1. Lý do chọn đề tài
2.2.4. Đánh giá của khách du lịch về công tác trưng bày
Ở Việt Nam hay trên thế giới, bảo tàng muốn thu hút được đông đảo du khách đến tham quan đòi hỏi các nhà quản lý, cán bộ bảo tàng phải thực hiện đồng bộ hàng loạt các khâu công tác nghiệp vụ để tạo ra những sản phẩm có giá trị phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách tham quan. Trong đó khâu trưng bày hiện vật giữ vị trí hết sức quan trọng nhằm thực hiện chức năng giao tiếp của bảo tàng với công chúng, với xã hội. Đối với bảo tàng nào đây cũng là một công tác quan trọng để hoạt động của bảo tàng có hiểu quả và mang gần đến với du khách hơn.
Ý kiến về công tác trưng bày của bảo tàng hấp dẫn, thu hút người xem tại bảo tàng Đà Nẵng có số du khách đồng tình cao nhất với 91,4% đồng ý, 8,6% trung lập. Là một bảo tàng tương đối mới, được xây dựng theo một hệ thống kiến trúc hiện đại nên công tác trưng bày của bảo tàng cũng được chú trọng cao. Không gian trưng bày bên trong tại Bảo tàng Đà Nẵng có diện tích hơn 3.000m2, gồm 3 tầng, mỗi tầng đều có những khu trưng bày riêng theo từng chuyên đề nhất định. Đặc biệt bảo tàng là nơi duy nhất tái hiện lại các không gian đặc trưng tại Đà Nẵng như: Không quan lễ hội Cầu Ngư, mô hình nhà chồ, khu chế tác làng đá mỹ nghệ Non Nước, khu chế tạo vũ khí, làng nước mắm truyền thống Nam Ô,… Những khu trưng bày này đặc biệt hấp dẫn thu hút người xem và giúp du khách hiểu sâu sắc, ấn tượng hơn về các truyền thống, tục lệ ở Đà Nẵng.
Tại bảo tàng Chăm số ý kiến đồng tình của du khách cũng tương đối cao, 73% du khách đồng ý, 10% trung lập và 17% không đồng ý. Nhiều du khách nhận định rằng, những hiện vật tại bảo tàng Chăm tương đối nhiều và khác giống nhau, trong quá trình tham quan tại bảo tàng có thể phân biệt được các hiện vật ở từng thời kỳ, có thể thấy công tác trưng bày tại bảo tàng đã tương đối hợp lý. Tuy nhiên, có 17% số du khách không đồng ý với nhận định trên, một du khách đến từ Hải Dương đã nói rằng “Việc trưng bày các hiện vật tồn tại nhiều nhược điểm như: hiện vật gắn vào tường và nền, hình thức của bục bề và cách chiếu sáng không đồng bộ ở các phòng trưng bày, chưa làm nổi bật vẻ đẹp của hiện vật, nội dung trưng bày còn đơn giản, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách…”. Theo ban quản lý tại bảo
48
tàng, họ cũng đã nhận ra những thiếu sót trên khi tiếp nhận sự phản ánh của du khách. Và trong thời gian tới bảo tàng sẽ đưa ra những thay đổi để công tác trưng bày hiện vật trở nên hiệu quả tạo sự hấp dẫn và thu hút khách du lịch đến với bảo tàng.
Cả hai bảo tàng Đồng Đình và bảo tàng Quân khu V số du khách đồng ý với nhận định trên cũng không quá cao 70% du khách đồng ý, không đồng ý đều hơn 22%. Tuy công tác trưng bày tại hai bảo tàng này đều được quan tâm và chú ý nhưng vì do khoảng cách giữa các khu trưng bày tương đối xa nên không tạo nên sự hấp dẫn cho du khách. Nhiều du khách nhận định rằng, công tác trưng bày hiện vật tuy ấn tượng nhưng giữa các khu với nhau chưa có sự liên kết và liền mạch, đối khi du khách phân vân không biết nên đi khu nào trước do vậy tạo nên khó khăn trong việc tham quan. Tuy nhiên cũng có đến 70% du khách đồng tình thì họ cũng cho rằng công tác trưng bày như vậy cũng tương đối hợp lý vì có những hiện vật tại bảo tàng không thể trưng bày trong nhà được nên việc trưng bày còn phải tùy thuộc vào địa hình, đất đai vốn có của từng bảo tàng.
Biểu đồ 2.4. Đánh giá của khách du lịch về quan điểm công tác trưng bày hiện vật hấp dẫn, thu hút người xem.
49
Các yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong công tác trưng bày đó là những kỹ thuật trưng bày hiện vật trong bảo tàng, nó bao gồm: ánh sáng, màu sắc, nội dung trưng bày một cách hợp ý tạo nên sự bắt mắt, hấp dẫn đối với khách du lịch. Theo đánh giá của khách du lịch, số khách đồng tình với ý kiến các kỹ thuật trưng bày như ánh sáng, màu sắc, nội dung hợp lý và bắt mắt tại bảo tàng Đà Nẵng trên 86%, các bảo tàng còn lại đều dưới 57%. Có thể thấy tại đa số các bảo tàng ở Đà Nẵng thiếu các kỹ thuật trưng bày để tạo sự hài lòng cho khách du lịch
Bảng 2.8. Đánh giá của khách du lịch về quan điểm các kỹ thuật trưng bày như ánh sáng, màu sắc, nội dung hợp lý và bắt mắt.
Bảo tàng Mức độ đánh giá Đồng ý Trung lập Không đồng ý Bảo tàng Chăm 56,8% 39,4% 2,8% Bảo tàng Đà Nẵng 86,1% 12% 1,9% Bảo tàng Đồng Đình 55% 32% 13%
Bảo tàng Quân khu V 56,2% 29,8 14%
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)
Cụ thể, tại bảo tàng Đà Nẵng số ý kiến đồng ý với nhận định trên là 86,1%, 12% trung lập và 1,9% không đồng ý. Cũng tương tự với sự đánh giá của khách du lịch ở nhận định trưng bày hiện vật hấp dẫn, thu hút người xem được đánh giá cao, để du khách có sự hài lòng như vậy thì các kỹ thuật trưng bày hiện vật luôn được bảo tàng áp dụng một cách tối đa và mang lại hiệu quả cao. Mỗi hiện vật hay mỗi mô hình khác nhau tại bảo tàng đều có những ánh sáng để làm nổi bật riêng đem lại cái nhìn tổng thể một cách hài hòa và bắt mắt.
Ba bảo tàng còn lại ở Đà Nẵng có số du khách đồng tình với nhận định trên chưa được cao đều dưới 57%, bảo tàng Đồng Đình thấp nhất là 55%. Tương ứng với đó là số ý kiến không đồng ý cao nhất là tại bảo tàng Quân khu V là 14%, bảo tàng Đồng Đình 13% và bảo tàng Chăm 2,8%. Như vậy, khi đến tham quan tại các
50
bảo tàng, du khách chưa thực sự hài lòng về những kỹ thuật trưng bày tại đây. Khi được phỏng vấn có nhiều du khách phản ánh, kỹ thuật trưng bày tại những bảo tàng này khá là đơn điệu, hầu như chưa đạt hiểu quả cao. Thậm chí ở một số khu trưng bày còn thiếu ánh sáng để quan sát hiện vật, điển hình như tại khu trưng bày cổ vật ở bảo tàng Đồng Đình, tuy hiện vật được trưng bày theo từng chuyên đề cụ thể nhưng việc áp dụng những kỹ thuật chưa làm nổi bật, thể hiện thông điệp của hiện vật. Đây thật sự là những thiếu sót mà bảo tàng cần phải khắc phục để phục vụ khách du lịch một cách hiệu quả. Tương tự, bảo tàng Quân khu V cũng chưa thật sự nhận được sự đồng tình của du khách. Do đặc điểm là một bảo tàng Quân sự nên việc áp dụng những kỹ thuật vào trong công tác trưng bày còn hạn chế. Mỗi hiện vật tại bảo tàng đều làm nổi bật lên sự chiến đấu, hi sinh và những mất mác trong chiến tranh, nên khi trưng bày khó có thể đưa vào ánh sáng, màu sắc. Tất cả công tác trưng bày đều làm sao cho du khách thấy được sự thật của chiến tranh một cách thực tế nhất. Do vậy, nhiều du khách cảm thấy cách trưng bày hiện vật đơn điệu, nghiêng về truyền thồng, thiếu hiện đại.
Công tác trưng bày tại bảo tàng Chăm cũng đang mắc phải những hạn chế nhất định như đã nói ở trên. Việc du khách chưa hoàn toàn đồng tình với ý kiến về các kỹ thuật trưng bày như ánh sáng, màu sắc hợp lý nội dung và bắt mắt chưa được cao, chỉ đạt 56,8%, trung lập 39,4% và 2,8% không đồng ý. Để cải thiện tình hình, ban quản lý của bảo tàng đã và đang thực hiện các chính sách đổi mới, chỉnh lý trưng bày Bảo tàng điêu khắc Chăm. Theo đó, sẽ sắp xếp lại các không gian chức năng của bảo tàng và lộ trình tham quan hợp lý, đảm bảo điều kiện làm việc, hoạt động trưng bày, tổ chức các sự kiện, khai thác và phục vụ du khách tham quan, phục vụ tốt công tác nghiên cứu và học tập của các cá nhân và tổ chức.