Nhận thức của sinh viên trong khoa Địa lý về vấn đề tự học

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá năng lực tự học trong sinh viên khoa địa lý - trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng một số biện pháp đề xuất. (Trang 32 - 36)

B. NỘI DUNG

2.2.1. Nhận thức của sinh viên trong khoa Địa lý về vấn đề tự học

Hầu hết sinh viên khoa Địa lý từ năm thứ nhất đến năm thứ tư đều xem tự học là phương pháp kích thích tư duy độc lập trên cơ sở tự tìm tài liệu liên quan, đọc sách, giáo trình và nghe bài giảng của giảng viên khi đến lớp. Trên thực tế đây là phương pháp chịu ảnh hưởng của các phương pháp dạy học của giảng viên khi phần lớn giảng viên thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống để truyền tải kiến thức cho sinh viên. Để lĩnh hội tri thức một cách chủ động và tích cực, sinh viên phải dựa vào quá trình nghiên cứu tài liệu để tìm kiếm thông tin và giải quyết các vấn đề trong học tập.

Với đặc thù của khoa Địa lý, sinh viên được học các chuyên ngành khoa học, mỗi môn học đều có phương pháp logic đặc trưng. Đó là các phương pháp nhân thức theo logic khoa học. Đối với các môn như: Toán cao cấp, Vật lí đại cương, Xác suất thống kê,… thì phương pháp học phải hoàn toàn khác với các môn liên quan

đến ngành Địa lý như: Giáo dục học, Triết học và cũng khác với phương pháp học các môn chuyên ngành thuộc về Địa lý. Việc lựa chọn phương pháp tự học như thế nào cho phù hợp là điều mà sinh viên khoa Địa lý không phải ai cũng làm được. Nếu không phù hợp với từng bộ môn, sinh viên không thế nhận thức được các kiến thức, kỹ năng cơ bản của bộ môn đó.

Phương pháp tự học, trong đó cốt lõi của phương pháp là việc độc lập tư duy đối với mỗi sinh viên. Sinh viên Địa lý thường tiếp thu nguồn kiến thức qua lời nói, bài giảng, sách giáo khoa, giáo trình, tạp chí, báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án, mạng internet…đó là quá trình sưu tầm, tìm hiểu và đào sâu tri thức để thu nhận kiến thức từ bài học. Trước một bài học, các sinh viên tích cực thường đọc trước giáo trình, tìm tài liệu liên quan, nắm vững các nội dung cơ bản và khi gặp vấn đề khó khăn sẽ trao đổi trực tiếp với giảng viên. Một số sinh viên còn lại thường tỏ ra bị động đón nhận kiến thức mới, lúng túng trong các vấn đề giảng viên đưa ra, thiếu tâm thế sẵn sàng. Việc nhận thức đúng đắn trong học tập có vai trò vô cùng quan trọng, được xem là tiền đề để việc học được hiệu quả hơn. Và cho nên nhận thức sai lệch thì chắc chắn hoạt động học tập sẽ không đạt được kết quả cao.

Thông qua quá trình điều tra các bạn sinh viên Khoa Địa lý về vấn đề tự học, khi hỏi về mục đích học tập kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Bảng số liệu thể hiện mục đích học tập của sinh viên Khoa Địa lý – Trường ĐHSP Đà Nẵng. Đơn vị (%)

Mục đích học tập Để bố mẹ vui Để có bằng đại học Để có thêm kiến thức Để có việc làm sau khi tốt nghiệp Ý kiến khác Kết quả 7 10 6 67 10

Qua kết quả điều tra trên, phần lớn các bạn sinh viên và đặc biệt là sinh viên năm tư đều trả lời: mục đích học tập của mình là để có công việc ổn định sau khi tốt nghiệp. Kết quả này cho thấy rằng mục đích học tập của phần lớn các bạn sinh viên khoa Địa lý là để có việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp, đây không chỉ là tâm lý

của mỗi các bạn sinh viên trong khoa mà là tâm lý nhận thức chung của tất cả sinh viên. Hiện nay, vấn đề thất nghiệp đang tạo ra gánh nặng cho mỗi quốc gia không chỉ Việt Nam vì vậy vấn đề muốn có việc làm sau khi tốt nghiệp cũng rất dễ hiểu. Có 7% sinh viên cho rằng mục đích học tập để bố mẹ vui. Điều này cho thấy rằng còn tồn tại các ý kiến, quan điểm chưa đúng về mục đích học tập.

Ngoài ra, hầu hết các bạn sinh viên từ năm nhất cho đến năm tư đều cho rằng vấn đề tự học hiện nay đều rất quan trọng với 80%, 20% cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng tự học không quan trọng. Các bạn đều cho rằng việc tự học là rất quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên, với quan niệm đúng đắn điều này sẽ tác động tích cực đến năng lực tự học của sinh viên. Nhận thức về vai trò của tự học có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sinh viên vì đó là cơ sở để hình thành thái độ và hành vi đối với việc tự học của chính bản thân sinh viên ở hiện tại cũng như suốt đời.

Nhận thức, thái độ đối với việc tự học của sinh viên được biểu hiện thông qua mục đích tự học và các hành vi về việc chủ động học tập. Nếu sinh viên có một thái độ tự học tốt thì sẽ có một mục tiêu học tập đúng đắn. Mục đích đó không chỉ để đối phó hay phục vụ cho những mục tiêu trước mắt (phục vụ cho kì thi hết môn, hay đạt được điểm cao) mà còn phải hướng đến mục tiêu lớn hơn đó là chiếm lĩnh tri thức. Thái độ tự học cũng biểu hiện việc xác định cho mình tự học khi nào? Hay là xây dựng được một kế hoạch tự học. Việc tự học chỉ đạt hiệu quả khi được thực hiện theo kế hoạch và phải được tiến hành thường xuyên.

Kết quả điều tra cho thấy rằng: 47% ý kiến đồng ý với quan điểm tự học nhằm mục đích mở rộng kiến thức; 27 % đào sâu kiến thức; 14% để thuộc, hiểu bài hơn; tuy nhiên có 10% ý kiến cho rằng việc tự học chỉ nhằm mục đích chuẩn bị cho

kì thi. Và một số ý kiến khác cho rằng mục đích tự học có nhiều lý do bao gồm: để

Biều đồ 2.1. Thể hiện mục đích tự học của sinh viên khoa Địa lý – Trường ĐHSP Đà Nẵng. Đơn vị (%)

Qua biểu đồ trên ta thấy rằng: các bạn sinh viên khoa Địa lý phần lớn đều nhận thức đúng về mục đích của việc tự học. Tuy nhiên cũng có những ý kiến chưa đúng đắn về mục đích của tự học, tự học không chỉ để phục vụ cho thi cử mà còn để hiểu bài, đào sâu, mở rộng kiến thức. Việc tự học có mục đích đúng đắn sẽ tạo nền tảng giúp sinh viên đạt hiệu quả cao trong học tập. Còn quan niệm sai lệch trong nhận thức về mục đích nhận thức tự học sẽ gây nên sự lười nhác trong học tập, không hiểu bài ảnh hướng xấu đến kết quả học tập.

Còn về thái độ nhận thức của việc xây dựng kế hoạch tự học: phần lớn sinh viên khoa Địa lý tự học có lập kế hoạch học tập với 44% sinh viên tự học có thời

gian biểu, kế hoạch đã định sẵn. Tuy nhiên, 27% lại cho rằng chỉ tự học khi chuẩn

bị kiểm tra hoặc thi cử, 3% tự học khi giảng viên yêu cầu, 13% tự học mỗi ngày. Phần lớn sinh viên trong khoa Địa lý đã xây dựng kế hoạch thực tập cho riêng mình, góp phần nâng cao ý thức học tập trong khoa. Những vẫn còn một số sinh viên viên có ý thức tự học chưa cao, xem việc học chỉ mang tính đối phó cho các kì thi kiếm tra. Học tập thụ động sẽ làm cho hiệu quả học tập không cao, kiến thức đọng lại sẽ rất ít, nắm không vững kiến thức và mau quên. Nếu việc tự học chỉ diễn ra để phục vụ một mục đích cụ thể nào đó trong ngắn hạn như kỳ thi hết môn, hoặc một cách thụ động chỉ khi có người khác yêu cầu, hoặc học không có kế hoạch thì đều không mang lại nhiều hiệu quả.

Tự học có thể diễn ra rất nhiều nơi, có thể tổ chức ngay ở nhà, thư viện, trên lớp hay ở bất cứ nơi nào.

Biểu đồ 2.2. Thể hiện địa điểm tự học của sinh viên khoa Địa lý. Đơn vị (%)

Theo điều tra, khảo sát số liệu cho thấy rằng: tự học ở nhà chiếm 70%, 25% cho rằng tự học ở bất cứ nơi nào, 3% tự học thư viện, 2% tự học ở lớp. Tự học ở nhà chiếm phần lớn trong hoạt động tự học của sinh viên, tự học ở thư viện hay ở lớp rất ít. Khi được hỏi ý kiến các bạn thường cho rằng tự học ở nhà đem lại hiệu quả hơn là lên thư viện.

Khi được hỏi “Thường xuyên liên hệ thực tiễn vào bài học có giúp anh(chị) học tập hiệu quả hơn”: 93% cho là đúng, 7% chỉ học trong lý thuyết, không cần.

Hầu như các bạn sinh viên khoa Địa lý có nhận thức đúng về quá trình liên hệ thực tiễn vào bài học sẽ. Điều này giúp sinh viên nắm được vấn đề một cách dễ dàng , đạt hiệu quả cao trong học tập.

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá năng lực tự học trong sinh viên khoa địa lý - trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng một số biện pháp đề xuất. (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)