Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá năng lực tự học trong sinh viên khoa địa lý - trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng một số biện pháp đề xuất. (Trang 43 - 48)

B. NỘI DUNG

2.3.2. Nguyên nhân khách quan

Đối với sinh viên năm nhất, các bạn mới rời ghế nhà trường quen với kiểu học thuộc ở phổ thông, vì thế còn gặp nhiều bỡ ngỡ khi phải tiếp cận một phương pháp học đòi hỏi người học phải chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức, chịu khó học tập, đào sâu nghiên cứu, mở rộng thêm kiến thức bằng cách học tập độc lập. Trong quá trình điều tra khi hỏi: Anh (chị) có lúng túng khi thấy chương trình học ở

trường Đại học không giống với chương trình học ở trường THPT không? 70% trả

lời , 30% trả lời không. Phần đa câu trả lời là , sự lúng túng khi bước vào môi trường mới là tâm lý chung của các sinh viên khi mới bước vào trường Đại học.

Do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phòng học chất chội, cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho nên gây khó khăn khá lớn cho việc phát triển năng lực tự học của sinh viên (thảo luận nhóm, học cá nhân, học theo cặp,...). Đối với việc tự học ngoài giờ lên lớp: sinh viên chủ yếu là người ngoại tỉnh, phải ở trọ, phòng chật chội rất khó khăn để lựa chọn các hình thức tự học như học nhóm, còn ở trường điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp úng được như cầu tự học của sinh viên. Điều kiện cơ sở vật chất (phòng đọc, thư viện,..) của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu theo học của sinh viên với 50% ý kiến cho rằng điều kiện học tập ở trường chỉ đáp

ứng một phần rất nhỏ nhu cầu học tập của sinh viên.

Biểu đồ 2.4 Thể hiện điều kiện tự học của nhà trường đến nhu cầu tự học của sinh viên khoa Địa lý. Đơn vị (%)

Môi trường học tập cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của quá trình tự học không cao: 7% các bạn sinh viên cho rằng môi trường học tập của mình rất tệ,

có quá nhiều tiếng ồn do phòng trọ gần đường giao thông, gần khu vực chợ, ý thức

giữ gìn trật tự của các bạn sinh viên chưa cao. Tuy ảnh hưởng của môi trường tới hoạt động tự học ở đây không phải là lớn nhưng ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu kiến thức cũng như tập trung của người học. Khi môi trường học tập nhiều tiếng ồn, 57% các bạn sinh viên khắc phục được môi trường, khi phóng vấn nhiều ý kiến trả lời rằng bạn đã khắc phục bằng cách nghe nhạc Baroque vừa giúp trí não thư giãn mà đem lại hiệu quả học tập cao, hay tự học vào buổi sáng sớm vừa yên tĩnh lại tiếp thu bài hiệu quả hơn,…

Khó khăn trong tìm kiếm tài liệu cũng làm nguyên nhân dẫn đến mức độ đọc ở mức trung bình của sinh viên khoa Địa lý. 83% sinh viên cho rằng mình khó khăn trong việc tìm tài liệu liên quan đến nội dung, vấn đề mà mình đang tìm kiếm dẫn tới kết quả không được như mong muốn.

Sự mất tập trung trong quá trình học là nguyên nhân khiến hiệu quả của quá trình tư học không cao. Trong quá trình điều tra nguyên nhân phần lớn sinh viên cho rằng mình mất tập trung (52%) trong quá trình học, dẫn tới chất lượng học tập không tốt.

Biểu đồ 2.5 Thể hiện mất tập trung trong quá trình tự học của sinh viên khoa Địa lý. Đơn vị (%).

Hiện nay, sự phát triển của mạng internet đã làm ảnh hưởng đến sự tập trung của sinh viên trong quá trình tự học của sinh viên. Hầu như, sinh viên khoa Địa lý cho rằng: Máy vi tính, điện thoại, phim ảnh, game, các trang mạng xã hội như yahoo, facebook, zalo,… tốn rất nhiều thời gian với 60% ý kiến, 40% còn lại cho rằng không bị những việc đó làm lơ là việc học tập. Việc sử dụng mạng xã hội đã tạo nên thói quen khó bỏ của rất nhiều sinh viên, làm ảnh hướng đến thời gian, gây mất tập trung cho việc học.

Nguyên nhân tiếp theo là do các thầy cô chưa thường xuyên trao đổi, hướng dẫn, cung cấp những kỹ năng và phương pháp tự học cho sinh viên. Khi điều tra phiếu hỏi ý kiến thì có một số lượng lớn sinh viên trả lời các thầy cô chỉ thỉnh thoảng quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên.

Kết quả cụ thể được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp đánh giá mức độ quan tâm đến rèn luyện các kỹ năng tự học cho sinh viên khoa Địa lý – ĐHSP Đà Nẵng (Đơn vị:%)

STT Nội dung Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ

1 Xây dựng bầu không khí hứng thú, thi đua trong giờ học.

29 55 16

2 Hướng dẫn xây dựng kế hoạch tự học. 12 68 20 3 Giới thiệu sách tham khảo, bài tập. 20 55 25 4 Yêu cầu sinh viên đề xuất thắc mắc khi 13 60 27

đọc giáo trình, tài liệu mà giảng viên giới thiệu.

5 Giao bài tập về nhà, chuẩn bị nội dung thảo luận, làm việc nhóm.

50 45 5

6 Liên hệ thực tiễn vào bài học. 45 42 13 7 Giảng viên vận dụng phương pháp dạy

học tích cực trong dạy học.

30 57 13

8 Kiểm tra, đánh giá sinh viên. 18 62 20

Một số giáo viên còn thiếu sáng tạo trong thiết kế bài giảng, dạy học theo lối truyền thống gây nên tâm lý mệt mỏi, chán nán, buồn ngủ trong giờ học và kéo theo hiệu quả học tập không cao. Các mức độ đánh giá sự quan tâm của giáo viên trong việc rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng tự học mới chỉ ở mức thỉnh thoảng, hay quan tâm rất ít đến vấn đề này.

Đặc biệt với hình thức học nhóm sinh viên chỉ thụ động nhận nhiệm vụ và hoàn thành bài tập mà chưa biết phải làm việc nhóm như thế nào để hoàn thành bài tập một cách tốt nhất. Đồng thời, hình thức học nhóm được áp dụng trong tất cả các môn học. Nhiều khi sinh viên phải làm nhóm quả nhiều trong cùng một thời gian. Điều này gây nên tâm lý mệt mỏi, nhàm chán trong sinh viên. Vì thế với 20% cho rằng kết quả học tập mang lại không cao. Các thành viên trong nhóm thiếu sự đồng thuận, gắn kết giữa với nhau. Các nhóm chưa lắng nghe, chưa tạo cơ hội để các thành viên được thể hiện, khẳng định mình, được thảo luận và phát biểu ý kiến. Ngoài ra, nhóm trưởng cũng chưa phát huy được vai trò của mình, chưa có năng lực và kỹ năng trong điều hành nhóm. Vì thế dẫn đến tình trạng một số thành viên trong nhóm buông xuôi, chán nản, phó mặc chỉ tham gia một cách đối phó. Các thành viên thiếu sự gắn kết với nhau, không khí làm việc nhóm chưa thân thiện, cởi mở, ít tạo cơ hội cho các thành viên phát huy năng lực, khiến các thành viên không muốn tham gia hoặc tham gia một cách hình thức.

Ngoài ra, thì một trong những nguyên nhân khó thực hiện việc tự học là do phải học quá nhiều môn học trong một học kỳ tối đa số tín chỉ trong một học kỳ 25tín chỉ. Khối lượng kiến thức học tập ở bậc đại học nhiều hơn so với ở bậc học

phổ thông (ở bậc phổ thông tính ra chỉ bằng nửa học kỳ ở bậc đại học). Do đó sinh viên không còn thời gian cho việc tự học, tìm hiểu kiến thức bên ngoài giáo trình. Với khối lượng kiến thức như vậy sinh viên gặp khó khăn trong quá trình tự học cho nên không tập luyện tính tự học thì không thể giải quyết một khối lượng lớn kiến thức như vậy.

Nhìn chung, sinh viên khoa Địa lý chưa có nhận thức đầy đủ về bản chất và vai trò, ý nghĩa của tự học. Cho nên, việc sử dụng thời gian và các hình thức tổ chức tự học chưa hợp lý và khoa học. Sinh viên tự học không thường xuyên mà chỉ mới tập trung vào lúc gần thi hay chuẩn bị kiểm tra. Một trong các nguyên nhân chủ yếu là do sinh viên chưa có năng lực tự học, chưa biết cách học, chưa có đầy đủ tài liệu, và các phương tiện, điều kiện phục vụ cho quá trình tự học. Và đặc biệt, giảng viên chưa thực sự quan tâm đến rèn luyện các kỹ năng tự học cho sinh viên, chưa xây dựng được giờ học tích cực, chưa phát huy hết năng lực sáng tạo, nghiên cứu, tìm tòi của sinh viên trong quá trình học tập. Chính vì vậy mà hoạt động tự học của sinh viên ở khoa Địa lý chưa được đẩy mạnh, chưa được phát huy một cách hợp lý và khoa học. Do đó, nhiệm vụ đặt ra ở đây là phải có những biện pháp nhằm khắc phục khó khăn nêu trên và nâng cao năng lực tự học trong sinh viên khoa Địa lý – Trường ĐHSP Đà Nẵng.

CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÝ – TRƢỜNG ĐHSP ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá năng lực tự học trong sinh viên khoa địa lý - trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng một số biện pháp đề xuất. (Trang 43 - 48)