Các biện pháp tu từ ngữ pháp trong các tập trường ca “Những người đ

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 43)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.1. Các phƣơng tiện và biện pháp tu từ ngữ pháp trong các tập trƣờng ca

3.1.2. Các biện pháp tu từ ngữ pháp trong các tập trường ca “Những người đ

đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.

Bảng 3.2.Thống kê biện pháp tu từ ngữ pháp trong các tập trường ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.

STT Biện pháp tu từ ngữ pháp Số lƣợng Tỷ lệ 2 Phép im lặng 22 7,7% 3 Phép điệp 237 82,6% 4 Sử dụng thì, là , mà 28 9,7% Tổng 287 100% 3.1.2.1. Phép im lặng

Phép im lặng được xem như là một phép biện pháp diễn đạt khá đặc biệt, nó tạo ra một khoảng lặng để cho người đọc phải suy ngẫm. Trong các tập trường ca Thanh Thảo, phép im lặng chiếm số lượng khá khiêm tốn là 22/287 với 7,7%/100% nhưng nó khiến cho người đọc có những khúc suy ngẫm, bằng các từ ngữ và những phút lặng thể hiện qua “…” để tự suy ra, tự mình hiểu mà không cần diễn đạt bằng lời, chẳng hạn như:

-“chú ba ôm thằng út, lặng người…” -“mong thế giới đại hồng…”

-“một mai…một mai…trái tim bạn giờ ở non cao” -“chắc ngày mai…”

-“mong thế giới đại hồng...”

3.1.2.2. Phép điệp

Trong biện pháp tu từ cú pháp thì phép điệp được xem là một phép chiếm số lượng rất lớn, chiếm tới 237/287 tổng số biện pháp tu từ cú pháp. Thanh Thảo sử

dụng phép điệp để nhấn mạnh chủ đề của các tập trường ca. Trong cái hoàn cảnh khốc liệt của máu lửa chiến tranh, tình yêu đôi lứa đâu đó vẫn xuất hiện với nỗi nhớ nhung khôn nguôi:

“anh nhớ em anh nhớ em” “anh nhớ

anh nhớ gì hôm nay”

Thanh Thảo còn nhấn mạnh tinh thần chiến đấu của nhân dân:

“phải có súng

cho những người khởi nghĩa

phải có khoảng đất đặt chân đầu tiên cho ngọn cờ”

Ngoài ra, còn hàng loạt phép điệp như sau:

-“ được ngụp hết mình lòng sông đẫm được bè bạn với đá với trời xanh vối rừng được nín thở hồi hộp cùng chú bói cá được là con trai”

-“ như con mắt tìm nhau như chiếc lá áp vào chiếc lá như nỗi đau dằng dịt nỗi đau”

3.1.2.3. Sử dụng thì, là , mà

Ngoài phép tỉnh lược, phép im lặng, phép điệp còn có biện pháp tu từ sử dụng thì, là, mà chiếm số lượng không nhiều với 28/287 chiếm 9,7%/100%, chẳng hạn như:

-“ thì cắm bàn chân xuống đất này mà sống đó là tổ quốc”

-“ là dấu hiệu nhận nhau

như đồng tiền cắn đôi lưỡi dao bẻ nửa” -“ thì chắc sau mười lăm phút sẽ đội b.52”

-“ là lời ru em nhẩm đọc vô tình là giấc mơ những bạn tù nằm lại”

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)