Công tác bảo quản hiện vật

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng. (Trang 74 - 75)

1. Lý do chọn đề tài

3.2.2.2. Công tác bảo quản hiện vật

Để kéo dài tuổi thọ của các loại chất liệu hiện vật, các bảo tàng tại Đà Nẵng cần phải đầu tư xây dựng, cải tạo cơ bản hệ thống kho bảo quản hiện vật với các trang thiết bị cần thiết để kiểm soát môi trường theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Các kho bảo quản hiện vật không những được phân chia theo giai đoạn lịch sử, nguồn gốc xuất xứ mà còn theo chất liệu để vận hành các thiết bị máy móc, khống chế nhiệt độ, độ ẩm cho môi trường kho bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với từng chất liệu cụ thể.

Hiện vật tại bảo tàng mang tích giá trị lịch sử, do vậy cần thắt chặt công tác bảo quản, quản lý một cách chu đáo và khoa học. Cần quan tâm đầu tư nâng cập kho, trang thiết bị bảo quản. Bên cạnh việc quản lý bảo quản còn có công việc đòi hỏi công tác điều tra, xác minh công phu là việc lập hồ sơ lý lịch cho mỗi hiện vật. Việc này nếu không được tiến hành thường xuyên sẽ không xác định được giá trị của mỗi hiện vật là gì. Cần mạnh dạng ứng dụng những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực tin học vào trong bảo tàng.

66

Công tác bảo quản hiện vật phải tuân thủ theo 3 bước: Bước 1: Xác định tình trạng hiện vật

- Hiện vật bảo tàng là di sản văn hóa gồm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể đã được vật thể hóa và các mẫu vật tự nhiên, thuộc đối tượng nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, giới thiệu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và loại hình bảo tàng.

- Hiện vật trước khi được đưa vào trong bảo tàng, kho bảo quản cần được kiểm kê kích thước, số liệu, phân loại rồi xác định tình trạng. Đó là một phần trong công tác kiểm kê hiện vật trong bảo tàng.

+ Phân loại hiện vật

+ Kiểm kê kích thước, hình dáng, trọng lượng của hiện vật + Xác định tình trạng của hiện vậttrong bảo tàng

Bước 2: Tháo gỡ và di chuyển trong bảo tàng

- Hiện vật dễ bị tổn thương nhất và trong hầu hết các trường hợp, chúng bị hư hại khi bị cầm nắm hoặc di chuyển.

Bước 3: Phương pháp bảo quản - Lau tẩy các vết bẩn

- Kỹ thuật bảo quản bao gồm: Phân tích kết cấu thành phần của hiện vật, tìm quy luật biến đổi chất của hiện vật, điều tra rõ môi trường chôn cất của hiện vật ở dưới lòng đất, nghiên cứu hiện vật trong môi trường bảo quản của bảo tàng, phương pháp bảo dưỡng hiện vật, kỹ thuật tu sửa hiện vật, kỹ thuật đo lường và xác định niên đại của hiện vật, kỹ thuật phục dựng hiện vật, kỹ thuật chế tác tiêu bản thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng. (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)