B. NỘI DUNG
3.2. Một số biện pháp khác
* Biện pháp 1: Luôn tạo sự chủ động trong quá trình học - Tâm thế thoải mái trước khi học bài
Thái độ học có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tiếp thu, tâm trạng thoải mái trước khi học sẽ tạo ra hứng thú đối với sinh viên điều này sẽ giúp cho việc học được trôi chảy và hiệu quả hơn. Ngược lại, học khi bị áp lực sẽ làm cho sinh viên cảm thấy chán, dẫn đến học vẹt, hiệu quả học thấp.
- Không học vẹt
Không nên học liền một mạch từ bài này sang bài khác mà không nhớ lại. Với lối học liên miên này, chỉ giúp sinh viên thuộc chứ không nhớ, hoặc nhớ một cách lẫn lộn, thiếu phân minh. Ðể tránh tình trạng bất lợi trên cần phải thường xuyên ôn lại bài. Nghĩa là giúp trí nhớ hệ thống lại bài một cách chặt chẽ. Bài nào? Môn gì? Nhất là những phần quan trọng của bất cứ môn học nào. Để học mau thuộc và không lẫn lộn cần:
+ Đọc bài trước khi đến lớp để nắm sơ bộ bài mới. + Chú ý nghe giảng
+ Ghi chép những ý chính + Ôn lại bài sau khi về nhà.
- Dùng nhiều giác quan khi học - có sự liên tưởng suy ngẫm
Việc học kết hợp với sử dụng các giác quan sẽ giúp người học liên tưởng điều đang học với những vấn đề có liên quan; hình dung ra vấn đề để hiểu, nắm chắc bài và nhớ lâu hơn.
- Nắm chắc dàn bài và các vấn đề có liên quan
Dàn bài là nơi tổng hợp bài một cách ngắn gọn, xúc tích nhất. Nắm chắc dàn bài đồng nghĩa với việc người học đã hiểu và nắm vững kiến thức cần học. Nắm chắc ý tổng thể từ đó mới phát triển ra các ý nhỏ giúp cho người học hệ thống bài qua từng
phần một, tổng kết bài một cách trôi chảy nhuần nhuyễn mà không khúc mắc. Trong quá trình học cần cố gắng đưa ra các ví dụ liên hệ để hiểu rõ hơn.
* Biện pháp 2: Nâng cao vai trò chủ thể quản lý hoạt động tự học; tăng cường quản lý chất lượng dạy học để quản lý đội ngũ giảng viên trong việc tổ chức dạy học; cải tiến phương pháp, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, tạo các điều
kiện phù hợp thúc đẩy hoạt động tự học.
- Bồi dưỡng cho cán bộ giảng viên quan điểm, phương pháp dạy học tích cực và qui trình dạy học - tự học.
- Phát động phong trào nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học tích cực theo đặc điểm bộ môn, có thể mỗi tổ tập trung nghiên cứu một chủ điểm, chủ điểm đó có tác động đến hoạt động tự học sinh viên.
- Qui chế hóa yêu cầu dạy học - tự học và nhiệm vụ quản lý hoạt động tự học trong từng năm học: tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn bằng qui chế, thống nhất các qui định soạn giảng, giờ giấc và kiếm điểm nghiêm khắc đối với giảng viên dạy học thụ động, kiến thức không vững vàng,…
- Đánh gía hoạt động của giảng viên một cách nghiêm túc về quản lý và chất lượng dạy - học trên cơ sở các qui chế và cụ thể hóa các yêu cầu kiểm tra. Giao cho tổ chuyên môn thống nhất các yêu cầu và biện pháp đánh giá sâu sát giáo viên trong tổ, dựa trên các tiêu chuẩn chung của nhà trường, chú ý đến chất lượng chuyên môn và kết quả tiến bộ của sinh viên.
* Biện pháp 3: Phát triển điều kiện cơ sở vật chất tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tự học; tổ chức có hiệu quả các biện pháp kích cầu để tạo sự cân bằng và gây hứng thú trong sinh hoạt, giúp sinh viên không có cảm giác bị bắt buộc học tập (văn nghệ, thể dục thể thao, xem phim, tự học ngoài giờ, ngoại khóa, tự nghiên cứu ở thư viện…)
- Kế hoạch từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập, phòng thí nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
- Chỉ đạo sử dụng tốt trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả. Tạo điều kiện cho sinh viên sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu.
- Tổ chức các hoạt động hổ trợ và góp phần nâng cao chất lượng tự học của sinh viên: Giáo dục thể chất, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, xây dựng môi trường sống lành mạnh thân thiện.
- Quan tâm đến các vấn đề nhạy cảm trong độ tuổi sinh viên như giới tính, tình cảm, khủng hoảng tâm lý…
- Thành lập các ban tư vấn giáo dục – tâm lý sinh viên, giao tiếp xã hội.
- Tổ chức các diễn đàn sinh viên để trao đổi tìm hiểu những vấn đề của thanh niên, kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên.
* Biện pháp 4: Tổ chức các câu lạc bộ từng môn học
- Đây là hình thức tổ chức tổ chức dạy học, đồng thời cũng là một trog những hình thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Thông qua hình thức tổ chức câu lạc bộ theo môn học nhằm rèn luyện kỹ năng tự học và kỹ năng sư phạm cho sinh viên.
- Tổ chức câu lạc bộ theo môn học nhằm giúp sinh viên nắm vững, hiểu sâu, nhớ lâu hơn những tri thức đã học và qua đó giúp sinh viên hình thành và phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực trình bày và giải quyết vấn đề bằng ngôn ngữ nói.
- Hình thức câu lạc bộ này được tổ chức giữa các tổ, các nhóm, các lớp nhằm tạo môi trường hợp tác và cạnh tranh. Giảng viên với tư cách là trọng tài, biên soạn các câu hỏi theo chủ đề mục tiêu và nội dung tổ chức câu lạc bộ cho sinh viên, khuyển khích tinh thần ý thức của mỗi đội.
- Nội dung tổ chức câu lạc bộ có ba phần: + Phần thi hiểu biết
+ Phần thi ứng xử
+ Phần thi diễn thuyết về một vấn đề nào đó liên quan đến tự học
Sau mỗi buổi sinh hoạt giảng viên nhận xét, đánh giá tình thần của mỗi đội tham gia, ý nghĩa của mỗi buổi sinh hoạt câu lạc bộ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ