B. NỘI DUNG
3.1.2. Biện pháp tự học
Khi tìm cho mình động lực học tập, người học cần có xây dựng cho mình các phương pháp học tập để đạt hiệu quả cao trong hoạt động tự học. Để có phương pháp tự học khoa học người học cần thực hiện các bước sau:
- Xây dựng kế hoạch tự học:
Là việc xây dựng kế hoạch cho những hoạt động cụ thể nhằm thực hiện được các nhiệm vụ mà mục tiêu đề ra. Mỗi cá nhân khi xây dựng kế hoạch học tập cụ thể cần phải hiểu rõ mục tiêu và tính toán những bước đi thích hợp. Khi lập kế hoạch cần phải suy nghĩ về những gì sẽ làm, chuẩn bị tốt nhất để đạt được hiệu quả học tập cao và phải đặt câu hỏi là tại sao chúng ta phải làm như thế. Đây chính là quá trình lập kế hoạch học tập, là quá trình lập học cách học, mỗi cá nhân phải tính toán cách thức và thời gian để hoàn thành các công việc. Hiện nay, đa số sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập còn mang tính tùy tiện, gặp đâu học đó, chưa hình dung
được toàn bộ công việc mình đang và sẽ làm như thế nào. Trong khi đó một khối lượng công việc lớn mà sinh viên phải hoàn thành lại chỉ thực hiện trong một thời gian hạn chế. Vì vậy người học cần phải sử dụng thời gian một cách tiết kiệm và hiệu quả, bằng cách phân phối công việc một cách khoa học, đặc biệt chú ý đến thời gian tự học.
Tôi không đề cập đến kế hoạch tự học cho từng học kỳ, từng tháng hay từng tuần mà chỉ chú ý đến kế hoạch tự học cho từng nội dung cụ thể trong một học phần. Để sinh viên có thể lập được kế hoạch học tập cho những hoạt động cụ thể thì giảng viên phải cung cấp một bảng kế hoạch giảng dạy cụ thể cho mỗi học phần. Sinh viên dựa vào đó để định ra các công việc mình sẽ làm trong thời gian bao lâu và làm như thế nào, sau khi có kế hoạch tự học điều quan trọng là làm cho học sinh tuân thủ trình tự đã ghi trong kế hoạch cho đến khi hoàn thành, không đi chệch hướng với kế hoạch đề ra.
Việc đặt kế hoạch cần chú ý cả những kế hoạch hoạt động trên lớp và cả những hoạt động của sinh viên ngoài lớp. Sau đây là mẫu kế hoạch có thể tham khảo:
Mẫu kế hoạch hoạt động học tập:
- Nghe và ghi bài
Nghe giảng và ghi chép là những kỹ năng quan trọng của sinh viên trong quá trình học tập. Quy trình nghe giảng gồm các khâu như ôn bài cũ, làm quen với bài sắp học, hình dung các câu hỏi đối với bài mới. Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn dắt của giáo viên, liên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức đã có với các câu hỏi đã hình dung trước. Kết quả của việc nghe giảng và ghi chép ngoài việc
STT Nội dung Mục tiêu Nhiệm vụ/ Bài tập Hoạt động cụ thể Thời gian 1 2 3 …
thể hiện năng lực nhận thức, tư duy của người học còn thể hiện ở kỹ năng tự học của người đó.
Nghe giảng: Để tập trung nghe giảng nắm được bài ngay trên lớp không phải là
một việc đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, việc tập trung được hay không đôi khi còn phụ thuộc vào thầy giáo, bài giảng hay các nguyên nhân chủ quan khác. Chỉ có cách bạn phải luyện tập, tránh để bản thân bị phân tâm. Nghe giảng đồng thời phải tư duy tích cực, khẩn trương. Liên hệ những kiến thức đang nghe với kiến thức đã học để tìm ra mối liên hệ. Tốt nhất bạn nên chọn vị trí gần thầy cô, vừa có thể nghe rõ hơn, vừa có khả năng ít nói chuyện. Việc phát biểu hay đặc câu hỏi cho thầy cô giáo cũng là một cách khiến chúng ta tập trung hơn. Để phát biểu tốt thì hãy ghi những câu nhận xét hay phát biểu vào một tờ giấy trước khi phát biểu.
Ghi chép: cần phải viết nhanh hơn, ghi chép bài giảng theo ý hiểu của mình, dùng nhiều ký tự viết tắt hơn để tiết kiệm thời gian ghi chép dành thời gian cho việc nghe giảng. Không cần phải ghi tất cả những gì thầy cô nói. Cần ghi một cách có chọn lọc, sử dụng kí hiệu riêng, ghi cả chính đề lẫn phản đề, ghi thắc mắc của chính mình,… Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh,… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của người bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng.
- Đọc và ghi nhớ:
Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều. Do
đó, sinh viên cần:
+ Phải xác định rõ mục đích đọc sách, chọn cách đọc phù hợp như tìm hiểu nội dung tổng quát của quyển sách, đọc thử một vài đoạn, đọc lướt qua nhưng có trọng điểm, đọc kĩ có phân tích, nhận xét, đánh giá. Khi đọc sách cần phải tập trung chú ý, tích cực suy nghĩ và ghi chép…
+ Một số quy trình đơn giản về kỹ năng đọc sách: bắt đầu từ việc làm quen với tên tác giả cuốn sách, tên sách, sau đó đọc mục lục, đọc lời nói đầu, đọc lướt qua cuốn sách, rồi đọc kỹ, tóm tắt nội dung, ghi lại những điều lý thú, nêu câu hỏi và đề xuất những ý mới trong quá trình đọc,…
+ Khi đọc sách cần rút ra được những tư tưởng chính của mỗi đoạn, so sánh, phân loại, hệ thống hóa,… đề xuất cái mới và nêu câu hỏi. Điều này rất quan trọng vì sự sáng tạo thường nảy sinh trong quá trình đọc sách. Sinh viên cần biết tái hiện và cảm thụ và đặc biệt là lòng tôn trọng của mình đối với sách vì đây là nguồn thông tin tập trung và có chọn lọc các giá trị cơ bản và quan trọng của kinh nghiệm lịch sử loài người.
Ghi nhớ là thành phần cơ bản và quan trọng trong quá trình học tập. Vì nếu không có ghi nhớ thì người học cũng chẳng thể tư duy. Để sinh viên ghi nhớ kiến thức hiệu quả:
+ Để có thể ghi nhớ tốt thì điều trước hết phải hiểu. Nếu ghi nhớ mà không hiểu thì ghi nhớ đó sẽ không bền vững. Thậm chí có bền vững thì cũng chỉ là những tri thức “khô cứng” khó vận dụng được.
+ Sinh viên cần biết cách ghi nhớ bằng cách hệ thống hóa, khái quát hóa những tri thức cũ. Tìm cách so sánh, xem xét tương tự kiến thức mới với kiến thức đã học. + Thường xuyên ôn tập củng cố cũng như lập các sơ đồ khái niệm, các nguyên lý… theo cách hiểu của riêng mình.
- Chọn thời điểm học:
+ Đối với lý thuyết: tùy vào mỗi người sẽ thích học những giờ khác nhau, nhưng theo tôi nghĩ thì học buổi sáng sớm là tốt nhất, vìkhi đó không gian yên tĩnh, giúp ta tập trung và mau nhớ.
+ Đối với bài tập: nên học khi nào bạn cảm thấy có hứng, đầu óc thoải mái thì việc lập luận và suy nghĩ tính toán mới chính xác được.
+ Sắp xếp phân bổ môn học: bạn nên chọn môn nào mình thích để học trước, vì có thích mới có cảm giác hưng phấn để học cho những môn kế tiếp người ta nói: “vạn sự khởi đầu nan” mà bạn cũng cần phân bổ thời gian đối với từng môn học ví dụ: bạn có hai môn cần học khoảng hai tiếng rưỡi, thì với môn khó ta nên chọn thời gian dài hơn khoảng một tiếng rưỡi, chứ không nên phân bổ thời gian ra 50:50. Học suốt chỉ một môn cũng không được, vì sẽ gây cảm giác nhàm chán, mệt mỏi, gây chán nản trong việc tự học. Do đó bạn hãy biết chọn lựa phân bổ một cách khoa học, hợp lý để việc học đạt kết quả cao mà thời gian mình bỏ ra không bị uổng phí.
Hiện nay, trong dạy và học địa lý, kênh hình được sử dụng với hai chức năng: chức năng minh họa và chức năng làm nguồn tri thức. Trong hai chức năng đó thì chức năng quan trọng và có ý nghĩa hơn cả là làm nguồn tri thức. Kênh hình trong dạy học địa lý gắn liền với bản đồ, bảng số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh… Bản đồ và bảng thống kê số liệu là một bộ phận quan trọng trong hầu hết các tiết dạy địa lý. Qua bản đồ, bảng số liệu… người học thể phát triển tri thức và tư duy địa lý.
Lên Đại học, sinh viên tiếp xúc nhiều hơn với bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thông qua rất nhiều môn học như: Địa lý tự nhiên các lục địa I, II; Địa lý kinh tế xã hội đại cương I, II; Trái đất, Khí quyển, Địa lý kinh tế - xã hội thế giới I, II, III; Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam I, II; v.v… Hầu như sinh viên đã có nền tảng khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu ở THCS hay THPT. Việc khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu cũng vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, trong tự học không phải bạn nào cũng sử dụng kênh hình này để học tập.
Khi tự học nên kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu để nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng, tránh mơ hồ, khó hiểu. Nếu học Địa lý mà không suy nghĩ và liên hệ tới lãnh thổ của nó thì sẽ bị rơi vào thế khó hiểu và lẫn lộn, nhanh quên. Ngoài ra, nên xây dựng cho mình một bản đồ “câm” vẽ, ghi các kiến thức mà bạn biết lên đó, nó sẽ giúp người học nhớ lâu hơn và kích thích khả năng tư duy, tính khoa học trong học tập.
- Học nhóm:
Trong quá trình học nhóm, thông qua quá trình trao đổi, thảo luận, bàn bạc với bạn học để tìm ra chân lý. Ngoài ra, còn tạo nên sự tương tác, hỗ trợ giữa các thành viên, rèn luyện kỹ năng giao tiếp trước đám đông. Thảo luận nhóm giúp người học nhớ 50% kiến thức, khi dạy lại cho người khác giúp nhớ 90% kiến thức. Hoạt động nhóm muốn thành công, sinh viên cần:
+ Lập kế hoạch hoạt động nhóm + Xây dựng nội quy nhóm
+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý + Thảo luận, trao đổi
+ Nghiên cứu tài liệu + Chia sẻ thông tin
+ Lắng nghe chủ động, tích cực + Chia sẻ thông tin
+ Giải quyết xung đột
+ Tự kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm
- Tự kiểm tra và đánh giá:
Để rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra đánh giá cho bản thân, sinh viên cần:
+ Đối chiếu kết luận của giáo viên và các ý kiến của các bạn với kết quả của bản thân để tự điều chỉnh sửa chữa hoặc hoàn thiện kết quả của mình đã tìm được.
+ Thông qua việc đánh giá cách giải quyết vấn đề của giáo viên, của bạn bè và của mình từ đó chọn được cách giải quyết tốt nhất.
+ Và đặc biệt, cần tự rút kinh nghiệm về phương pháp học tập của mình, từ đó luôn luôn tự điều chỉnh, hoàn thiện để ngày càng tiến bộ.
+ Phát hiện ra những chỗ thiếu hụt về kiến thức, những sai lầm trong nhận thức… để từ đó tìm cách bổ sung, khắc phục.