B. NỘI DUNG
1.4.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
a. Phương pháp giảng dạy của giảng viên
Giảng viên là những người chỉ dẫn sinh viên hoạt động tìm kiếm tri thức, đối với hoạt động tự học của sinh viên thì phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng có vai trò quan trọng. Phương pháp của giảng viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tự học của sinh viên. Ở bậc trung học phổ thông người học thì giáo viên sẽ là người tổ chức các hoạt động định hướng, và giải quyết và củng cố kiến thức giùm học sinh. Tuy nhiên, đến bậc đại học thì vai trò của cá nhân vô cùng quan trọng, giảng viên chỉ là người chỉ dẫn, đề ra các yêu cầu cho người học. Người học không những phải độc lập, chủ động tìm kiếm, giải quyết vấn đề ở trên lớp mà còn phải tích cực tự học, tìm hiểu vấn đề ở nhà. Nếu giảng viên hoạt động nhiều, ít đề ra các yêu cầu cao cho sinh viên, không khuyến khích hoạt động tự học của sinh viên thì kết quả đạt được sẽ không cao và người học sẽ ỷ lại, thụ động trong tìm kiếm, lĩnh hội tri thức. Cho nên, phương pháp giảng dạy của giảng viên sẽ xúc tác đến quá trình tự học của sinh viên.
b. Yêu cầu của xã hội, nhà trường
Khi xã hội phát triển, công nghệ thông tin phong phú về lượng thông tin. Tri thức của loài người đang tăng nhanh về khối lượng, đổi mới nhanh về chất lượng và nội dung. Dù có kéo dài thời gian tự học trong nhà trường cũng chưa đủ để thích ứng với cuộc sống luôn thay đổi mà cần phải học lấy cách học để tiếp tục tự học suốt đời.
c. Cơ sở vật chất – kĩ thuật
Cơ sở vật chất và kĩ thuật là nhân tố bên ngoài có vai trò tác động đến quá trình thu thập tri thức của người học thông qua: sách, đồ dùng, trang thiết bị học tập và đặc biệt là sách chuyên ngành, tài liệu tham khảo và phương tiện dạy học. Nó được xem là kho tàng kiến thức cho cả người dạy và người học. Ngoài ra, các
phương tiện dạy học như: bản đồ, máy chiếu, máy vi tính, chương trình phần mềm... có vai trò quan trọng giúp người học lĩnh hội và kiểm chứng lại những kiến thức đã học.
d. Thời gian
Việc phân chia thời gian vừa đảm bảo thời gian học mỗi ngày, tham gia tích cực các hoạt động đoàn thể như: văn hóa, văn nghệ, thế dục thế thao và ngoài ra sinh viên còn cần phải phân bố thời gian cho các nhu cầu cá nhân như đi học thêm, làm thêm, tham gia các câu lạc bộ, …Vì vậy, sinh viên cần phải bố trí thời gian hợp lý để đạt hiệu quả học tập tốt.
Vấn đề tự học chịu sự chi phổi của các nhân tố khác nhau tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo điều kiện để hoạt động tự học đạt chất lượng cao. Không thể nhấn mạnh một chiều về điều kiện bên trong hay điều kiện bên ngoài mà phải biết kết hợp mật thiết hữu cơ hai nhóm nhân tố đó với nhau. Quá trình tự học của sinh viên bao gồm các hoạt động học tập ở trên lớp hay ngoài lớp mà giáo viên chỉ có vai trò hướng dẫn, chỉ đạo còn sinh viên phải có nhiệm vụ tìm hiểu, giải quyết vấn đề. Vì thế, tự học phản ánh tính chủ động, tích cực, độc lập và tự chủ nghiên cứu của sinh viên trong quá trình học hỏi, tìm kiếm tri thức của mình. Quá trình tự học chịu sự tác động của 2 nhóm nhân tố là nhóm bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài. Việc xác định đúng năng lực tự học của sinh viên cũng như xác định được yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tự học của sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở giáo dục là việc làm rất cần thiết.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÝ – TRƢỜNG ĐHSP ĐÀ NẴNG