Cuộc đổi đời của đất nước sau chiến tranh

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 50)

7. Bố cục đề tài

4.1.2. Cuộc đổi đời của đất nước sau chiến tranh

Ngày hoà bình, đất nước đi ra từ trong máu lửa chiến tranh đứng trước bao khó khăn thử thách về mọi mặt kinh tế, xã hội, chính trị, những con người vừa chiến thắng quân xâm lược có tầm cỡ thế giới giờ phải đối mặt với gánh nặng cơm áo hàng ngày, bao giá trị đã đổi thay. Chính cuộc sống mới ngổn ngang bề bộn, những mối quan hệ giữa con người đổi thay và trở nên trần tục hơn khiến cho nhà thơ cũng phải thay đổi tư duy của mình. Thơ trở về với cái hàng ngày, bớt đi chất giọng ngọt ngào ngày nào, mà thay vào đó là giọng thô ráp hơn, thơ theo kịp nhịp đi của đời sống. Chất liệu cuộc sống thay đổi đã khiến thơ phải thay đổi, bởi dù viết về cái gì và hiện thực nào cũng chỉ là bề nổi còn điều quan trọng hơn là sự cảm nhận, niềm tâm huyết của nhà thơ thể hiện qua đó.

Thanh Thảo lúc này nhìn thẳng vào nhiều vấn đề có phần gai góc trong xã hội, lối ứng xử ích kỷ của con người, sự mất cân bằng xã hội, sự xa cách của thang bậc giàu nghèo, cuộc sống nhọc nhằn mưu sinh của những người lính thắng trận trở về với đời thường,... được nhà thơ lột tả với cái nhìn hiểu đời, cái nhìn trăn trở. Điều mà ông trăn trở nhất ấy là chất người, “những cặn bã tâm hồn con người vô phương chưng cất” trong đời sống hiện đại, cách ứng xử của conngười hôm nay với lịch sử hôm qua những điều mà dường như ông đã dự cảmtừ bao năm trước :

những dòng sông băng qua những vết thương về với biển đâu phải tìm yên nghỉ

tới cửa sông là bắt đầu sóng gió

những cây giá xoay trần ngâm nước giữ phù sa”

(Những người đi tới biển)

Ông đã cố tìm cách lật mở đến tận cùng đểđịnh phận tốt xấu, và cho dù xã hội có đi đến đâu thì nhà thơ vẫn đề cao tinh thần nhân nghĩa, chất người cao quí trong mỗi con người. Những quan niệmvề con người ấy khiến cho Thanh Thảo luôn day dứt, khát vọng về nhữngcuộc đổi thay:

“băng ngang trời đàn ngựa trắng

như hiện từ giấc mơ ma quỉ nhưng cái gì sẽ đổi thay?

vẫn những người da đen còng lưng kéo xe cho người da trắng trên sân khấu cuộc đời vẫn bôi mặt vẽ mày nhí nhố gươm dao mục nát lại chồng lên mục nát

những chiếc ngai sơn son thiếp vàng những võng lọng đình đám những tiệc tùng thừa mứa

hệt như thời Nguyễn Du đã thấy và mặt trời cứ lẩn tránh không rõ vì xót thương hay xấu hổ hay hèn nhát

bỏ mặc dân đen cho lũ sói diều”

(Đêm trên cát)

Đó là khát vọng muốn cải tạo thế giới để con người với con người được bình đẳng hơn, con người sống với nhau thật hơn, yêu thương đồng loại hơn. Những vần thơ ấy có âm điệu dồn nénnhư tích tụ những suy tư tâm huyết nhất của một nhà thơ, một đời thơ.

Như vậy dưới những từ ngữ mà Thanh Thảo thể hiện đã thể hiện rõ được những nội dung mà ông muốn truyền tải trong các sáng tác của mình. Ngôn ngữ là công cụ trực tiếp của tư duy. Nhà thơ sử dụng ngôn ngữ để tạo ra thứ sản phẩm cũng bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ thơ đối với nhà thơ vì vậy vừa có ý nghĩa phương tiện vừa có ý nghĩa mục đích.

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)