Tự học ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá năng lực tự học trong sinh viên khoa địa lý - trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng một số biện pháp đề xuất. (Trang 37 - 41)

B. NỘI DUNG

2.2.3. Tự học ngoài giờ lên lớp

Học ở Đại học đòi hỏi ở sinh viên phải truyền tải một khối lượng nội dung tri thức nhiều và khó, thời gian dành cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu khá dồi dào, hơn nữa thời gian trên giảng đường của sinh viên ít và thời lượng dành cho sinh viên tự học ngoài giờ lên lớp càng nhiều hơn.

Khi được hỏi “Ngoài giờ lên lớp, anh(chị) dành bao nhiêu thời gian cho việc học”: 1 tiếng với 24%, 2 tiếng với 40%, 3 tiếng với 20%, 4 tiếng với 10%, trên 5 tiếng với 6 %. Với hình thức học tập theo tín chỉ để hoàn thành khối lượng kiến thức của 01 tín chỉ sinh viên cần thêm 2 - 4 giờ chuẩn bị, tự học (ngoài giờ lên lớp). Như vậy với kết quả trên hầu như sinh viên khoa Địa lý có thời gian tự học hợp lý và đạt yêu cầu. Một số các bạn sinh viên còn lại chưa đáp ứng được yêu cầu của học tập ở bậc Đại học.

Kế hoạch học tập đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tự học của sinh viên, việc thực hiện kế hoạch sẽ giúp người học có động cơ học tập, phân bố thời gian hợp lý, giúp người học đạt hiệu quả hơn. Phải xây dựng một kế hoạch học tập thật khoa học, xác định được khối kiến thức mà bạn cần phải trau dồi, phân bố thời gian cho từng loại kiến thức cụ thể nếu bạn không muốn lãng phí thời gian cho một mớ kiến thức hỗn độn trong đầu.

Biểu đồ 2.3. Thể hiện việc thực hiện kế hoạch học tập của sinh viên khoa Địa lý. Đơn vị (%).

Qua biểu đồ trên ta thấy sinh viên khoa Địa lý có 60% thực hiện kế hoạch học tập đề ra, 27% chỉ thực hiện trong thời gian đầu, 13% không thực hiện kế hoạch học tập. Phần lớn sinh viên thực hiện kế hoạch học tập đề ra, cho thấy ý thức tự học của sinh viên trong Khoa rất tốt, đây là điều tích cực trong quá trình tự học của sinh viên khoa Địa lý. Số còn lại không xây dựng kế hoạch hoặc có xây dựng nhưng chỉ được thời gian đầu mà thôi. Trên thực tế do thiếu kiên nhẫn, kiên trì, lười nhác, đặt việc chơi lên việc học dẫn đến ý thức kém, học tập không hiệu quả, không phát huy hết khả năng của mình. Vì thế, những đối tượng này thường xây dựng kế hoạch và thực hiện chúng khi chuẩn bị kiểm tra hoặc thi cử.

Tự học ngoài giờ lên lớp không chỉ là xây dựng kế hoạch tự học mà còn là việc ôn lại kiến thức cũ. Điều này giúp bản thân người học nắm kiến thức một cách vững vàng, khắc sâu kiến thức, tránh việc nhớ mơ hồ, ôm quá nhiều kiến thức trước kỳ thi, kiếm tra. Qua điều tra, 80% sinh viên cho rằng luôn cố gắng ôn lại kiến thức đã học, không để quên mất là đúng, số sinh viên còn lại cho rằng không cần, chỉ học kiến thức cần để thi là đủ. Kết quả này là dấu hiệu tốt đối với sinh viên khoa Địa lý, phần đa sinh viên có ý thức ôn lại kiến thức đã được học, không để kiến thức mai một, điều này sẽ giúp sinh viên đạt hiệu quả học tập cao không chỉ đạt điểm số cao mà kiến thức tốt phục vụ cho công việc sau này. Một bộ phận còn lại có suy nghĩ lệch lạc, chỉ ôn lại kiến thức khi thi là được dẫn tới kiến thức không vững, nhồi nhét kiến thức khi chuẩn bị thi cử, hiệu quả học tập đem lại không cao.

Có nhiều hình thức tự học ngoài giờ lên lớp khác nhau nhằm giúp người học đạt được hiệu quả học tập. Để tìm hiểu xem mức độ sử dụng của một số hình thức

tự học ngoài giờ lên lớp của sinh viên khoa Địa lý như thế nào tôi có tiến hành điều tra vấn đề này, và kết quả như sau:

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện sử dụng các hình thức tự học ngoài giờ lên lớp trong sinh viên khoa Địa lý – Trường ĐHSP Đà Nẵng.

(Đơn vị: %) STT Các hình thức tự học Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ 1 Học nhóm 1 30 63 7

2 Đọc bài trước khi lên lớp 23 60 17 3 Trao đổi bài với giảng viên và các bạn 7 80 13 4 Lên thư viện học bài 17 43 40 5 Đọc thêm nhiều sách tham khảo, tài liệu

liên quan đến môn học.

23 60 17

6 Sử dụng sơ đồ tư duy 24 40 36

Từ bảng tổng hợp kết quả điều tra ở trên, cho thấy thực trạng mức độ thực hiện sử dụng các hình thức tự học ngoài giờ lên lớp trong sinh viên khoa Địa lý, cụ thể như sau:

- Hình thức học nhóm

Có 80% ý kiến đánh giá cao về hiệu quả mà học nhóm mang lại, trong đó về mức độ thực hiện là 30% là thường xuyên, 63% là thỉnh thoảng, chưa bao giờ là 7%. Qua những số liệu này ta thấy hình thức học nhóm có vai trò hết sức quan trọng, đem lại hiệu quả học tập cao. Làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp học tập phát huy tính sáng tạo, tư duy độc lập, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, tạo nên tinh thần tập thể của sinh viên. Trong đó các thành viên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể hướng đến một mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể. Phương pháp này đã và đang được sinh viên khoa Địa lý sử dụng trong quá trình học tập. Tuy nhiên mức độ sử dụng hình thức này còn chưa cao. Thực tế làm việc theo nhóm chủ yếu là làm bài tập mà thầy cô

yêu cầu chưa có sự tự giác tổ chức học nhóm. Ngoài ra, các nhóm làm việc còn thụ động chưa có sự đầu tư toàn diện về nhiều mặt từ kỹ năng, thái độ đến tinh thần làm việc của các thành viên trong nhóm.

- Đọc bài trước khi lên lớp

Khi điều tra về hình thức này, mức độ thường xuyên là 23%, 60% thỉnh thoảng,

17% chưa bao giờ. Phần lớn sinh viên có đọc bài, giáo trình trước khi lên lớp tuy

nhiên còn ở mức độ thỉnh thoảng. Kỹ năng đọc cũng là một trong những kỹ năng mềm rất quan trọng giúp sinh viên học tốt trong môi trường đại học cũng như cuộc sống nghề nghiệp sau này. Đặc biệt là đối với các sinh viên Địa lý bởi nghề nghiệp tương lai của họ sẽ là giảng dạy Địa lý, hay làm nhiều ngành khác như về tài nguyên – môi trường, du lịch. Cho nên việc chuẩn bị kiến thức trước khi lên lớp có vai trò quan trọng giúp sinh viên chiếm lĩnh tri thức một cách nhanh chóng và nhớ kiến thức lâu dài. Tuy nhiên, mức độ này ở sinh viên khoa Địa lý còn thấp dẫn tới hiệu quả học tập không cao, khi lên lớp không hiểu bài hay chỉ hiểu ở mức độ sơ sài.

- Trao đổi bài với giảng viên và các bạn

Hình thức này các bạn sinh viên khoa Địa lý chủ yếu sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng với 80%, còn 7% ở mức độ thường xuyên, 13% ở mức độ không bao giờ. Kết quả cho thấy hình thức tự học này không thường xuyên diễn ra. Khi được hỏi ý kiến thì các bạn sinh viên cho biết: chỉ trao đổi bài với giảng viên và các bạn khi thầy, cô giáo ra các bài tập về nhà tìm hiểu, hay gần ngày thi mà thôi. Việc trao đổi bài với giảng viên và các bạn giúp bản thân người học chủ động tìm kiếm, làm chủ tri thức, nhớ kiến thức một cách lâu dài hơn. Một số sinh viên trong khoa Địa lý có ý thức tốt, chủ động giải quyết các vấn đề khi gặp khó khăn tìm đến sự trợ giúp của thầy cô, bạn bè. Tuy nhiên, một bộ phận các bạn còn lười nhác, thỉnh thoảng hay không bao giờ trao đổi bài với giảng viên và các bạn. Điều này làm hiệu quả của học tập chưa cao, người học chưa có kỹ năng chiếm lĩnh tri thức và vượt qua các khó khăn trong vấn đề học tập.

- Lên thư viện

Thư viện là nơi có không gian yên tĩnh, tập trung nhiều tài liệu, giáo trình, báo cáo khoa học, khóa luận,… Nó là sự lựa chọn của nhiều bạn sinh viên, trong đó có

sinh viên khoa Địa lý. Với mức độ lên thư viện như sau: 20% thường xuyên, 43%

thỉnh thoảng, 37% chưa bao giờ. Qua số liệu này ta nhận thấy rằng, sinh viên có ý

thức trong học tập tuy nhiên còn ở mức trung bình. Thực tế các bạn thường lựa chọn một hình thức khác ngoài thư viện đó là phòng tự học. Ở trường ĐHSP Đà Nẵng có thiết kế phòng học dành cho sinh viên, ở đây không gian yên tĩnh và thoái mái nên đây là sự lựa chọn khác ngoài thư viện.

- Đọc nhiều sách tham khảo, tài liệu liên quan đến môn học

Qua điều tra về mức độ đọc sách tham khảo, tài liệu liên quan đến môn học phần lớn sinh viên ở mức độ thỉnh thoảng với 60%, 23% ở mức độ thường xuyên, 17% ở mức độ chưa bao giờ. Việc đọc tài liệu được một số sinh viên rất chủ trọng xem đây là khâu quan trọng để hiểu bài, đào sâu kiến thức và mở rộng kiến thức hơn. Tuy nhiên còn một số có ý thức học tập chưa tốt điều này ảnh hướng tới khả năng hiểu bài cũng như kỹ năng đọc của sinh viên.

- Sử dụng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là sơ đồ là phương pháp được đưa ra như một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay để phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Sơ đồ tư duy có tác dụng ghi nhớ, lưu giữ, sắp xếp đối tượng một cách hiệu quả và ngoài ra còn tiết kiệm được thời gian trong học tập. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong sinh viên khoa Địa lý hiện nay còn ở mức độ thỉnh thoảng với 40% tuy nhiên cũng có nhiều bạn sinh viên xem đây là một hình thức học tập bổ ích và hiệu quả với 24% các bạn sử dụng thường xuyên. Bên cạnh đó có 36% sinh viên chưa bao giờ sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập, con số này khá cao; điều này cho thấy sinh viên khoa Địa lý còn chưa thấy được hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ này, ngại tìm tòi, áp dụng những phương pháp học tập tích cực. Trên thực tế, sinh viên chỉ sử dụng sơ đồ tư duy khi bước vào mùa thi, nó chưa trở thành một thói quen học tập của sinh viên.

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá năng lực tự học trong sinh viên khoa địa lý - trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng một số biện pháp đề xuất. (Trang 37 - 41)