Đánh giá của khách du lịch về hệ thống hiện vật

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng. (Trang 52 - 56)

1. Lý do chọn đề tài

2.2.3. Đánh giá của khách du lịch về hệ thống hiện vật

Nói đến Bảo tàng trước tiên là phải nói đến hiện vật. Không có hiện vật thì không có bảo tàng, không có hoạt động bảo tàng. Các hoạt động của Bảo tàng như nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, hướng dẫn tham quan, giáo dục khoa học đều dựa trên cơ sở các sưu tập hiện vật bảo tàng, đó chính là đặc trưng để phân biệt bảo tàng với các cơ quan văn hóa, khoa học giáo dục khác.

44

Khi tham quan một bảo tàng nào, điều đầu tiên du khách quan tâm đó chính là hệ thống hiện vật và quyết định sự thành công hay không trong việc truyền tải thông tin đến khách du lịch. Để tìm hiểu sự đánh giá của khách du lịch về quan điểm hiện vật tại bảo tàng phải đi theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Biểu đồ 2.3. Đánh giá của khách du lịch về quan điểm hiện vật tại bảo tàng phong phú, đa dạng, giúp hiểu rõ về giá trị chung của bảo tàng.

83.6 84 79 85.2 16.4 13.2 18 9.8 0 2.8 3 0 Bảo tàng Chăm Bảo tàng Đà Nẵng Bảo tàng Đồng Đình Bảo tàng Quân khu V

Không đồng ý Trung lập Đồng ý

(Nguồn: Sinh viên thực hiện)

Nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy rằng, khách du lịch hầu hết đồng tình với ý kiến trên, đều đạt trên 79%. Tại bảo tàng Quân khu V, số ý kiến đồng tình là cao nhất với 85,2%, 9,8% trung lập và 5% không đồng ý. Điều này cũng là dễ hiểu bởi vì công tác sưu tầm, kiểm kê, đăng kí hiện vật được xem là nhiệm vụ then chốt tại bảo tàng. Đến năm 2015 bảo tàng đã sưu tầm được 3.651 hiện vật, tư liệu, hình ảnh có giá trị để bổ sung kho cơ sở lưu trữ, xây dựng 2 sưu tập hiện vật “Ảnh Bác Hồ”

có giá trị lịch sử. Duy trì nghiêm các chế độ bảo quản, áp dụng khoa học kĩ thuật, tận dụng phương tiện hiện có tiến hành bảo dưỡng theo định kì, giảm tốc độ xuống cấp của hiện vật, không để hư hỏng, mất mác, phục vụ tốt công tác nghiên cứu khoa học, trưng bày và giới thiệu khách tham quan. Với những du khách không đồng ý thì họ có quan điểm rằng, hiện vật bảo tàng tuy phong phú nhưng nhiều hiện vật chưa chứng minh được giá trị của bảo tàng.

45

Bảo tàng Đồng Đình có 84% du khách đồng ý, 13,2% trung lập và 2,8% không đồng ý với ý kiến trên. Nhiều du khách nhận định rằng, có nhưng hiện vật lần đầu tiên nhìn thấy, từng hiện vật đều ứng với chủ đề của từng khu trưng bày. Hiện vật tại bảo tàng được trưng bày tại hai ngôi nhà rường truyền thống xứ Quảng gồm các hiện vật gốm cổ có niên đại từ 100 năm đến 2.500 năm. Những hiện vật gốm cổ này đã được giám định, thuộc các nền văn hóa Đại Việt, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa, văn hóa Trung Hoa và các nền văn hóa khác trong khu vực.

Cũng giống như những bảo tàng khác, bảo tàng Đà Nẵng cũng được đánh giá tương đối cao về hệ thống hiện vật, có đến 84% du khách đồng ý, 13,2% trung lập và 2,8% không đồng ý với ý kiến trên. Đa số khách du lịch cho rằng, hệ thống hiện vật của bảo tàng rất phong phú, mỗi khu trưng bày đều có những hiện vật làm rõ được ý nghĩa chủ đề được đưa ra. Hiện nay, bảo tàng giới thiệu hơn 2.500 tư liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa của thành phố Đà Nẵng và vùng phụ cận. Trong đó, có hơn 1.900 hiện vật gốc được sưu tầm từ sau ngày giải phóng đến nay, đặc biệt nhiều tư liệu hiện vật quý, lần đầu tiên ra mắt công chúng, do vậy ngày càng thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Khi tiến hành khảo sát tại bảo tàng Chăm có 83,6% khách du lịch đồng ý với quan điểm trên, 16,4% trung lập. Bảo tàng có số lượng du khách đồng ý cao như vậy bởi vì hiện nay Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng lưu giữ gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc được làm từ 3 chất liệu chính: sa thạch, đất nung và đồng, trong đó phần lớn sa thạch có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV, tạo nên sự phong phú, đa dạng của hệ thống hiện vật. Các hiện vật còn giữ lại phần nào phản ảnh đời sống văn hóa, tinh thần của người Chăm - pa thời xa xưa. Mỗi tác phẩm nghệ thuật nơi đây đều mang trong mình một câu chuyện về vương triều đã sản sinh ra nó. Sự sắp xếp có hệ thống và đặt trong một chỉnh thể tại bảo tàng giúp các tác phẩm nghệ thuật Chăm - pa càng tăng thêm giá trị của mình, những giá trị vượt thời gian. Du khách tên Dương Hải đến từ Hà Nội đã nói rằng “Một trãi nghiệm tuyệt vời về thế giới Chăm - pa. Một khối lượng di tích và di vật rất lớn về kiến trúc, điêu khắc đá, các loại đồ đồng, đồ gốm, đồ thờ cúng bằng vàng, bạc, các

46

loại đồ trang sức… các loại hiện vật này phản ánh những nét sinh hoạt trong xã hội Chăm - pa xưa, từ đời thường đến tôn giáo và cung đình, chúng có giá trị về nhiều mặt, nhất là về nghệ thuật”. Có thể thấy rằng cả du khách trong nước và quốc tế đều tỏ vẻ thích thú khi tìm hiểu về nền văn minh một thời vang bóng này qua các cổ vật còn lưu giữ lại ở bảo tàng.

Hầu hết khách du lịch đều đồng tình với ý kiến hiện thống hiện vật được chú thích rõ ràng và đầy đủ các biện pháp bảo hộ. Tại các bảo tàng ý kiến đồng tình đều trên 95%, còn lại là trung lập. Với mỗi hiện vật tài bảo tàng đều có chú thích để du khách có thể tìm hiểu, không có hiện vật nào là không có chú thích, đây là điều kiện tiên quyết trong việc trưng bày hiện vật. Do vậy du khách rất đồng tình với ý kiến này. Ngoài ra, tùy theo từng chất liệu mà bảo tàng có những biện pháp bảo hộ hiện vật riêng, với những hiện vật là động vật biển tại bảo tàng Đà Nẵng thì được được ngâm trong dung dịch, những hiện vật là kỷ vật trong chiến tranh thì được bảo quản trong các khung kính. Những hiện vật trưng bày trực tiếp thì có những biển ghi chú để du khách tránh sờ mó, tiếp xúc vào hiện vật. Với những việc làm tích cực như vậy sẽ góp phần vào việc tránh sự hư hại của hiện vật.

Không phải hiện vật nào cũng có ý nghĩa giống nhau, do vậy mỗi nhóm hiện vật đều phải có nội dung trưng bày theo từng chuyên đề riêng để làm nổi bật lên từng ý nghĩa của hiện vật và có tính khoa học. Theo khảo sát trực tế thì các bảo tàng tại Đà Nẵng cũng đều áp dụng quy tắc trên trong công tác trưng bày hiện vật, và điều này đều mang đến sự hài lòng cho du khách. Khách du lịch khi đến từng bảo tàng đều đồng ý với ý kiến trên, trên 97% đồng ý, còn lại là trung lập, riêng bảo tàng Đà Nẵng và bảo tàng Quân khu V số ý kiến đồng ý đều là 100%. Như vậy, các bảo tàng đã hoàn toàn thành công trong công tác trưng bày hiện vật theo từng nội dung, làm tổng thể bảo tàng trở nên khoa học và tạo ấn tượng tốt đối với khách du lịch.

47

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng. (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)