhân hóa
Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người,nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình. Theo sự khảo sát của chúng tôi, số lượng của phép nhân hóa với tổng số lượng là: 147/433, chiếm 36,4%/100%.
Có thể nói nhân hóa chiếm một số lượng nhiều trong các tập trường ca của Thanh Thảo. Nó làm cho các hình ảnh trở nên có hồn, mang trong mình những giá trị biểu đạt, biểu cảm riêng. Các sự vật dường như trở nên gần gũi, thân thiết và sinh động hơn rất nhiều. Chẳng hạn như:
-“một mai…một mai…câu hát đi ngoắt nghoéo những đường rừng chỉ thấy trước chừng mười thước
mùi lá mục dịu dàng mùi hoa gay gắt mùi trống không những hố bom”
-“một hai…đi một hai… mùa thu khoác áo xanh chim sẻ bay về kinh ngạc thấy mặt đất rợp người”
-“trong bóng tối những căn hầm lại dời đi địa hình đổi thay gương mặt
lớp trung kiên đã bao lần lột xác cho đến tầng đất chót
cho lại bừng lên vẻ mới mẻ ban đầu” -“máy điện tử rình mò sự sống” -“lá rừng ăn ở đêm ngày cùng tôi”
Ở đây, Thanh Thảo nhân hóa câu hát “đi” ngoắt ngoéo giống như con người đi uốn lượn, quanh co. Trong chiến tranh, bộ đội chủ yếu chuyên chở lương thực thực phẩm bằng đường rừng là chủ yếu, những con đường rậm rạp cây cổ thụ, đất đá với bao nhiêu khó khăn vất vả, vì vậy, rửng rậm là nơi ẩn nấp và chiến đấu của bộ đội ta, nhừng câu hát như bộ đôi ta phải trèo đèo lội suối để xông pha ra chiến trận vì vậy câu hát cũng như con người phải luồn lách qua bao vất vả, gian khó đấy; còn địa hình thì “đổi thay” từng bề mặt của mạnh, đổi thay giống như tính cách của con người, thay đổi mọi thứ để bắt đầu cho những sự mới mẻ, những điều tốt đẹp hơn. Hay màu thu tràn ngập màu áo đoàn, màu áo lính và làm cho cả vùng trời ấy nổi bật và làm cho chim sẻ cũng như con người phải ngỡ ngàng, kinh ngạc.
2.3. Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong các tập trƣờng ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”. tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.
Bảng 2.3. Thống kê các biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong các tập trường ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.
STT Biện pháp tu từ ngữ nghĩa Số lƣợng Tỷ lệ
1 Liệt kê, tăng cấp 285 91,1%
2 Nói quá 28 8,9%
2.3.1. Liệt kê, tăng cấp
Qua bảng thống kê thì phép liệt kê, tăng cấp chiếm số lượng lớn nhất trong biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Trong các tập trường ca, Thanh Thảo liệt kê các sự việc nội dung nhằm nhấn mạnh tinh thần chiến đấu của nhân dân hay liệt kê lại chuỗi sự việc đã xảy ra, nhằm khác sâu ý, tăng lượng nghĩa và tạo ấn tượng, tăng giá trị cho tác phẩm:
“thằng hai du kích nằm dưới gốc cây me kia năm bình định
thằng ba xã ủy về bám đất bám dân tụi ác ôn bắn ngay giữa ruộng năm bình định
thằng tư cầm súng trả thù cho các anh máu nó thấm đất này
năm bình định
và thím ba – người vợ tảo tần”
Tinh thần quả cảm của nhân dân ta chưa bao giờ nguôi, nó như một mặt trời luôn rực rỡ, sáng chói, nó vĩnh hằng trong mỗi con người từ đó nó thôi thúc bản thân ta, những đoàn viên, thanh niên Việt Nam phải sống một cuộc đời thật ý nghĩa, hãy tận dụng quỹ thời gian hữu hạn của đời người mà cùng nhau cống hiến ,chung tay làm nên những điều có ý nghĩa vô hạn, liệt kê làm cho nhịp thơ nhanh, hùng hồn với hàng loạt “hãy….” nó thôi thúc mỗi con người ta không một phút giây nào nghỉ ngơi mà chiến đấu quyết liệt.:
-“hãy đứng lên ngọn lửa giữa màn đêm kinh sợ
hãy thắp sáng lời nguyền rủa trước ngọ môn
hãy uống cạn con đường đầy chông gai cạm bẫy hãy xuyên thủng bức tường bằng ngôn ngữ
hãy chế ngự thời gian bằng lặng lẽ.”
-“ai khởi nghĩa là bạn ai đánh Tây là bạn ai hát ka-lêu là bạn”
Ngoài ra, có thể kẻ đến hàng loạt phép liệt kê như sau:
-“Gối kể mãi một vùng đồi Vĩnh Phú lá cọ xòe da Gối mét xanh
Phong nhớ con sông Châu lành Đường thèm một bát canh hoa lý” -“của Nhân dân, mẹ ơi!
của Nhân dân muôn đời không yên nghỉ” -“những thằng út mồ côi mẹ những thằng út mất mẹ những hàng rào rấp lá rấp cây những lối đi lờ mờ có phủ” -“những người chân đất những người thở dài những người cúi mặt” 2.3.2. Nói quá
Nói quá là phép tu từ thường dùng nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm và trong các tác phẩm trường ca Thanh Thảo với số lượng khá nghiêm tốn chỉ có 28/313 với 8,9%/100%, chẳng hạn như:
-“chúng tôi đi rung người ngày lặng gió dấu dép thường hằn đỉnh dốc mây buông chuyện tiếu lâu làm khuây nỗi nhớ
ngọn lửa trên bàn tay soi tìm đến ngọn nguồn” -“nhà ai cũng thể nhà mình
đêm đốt lửa thấy xúm quanh bạn bè chuyện vui đến nỗi rừng mê
Tuổi trẻ là lứa tuổi tràn trề sự nhiệt huyết, xung kích, luôn luôn vui vẻ. Tác giả sử dụng biện pháp nói quá để làm tô đậm thêm sự trẻ trung trong chính con người của họ, đến nỗi cả “rừng mê”. Tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi người, tuổi trẻ gắn liền với những ước mơ, hoài bão và cả những cơ hội để phát triển, khẳng định bản thân. Tuổi trẻ, đó chính là giai đoạn con người ta mang trong mình tất thảy sức mạnh, tất thảy vẻ đẹp, từ thể xác đến tinh thần và cả trí tuệ