Tiêu chí đánh giá bảo tàng

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng. (Trang 25 - 27)

1. Lý do chọn đề tài

1.1.4. Tiêu chí đánh giá bảo tàng

Điều tra và đánh giá tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để mỗi địa phương, mỗi quốc gia tiến hành phát triển, quản lý, bảo tồn, tôn tạo và khai thác tài nguyên cũng như lập quy hoạch phát triển du lịch. Việc điều tra đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng cũng không nằm ngoài mục đích đó. Những tiêu chí để khách du lịch đánh giá về bảo tàng chưa được xác định cụ thể, do đó tác giả đã sử dụng những tiêu chí để đánh giá một tài nguyên du lịch nhân văn tài nguyên du lịch nhân văn.

Để tiến hành điều tra, kiểm kê, đánh giá tài nguyên cần phải dựa vào hệ thống phân loại nhất định, hệ thống phân loại này cần có ích cho việc định lựa đánh giá tài nguyên sau khi điều tra. Căn cứ vào hệ thống phân loại tài nguyên nhất định mà tiến hành điều tra, kiểm kê tài nguyên du lịch, sau đó đánh giá vị trí, đẳng cấp và sự đặc sắc của tài nguyên từ đó tiến hành quy hoạch phát triển du lịch. Việc điều tra thường được tiến hành với từng loại tài nguyên, còn việc đánh giá phải được tiến hành với từng loại tài nguyên và tổng hợp các loại tài nguyên trong lãnh thổ quy hoạch phát triển du lịch.

17

Đánh giá các loại tài nguyên du lịch nhân văn, trong đó có bảo tàng là một việc làm khó và phức tạp vì có liên quan tới yêu cầu, sở thích, đặc điểm tâm lý, sinh lý của con người rất khác nhau, đặc điểm của tài nguyên và các điều kiện kỹ thuật. Vì vậy các nội dung và phương pháp đánh giá phải không ngừng hoàn thiện.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra các kiểu đánh giá tài nguyên du lịch:

Kiểu tâm lý – thẩm mỹ: Kiểu đánh giá này thường dựa vào cảm nhận, sở thích của du khách, dân cư đối với các loại tài nguyên môi trường du lịch như hệ thống kiến trúc, không gian, giá trị thẩm mỹ,… thông qua việc điều tra thống kê và điều tra xã hội.

Kiểu sinh khí hậu: Nhằm đánh giá các dạng tài nguyên khí hậu, thời gian thích hợp nhất của sức khỏe con người, hoặc một kiểu hoạt động nào đó khi đi du lịch.Kiểu đánh giá này chủ yếu dựa trên các chỉ số khí hậu, định giá trị của các loạ tài nguyên du lịch đối với một số loại hình du lịch nào đó, hoặc làm cơ sở để xác định các điểm du lịch, các khu du lịch, các trung tâm du lịch.

Kiểu đánh giá kỹ thuật: Là kiểu sử dụng các tiêu chí và các phương tiện kỹ thuật vào việc đánh giá số lượng và chất lượng của tài nguyên du lịch nhằm xác định giá trị của tài nguyên du lịch đối với các loại hình phát triển du lịch hoặc trong quá trình lập và thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch tại các hệt thống lãnh thổ du lịch nhất định. Đối với bảo tàng, kiểu đánh giá kỹ thuật dược xem là hệ thống giá trị của hiện vật mà bảo tàng thể hiện, qua đó làm nổi bật lên giá ý nghĩa tổng quát của bảo tàng.

Kiểu đánh giá kinh tế: Là vận dụng các phương pháp và các tiêu chí nhằm xác định hiệu quả về kinh tế - xã hội hiện tại và trong tương lai của các khu vực có nguồn tài nguyên có thể khai thác bảo vệ cho phát triển du lịch. Về phương pháp đánh giá tài nguyên được tiến hành với từng loại và tổng thể các loại tài nguyên bao gồm cả số lượng, chất lượng, thực trạng khai thác và bảo vệ, phát triển, khả năng phát triển các loại hình du lịch hiện tại và trong tương lai. Việc đánh giá tổng thể các loại tài nguyên thường bao gồm các nội dung như: độ hấp dẫn, sức chứa du khách, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sự phù hợp giữa tài nguyên du lịch với các phân hệ

18

khác của hệ thống lãnh thổ du lịch cần quy hoạch, hiệu quả khai thác tài nguyên về kinh tế - xã hội và môi trường, khả năng phát triển các loại hình du lịch và tổ chức không gian lãnh thổ du lịch.Trong việc đánh giá tài nguyên du lịch của mỗi vùng, mỗi địa phương cần xem xét, tính toán việc kết hợp bảo vệ khai thác tổng hợp các loại tài nguyên trong từng hệ thống lãnh thổ và với các hệ thống lãnh thổ khác trong mối quan hệ biện chứng. Ngoài ra, trong kiểu đánh giá này còn xác định được những yếu tố nào mang lại hiện quả kinh tế cho loại tài nguyên đó để tăng nguồn thu, phục vụ trực tiếp cho điểm du lịch.

Kiểu đánh giá về nguồn nhân lực: Kiểu đánh giá này sử dụng các tiêu chí xác định hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực về số lượng và cả chất lượng của các tài nguyên du lịch. Bao gồm các nội dung: trình độ, kiến thức tổng quát về tài nguyên, kỹ năng giao tiếp với du khách,… phù hợp với tâm lý và thị hiếu của khách du lịch. Kiểu đánh giá này đem lại sự hài lòng cho du khách khi tham quan một tài nguyên du lịch nhân văn.[9]

Cụ thể khi đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn phải tuân thủ các nguyên tắc về kiểm kê đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn cần kiểm kê đánh giá các giá trị của từng di tích, từng loại tài nguyên sau đó mới đánh giá chung.Từ các kiểu đánh giá trên, tác giả đã hệ thống, phân tích và đưa ra những yếu tố để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch tại các bảo tàng ở Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)