Đối tượng khách tham quan

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng. (Trang 41 - 44)

1. Lý do chọn đề tài

2.1. Đối tượng khách tham quan

Với tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị đang phát triển rất nhanh ở Đà Nẵng, bộ mặt thành phố được khang trang nhưng cũng cần có thêm các thiết chế văn hoá đa dạng phong phú cho xứng đáng với tầm vị trí của một đô thị lớn. Bảo tàng là một không gian thu nhỏ của thành phố, những hoạt động của người dân được tái hiện sinh động trong một không gian nhỏ này. Hiện nay, các bảo tàng là những điểm tham quan không thể thiếu trong chuyến hành trình của du khách khi đến Đà Nẵng. Mỗi bảo tàng đều có một chủ đề riêng, tương ứng theo những chủ để đó sẽ có đối tượng khách tham quan khác nhau và với những mục đích khác nhau. Trong khi bảo tàng Đà Nẵng và Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm thu hút được nhiều đối tượng khách tham quan thì bảo tàng Đồng Đình và Bảo tàng Quân khu V chỉ thu hút được một số đối tượng nhất định.

Bảo tàng Đà Nẵng là bảo tàng mới nhất của thành phố. Với đặc điểm là một bảo tàng khắc họa đầy đủ quá trình hình thành, đấu tranh, xây dựng và phát triển của thành phố, Bảo tàng Đà Nẵng là điểm đến thu hút nhiều đối tượng tham quan,

33

từ người dân thành phố, khách du lịch, đến các em học sinh, sinh viên đến tham quan, tìm hiểu, học tập về văn hóa, lịch sử thành phố. Nghề nghiệp của khách du lịch được khảo sát tại bảo tàng Đà Nẵng được thống kê theo bảng sau.

Bảng 2.2. Nghề nghiệp của khách du lịch tại bảo tàng Đà Nẵng

Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ

Học sinh, sinh viên 22 24,4 %

Nhân viên văn phòng 15 16,7 %

Viên chức 34 37,8 %

Công nhân 10 11,1 %

Khác 9 10 %

(Nguồn: Sinh viên thực hiện)

Sở dĩ đối tượng học sinh, sinh viên và viên chức đến với bảo tàng chiếm tỉ lệ cao bởi vì chủ đề trưng bày của bảo tàng về văn hóa, lịch sử thành phố Đà Nẵng nên các đối tượng trên đến nghiên cứu và học tập khá cao. Với những đối tượng còn lại, họ đến tham quan dưới hình thức vui chơi giải trí nên tỷ lên không cao. Đối tượng khách phong phú, và ngày càng thu hút khách tham quan tìm hiểu bảo tàng Đà Nẵng ngay hiện tại và trong tương lai sẽ trở thành điểm tham quan hấp dẫn và không thể thiếu đối với người dân địa phương và khách du lịch.

Bảng 2.3. Nghề nghiệp của khách du lịch tại bảo tàng Đồng Đình

Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ

Học sinh, sinh viên 10 28,6%

Viên chức 7 20%

Khác 18 51,4%

(Nguồn: Sinh viên thực hiện)

Ngược lại với bảo tàng Đà Nẵng, bảo tàng Đồng Đình ít thu hút khách tham quan du lịch và đối tượng khách tham quan không đa dạng. Mặc khác, bảo tàng chưa xây dựng được các kế hoạch tiếp thị, quảng cáo nên nhiều du khách không biết đến bảo tàng. Do đó, đối tượng tham quan của bảo tàng Đồng Đình gồm hai đối tượng chính là học sinh, sinh viên và viên chức, họ đến đây tham quan, học tập và

34

nghiên cứu. Mục đích của Bảo tàng Đồng Đình không đặt trọng tâm thu lợi nhuận như một cơ sở kinh doanh thông thường, mà chủ yếu là tạo thêm một địa chỉ văn hoá, góp phần nhỏ vào diện mạo văn hoá chung của thành phố Đà Nẵng. Bảo tàng vừa là nơi trưng bày các sưu tập về văn hoá nghệ thuật, vừa là nơi tổ chức các sự kiện nhỏ như trại sáng tác mỹ thuật và luân phiên trưng bày các tác phẩm mỹ thuật của các tác giả trong và ngoài nước. Vậy nên, đối tượng tham quan khác của bảo tàng là các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và những người yêu văn hóa nghệ thuật.

Bảng 2.4. Nghề nghiệp của khách du lịch tại bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm

Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ

Học sinh, sinh viên 32 38%

Nhân viên văn phòng 17 20%

Viên chức 25 30%

khác 10 12%

(Nguồn: Sinh viên thực hiện)

Cũng như bảo tàng Đà Nẵng, bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm cũng có nhiều đối tượng khách tham quan. Bảo tàng Điêu khắc Chăm là nơi bảo quản và trưng bày các bộ sưu tập quý hiếm bậc nhất về nghệ thuật điêu khắc Champa. Gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó có 288 hiện vật đang trưng bày bên trong bảo tàng, bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng được xếp hạng là Bảo tàng hạng 1 và trở thành bảo tàng trưng bày nền văn hóa Chăm - pa lớn nhất trên thế giới.

Theo kết quả điều tra khảo sát thì phần lớn khách du lịch đến đây thuộc đối tượng tri thức như học sinh, sinh viên, viên chức, các nhà nghiên cứu, tìm hiểu về nền văn hóa Chăm - pa. Đặc biệt là khách du lịch quốc tế tại đây cao nhất trong các bảo tàng. Khách quốc tế chủ yếu đến từ Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Du khách quốc tế thường có xu hướng muốn tìm hiểu các nền văn hóa trên đất nước

35

Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Chăm - pa. Hàng năm, bảo tàng đón hàng chục ngàn lượt khách quốc tế tham quan, nghiên cứu.

Bảng 2.5. Nghề nghiệp của khách du lịch tại bảo tàng Quân khu V

Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ

Học sinh, sinh viên 29 54%

Viên chức 12 22%

khác 14 26%

(Nguồn: Sinh viên thực hiện)

Giống như bảo tàng Đông Đình, bảo tàng Quân khu V chỉ thu hút được một số đối tượng khách tham quan nhất định, chủ yếu là học sinh, sinh viên và viên chức. Bảo tàng thường xuyên liên kết với các trường học trong thành phố tổ chức các cuộc dâng hoa, tham quan học tập. Bên cạnh đó tổ chức những nghi lễ kết nạp Đoàn, Đảng của các cơ quan hành chính nên những đối tượng trên chiếm tỷ lệ cao.

Bảo tàng là nơi người dân, du khách được tìm hiểu về con người, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giúp các thế hệ sau có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đấu tranh của nhân dân Đà Nẵng trong quá trình bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như tình cảm của nhân dân nơi này dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khách tham quan tại bảo tàng phần lớn là cán bộ viên chức, các cựu chiến binh đã về hưu và những người tham gia chiến tranh của Pháp và Mỹ. Ngoài ra, bảo tàng cũng thu hút học sinh, sinh viên tại thành phố đến tham quan tìm hiểu về cụ Hồ và những chứng tích của chiến tranh để lại.

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng. (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)