Biện pháp tạo hứng thú, động cơ tự học

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá năng lực tự học trong sinh viên khoa địa lý - trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng một số biện pháp đề xuất. (Trang 48 - 56)

B. NỘI DUNG

3.1.1. Biện pháp tạo hứng thú, động cơ tự học

Khơi dậy được sự hứng thú học tập trên cơ sở ý thức học tập tốt. Người học tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầu tiên.Có động cơ học tập tốt khiến cho người ta luôn tự giác say mê, học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng với một niềm vui sáng tạo bất tận. Động cơ của hoạt động học tập là nguyên nhân trực tiếp giúp sinh viên duy trì hứng thú và vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đề ra. Việc tạo động cơ hứng thú có thế xuất phát từ yếu tố bên ngoài, tức là yếu tố của nhà trường, gia đình, xã hội. Đồng thời xuất phát từ yếu tố bên trong, tức là từ nhu cầu nhận thức, nhu cầu mong muốn có ích cho xã hội, từ xu hướng, hứng thú, thế giới quan, niềm tin,... của sinh viên. Động cơ luôn gắn liền với nhu cầu, mong muốn của cá nhân hay nói cách khác nhu cầu chính là yếu tố bên trong quan trọng nhất để hình thành động cơ.

Việc tạo hứng thú, động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp người học thành công trong việc học tập của mình bằng cách:

a. Đối với các cán bộ quản lý

Phải nâng cao nhận thức cho sinh viên về mục tiêu, yêu cầu của ngành học và củng cổ niềm tin học tập. Mục tiêu là cái mà cá nhân ý thức được nó và cố gắng để hoàn thành nó. Việc xác định mục tiêu học tập là nguồn quan trọng kích thích động cơ, từ đó sinh viên tìm được mục tiêu để nỗ lực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả cao trong học tập.

* Biện pháp cụ thể bao gồm:

- Tổ chức các hội thảo, diễn đàn hướng dẫn sinh viên về những mục tiêu và yêu cầu của ngành học, định hướng tư tưởng cho sinh viên ngày từ đầu khóa học: giúp sinh viên xác định được cái đích cần đạt được. Đồng thời, xây dựng được mục tiêu cho mình để nỗ lực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả cao trong học tập.

- Có hình thức khen thưởng, trách phạt đúng đắn: nhu cầu được tôn trọng, được thừa nhận là nhu cầu cơ bản của con người và lời khen luôn có giá trị động

viên rất lớn. Điều này vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên.

- Xây dựng được môi trường học tập lành mạnh: giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi, bám sát lớp, luôn là cầu nối giữa các thành viên trong lớp. Tạo ra môi trường thân thiện, đoàn kết, nề nếp học tập nghiêm túc, chất lượng, tổ chức các hình thức thi đua học tập, giúp đỡ nhau học tập trong tập thể sinh viên. Với việc xây dựng một tập thế tốt, lành mạnh sẽ tạo nên một khối đại đoàn kết, thúc đẩy hoạt động cá nhân, nhóm tham gia tích cực trong quá trình học tập, có ý thức vươn lên. Ngoài ra, xây dựng được môi trường học tập nghiêm túc, chất lượng, không có tiêu cực trong học tập và thi cử. Các cán bộ, giảng viên trong Khoa phải là một tấm gương sáng về học tập, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và làm việc. Từ đó, sinh viên sẽ xác định được động cơ học tập đúng đắn, say mê tìm tòi, chủ động chiếm lĩnh tri thức.

- Thông qua các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống. Các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân sẽ góp phần hình thành ở sinh viên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, góp phần đào tạo những công dân có ích cho xã hội. Qua đó, sinh viên hình thành được mục đích, động cơ phấn đấu học tập đúng đắn. Tuy nhiên, khi chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ, hệ thống tổ chức lớp học không còn ổn định. Do đó, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Để làm tốt công tác này cần tập trung vào một số công việc như:

+ Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống thông qua việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như: Ngày Quốc khánh (02.09), ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22.12, ngày Học sinh Sinh viên Việt Nam 09.01, ngày thành lập Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh 26.03, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30.04, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19.05,.. Những hoạt động này sẽ góp phần làm cho sinh viên hiểu biết truyền thống lịch sử, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc, từ đó, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Ngoài ra,

còn góp phần giáo dục, định hướng thẩm mỹ, hướng đến giáo dục sinh viên phát triển toàn diện.

+ Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, trong đó, chú trọng đến nội dung “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả như: phổ biến “Chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Ban chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của trường xây dựng tới sinh viên để sinh viên biết và phấn đấu; tổ chức chiếu các bộ phim nói về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác cho sinh viên; tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị chào cờ hàng tháng với các nội dung thiết thực, bổ ích như: đọc câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác, tuyên dương các gương điển hình tiên tiến trong sinh viên…

+ Đảng ủy và chi bộ sinh viên cần đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong sinh viên: Những sinh viên có chí hướng phấn đấu tốt, có mong muốn, nguyện vọng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, có kết quả học tập, rèn luyện tốt và tham gia tích cực vào các hoạt động phong trào cần được xem xét kết nạp vào Đảng. Đây là việc làm có tác dụng rất lớn về mặt chính trị tư tưởng của sinh viên, tạo động lực cho sinh viên phấn đấu nỗ lực trong học tập, rèn luyện để được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Tóm lại, việc giáo dục mục đích, động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên có vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của hoạt động học tập. Hi vọng, những nội dung đề xuất trên đây sẽ là tài liệu tham khảo để các trường Đại học áp dụng trong công tác quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

b. Đối với giảng viên

Giảng viên đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng và kích thích ý thức tự học cho sinh viên. Không phải giảng viên chỉ có nhiệm vụ quan trọng lên lớp đều đặn, giảng như thể nào tùy tâm trạng của mình. Các hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thì không cần can thiệp. Mà cần phải quan tâm nhiều hơn đến công tác giảng dạy cũng như hoạt động tự học của sinh viên.

Đa số các giảng viên trong Khoa Địa lý đều thực hiện khá tốt việc giảng dạy cũng như cố vấn học tập cho sinh viên trong quá trình tự học cho sinh viên. Tuy

nhiên, vẫn còn một số giáo viên coi nhẹ việc nâng cao năng lực giảng dạy, chưa quan tâm sát sao tới hoạt động tự học của sinh viên. Sau đây, tôi có đề cập đến các biện pháp cho giáo viên để tạo được hứng thú học tập cho sinh viên trong giờ học cũng như hướng dẫn hoạt động tự học cho sinh viên:

- Giảng viên phải thường xuyên đổi mới cách dạy học:

Trong giờ học giảng viên phải lấy sinh viên làm trung tâm, và làm sáng tỏ nội dung bài, các ý liên quan đến các tình huống cụ thể, giúp người học ghi nhớ đối tượng tốt hơn từ đó sẽ hứng thú hơn và học được nhiều hơn. Muốn vậy, giảng viên phải có kiến thức sâu rộng và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

- Tăng cường đặt câu hỏi và khuyến khích người học đưa ra câuhỏi:

Giảng viên có thể tạo sự tham gia tích cực của học viên bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi và khuyến khích họ đặt câu hỏi. Câu hỏi là phần cốt lõi của một quá trình học. Giảng viên yêu cầu sinh viên đặt các câu hỏi, chú ý lắng nghe và đưa chúng vào những lần dạy sau để khuyến khích các người học đặt câu hỏi. Đồng thời, giảng viên phải thường xuyên đặt câu hỏi để buộc sinh viên phải tích cực suy nghĩ tìm câu trả lời. Khi giảng viên nghe ý kiến của giảng viên kết hợp đánh giá kết quả học tập thông qua hỏi và trả lời câu hỏi trên lớp thì người học sẽ có thêm “động cơ” để học tập tích cực hơn trong quá trình học trên lớp. Trong khi giảng bài giảng viên nên sử dụng phương pháp dạy học tích cực để kích thích sinh viên suy nghĩ bằng cách đưa ra một chủ đề hoặc một vấn đề để sinh viên đưa ra đề nghị hoặc gợi ý. Người học được ghi nhận nhưng không đánh giá. Bằng cách đó giảng viên có thể làm cho sinh viên cảm thấy mình có liên quan đến bài giảng và thông qua đó có thể biết được năng lực của mỗi người học để tạo hứng thú, tò mò, kích thích sự ham hiểu biết của sinh viên khi học bài.

- Dùng những phương tiện để hỗ trợ trực quan:

Giảng viên sử dụng những hình ảnh minh hoạ trực quan để làm cho bài giảng bớt trừu tượng và sau thời gian nói liên tục phải có giờ giải lao. Để học được một vấn đề, nhiều người đòi hỏi phải được nhìn tận mắt ngay cả khi vừa được nghe về nó. Do vậy, giảng viên nên sử dụng các phương tiện như: biểu đồ, đồ thị, bảng, máy chiếu, băng video để hỗ trợ giảng dạy.

Tuy nhiên, nếu dùng các phương tiện nghe nhìn chỉ để thay phấn viết bảng thôi thì hậu quả sẽ tiêu cực bởi vì thực chất đó vẫn là phương pháp thuyết trình một chiều. Mục đích việc dùng các phương tiện nghe nhìn là làm cho bài giảng sinh động hơn, tiết kiệm thời gian viết bảng để giành thời gian cho giảng viên giải thích, cho sinh viên đặt câu hỏi và thảo luận.

- Chuẩn bị các tài liệu bổ sung:

Trước khi giảng bài, nhất là khi giảng viên sử dụng bài giảng PowerPoint, nên phân phát đề cương bài giảng cho sinh viên. Nội dung của đề cương bao gồm: Mục đích môn học, mục tiêu môn học, nội dung chi tiết của môn học, điều kiện tiên quyết, hình thức tổ chức và phương pháp dạy - học cho từng nội dung của môn học, hình thức kiểm tra - đánh giá của từng hoạt động học tập…Qua đó, sinh viên chủ động lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để thực hiện được các mục tiêu của môn học. Giảng viên cần phải tuân thủ theo đúng kế hoạch trong đề cương và yêu cầu sinh viên nghiêm túc thực hiện đề cương này. Ngoài ra, tài liệu này giúp người học dễ theo dõi những ý chính, tóm tắt nội dung, phát triển các ý và áp dụng chúng. Giảng viên có thể phát hay giới thiệu nguồn tài liêu đọc thêm liên quan để sinh viên có thể nghiên cứu sâu hơn về vấn đề đã được giảng trên lớp.

- Khuyến khích học tập theo nhóm và tăng cường thảo luận:

Khi cho sinh viên học tập theo nhóm kết quả thường tốt hơn là học một mình. Học tập, cũng như làm việc, nếu có tính tương hỗ và xã hội sẽ tốt hơn là cạnh tranh và biệt lập. Làm việc cùng với những người khác sẽ hứng thú hơn và tăng thêm cơ hội học tập được lẫn nhau. Chia sẻ ý tưởng của nhau và phản ứng trước hành động của người khác sẽ làm cho suy nghĩ sắc bén hơn và hiểu biết được sâu sắc hơn.

Giảng viên có thể bắt đầu bài học bằng một cuộc thảo luận để lấy ý kiến và quan điểm của học viên, cũng có thể xen giữa bằng một cuộc thảo luận để làm sáng tỏ một vấn đề hoặc để tóm tắt củng cố nội dung, cũng có thể tổ chức buổi thảo luận vào cuối buổi học vì tất cả những mục đích kể trên.

Cũng có thể bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách đưa ra một lời phát biểu, một câu hỏi hoặc một vấn đề, cũng có thể dùng các đoạn phim minh hoạ hoặc bài tập. Các phương pháp khác có thể tạo ra cấu trúc của một cuộc thảo luận hữu ích. Các

buổi thảo luận có thể là một nhóm nhỏ từ 4-6 người hoặc nhóm những tổ thảo luận với nhau hoặc một nhóm từ 6-10 người thảo luận về một vấn đề trong khi những người còn lại ngồi nghe. Đồng thời, người thầy phải rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để đem lại sự hiệu quả trong làm việc theo nhóm.

Ngoài ra, nếu như lớp có kế hoạch đi thực địa/thực tập giáo trình thì để cho sinh viên tự thảo luận lập kế hoạch và đảm nhiệm một phần hay toàn bộ mọi sự sắp xếp cho chuyến đi. Tạo cơ hội cho những sinh viên làm cán bộ hòa nhập trong lớp. Dùng các kỹ năng lãnh đạo của những sinh viên đó để cải thiện hoạt động của các sinh viên khác.

- Minh hoạ bài giảng bằng các ví dụ, tình huống hoặc sự việc cụ thể:

Thay vì tập trung cung cấp khái niệm, kiến thức yêu cầu học thuộc, giảng viên cần lấy ví dụ giải thích/minh hoạ khái niệm. Sử dụng các ví dụ quen thuộc để minh hoạ về các quy tắc, nguyên lý, định nghĩa, học thuyết để sinh viên có thể hiểu được. Giáo viên cần đặt ra cho người học những tình huống cần phải giải quyết nhằm giúp học viên áp dụng lý thuyết và kiến thức học được để ra quyết định. Giáo viên phân tích tình huống đặt ra để học viên biết cách áp dụng những gì đã học vào cuộc sống của người học sau này.

Phương pháp dạy và học tích cực hiện nay thường được áp dụng như: dạy học qua dự án, dạy học nêu vấn đề, học thông qua hành động, học qua trải nghiệm. Thông qua việc nêu ý tưởng, nhiệm vụ, hướng dẫn chọn lựa các khái niệm, các phương pháp, công cụ đánh giá... tìm cách đặt ra cho sinh viên các nhiệm vụ phải giải quyết để chúng suy nghĩ, tìm lý thuyết, phương pháp phù hợp tích cực tìm kiếm thông tin, tự trải nghiệm và học các kỹ năng đánh giá cách suy nghĩ của bản thân.

-Phản hồi nhanh chóng với sinh viên:

Sinh viên cần biết về những gì có thể thu được từ khoá học. Lúc bắt đầu học sinh viên cần được giúp đỡ trong việc đánh giá kiến thức và năng lực hiện có. Trong lớp sinh viên cần có cơ hội thường xuyên để thể hiện và nhận được những gợi ý bổ ích cho việc học được tốt hơn. Trong quá trình học và cuối khoá sinh viên cần có cơ hội để bộc lộ những gì họ đã học được, biết những gì họ cần phải làm để tiếp tục học tốt hơn. Do vậy sự đánh giá và phản hồi kịp thời của giáo viên đối với người học có tác dụng rất lớn đối với việc chủ động học tập của sinh viên.

-Đặt kỳ vọng cao cho sinh viên:

Có kỳ vọng trong cuộc sống và học tập là hết sức cần thiết cho mọi người. Thường thì khi người thầy đặt kỳ vọng cao cho sinh viên thì họ sẽ phải tích cực phấn đấu học tập hơn. Nếu thầy quá dễ dãi, học ít thi vẫn đỗ, thậm chí đạt được điểm cao, thì sinh viên sẽ không “chịu” học. Do vậy, kỳ vọng sinh viên phải nổ lực học tập là một giải pháp mang tính cưỡng bức cần thiết để thúc đẩy sinh viên chủ động học tập nhằm đạt được kết quả cao.

- Tôn trọng tài năng và phương pháp họcđa dạng của sinh viên:

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá năng lực tự học trong sinh viên khoa địa lý - trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng một số biện pháp đề xuất. (Trang 48 - 56)