Bảo tàng Đồng Đình

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng. (Trang 37 - 41)

1. Lý do chọn đề tài

1.2.4. Bảo tàng Đồng Đình

1.2.4.1. Cơ cấu bảo tàng

Bảo tàng Đồng Đình là bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Miền Trung được UBND thành phố Đà Nẵng cấp giấy phép hoạt động từ đầu năm 2011 tại khu vực thượng lưu suối Bụt (bán đảo Sơn Trà) phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đây là bảo tàng tổng hợp trưng bày nhiều sưu tập do chủ dự án là NSUT Đoàn Huy Giao thực hiện. Đồng Đình là loại cây họ cau (caryota mitislour) mọc phổ biến ở Rừng cấm quốc gia Sơn Trà. Loại cây nầy mọc tự nhiên và được trồng thêm chung quanh khu vực bảo tàng như một điểm nhấn cho cảnh quan sinh thái chung và được lấy làm tên là bảo tàng Đồng Đình

Bảo tàng Đồng Đình được bố trí theo một quần thể kiến trúc hài hoà, thân thiện với thiên nhiên Rừng Quốc Gia Sơn Trà (trên vùng đồi suối Bãi Bụt). Đây là công trình sử dụng tối đa lợi thế địa hình tự nhiên, giới hạn tối thiểu sự phá vỡ hoặc làm biến dạng đến cảnh quan chung vốn là giá trị tự thân của quần thể địa lý tự nhiên bán đảo Sơn Trà.

Bảo tàng như một khu nhà vườn trung du truyền thống của xứ Quảng, toát lên vẻ thân mật quen thuộc với cây cỏ chung quanh, tạo ra một không gian yên tĩnh cho khách đến tham quan bảo tàng.

Về phần trưng bày các bộ sưu tập gồm có:

- Hai ngôi nhà rường cổ theo phong cách kiến trúc của thợ Kim Bồng, với một không gian thấm đượm chất cổ kính.

Ngôi nhà rường truyền thống xứ quảng này nguyên là Nhà của cụ Lê Tuất, người được xem là cha đẻ của nghề gốm xứ Quảng Nam, thân sinh của nghệ nhân làm gốm Lê Đức Hạ ở làng An Quán xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

29

Ngôi nhà rường của cụ Nguyễn Nhân ở thôn 3, xã Bình Quý huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Theo cụ Nhân thì ngôi nhà này được thân sinh của ông là một giáo thụ xây dựng trong những năm 30 của thế kỷ trước.

Hai ngôi nhà này trưng bày các sưu tập gốm cổ theo các chuyên đề như sau : Sưu tập văn hoá Sa Huỳnh, một nền văn hoá cổ đại, đã cùng với văn hoá Đông Sơn ở phía Bắc và văn hoá Óc Eo ở phía Nam tạo thành tam giác hình thành nên nền văn hoá cổ của Việt Nam.

Sưu tập gốm Chăm - pa, đây là bộ sưu tập gốm thời cổ đại được tìm thấy trong lòng đất kinh thành Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) hiện là mối quan tâm của các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước. Ngoài ra còn khá nhiều hiện vật gốm sứ có tên gọi là gốm Gò Sành (Bình Định) vốn được coi là một trong những trung tâm gốm khá phồn thịnh của Châu Á từ thế kỹ thứ 13 đến thế kỹ thứ 15 của người Chăm cổ.

Sưu tập gốm Đại Việt là bộ sưu khá đa dạng về chủng loại và niên đại kéo dài từ đầu công nguyên đến nửa đầu thế kỹ 20. Không gian nguồn gốc của bộ sưu tập gần như kéo dài từ bắc chí nam. Trong đó số nhiều là gốm các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Lê-Mạc và triều Nguyễn. Các hiện vật nói lên sự phồn thịnh về gốm sứ của tiền nhân.

Sưu tập gốm sứ mậu dịch là bộ sưu tập có niên đại kéo dài từ đầu công nguyên đến thế kỹ thứ 17, phần lớn được tìm thấy trong lòng đất và đặt trong lòng biển Đông, nơi nhiều thời từng là con đường gốm sứ nhộn nhịp của các nước trong vùng.

Các bộ sưu tập cổ vật trên được chọn lọc để trung bày những hiện vật tiêu biểu đã được Hội Đồng Giám Định (gồm các chuyên gia cổ vật ở Trung ương và địa phương) lập phiếu xác nhận.

Một ngôi nhà kiến trúc hiện đại vận dụng không gian sinh thái rừng để xây dựng trên một ngọn đồi thoai thoải. Công trình kiến trúc độc đáo nầy đã được các nhà sinh thái học, các kiến trúc sư trong và ngoài nước có dịp đến thăm đều đánh giá cao khả năng biểu cảm của nó. Ba phòng trong ngôi nhà có nền cao thấp khác nhau tuỳ theo địa thế của khu đất, và đặt biệt là cho những tảng đá lớn thâm nhập

30

vào bên trong nội thất như một sự tham dự của chính thiên nhiên và ngôi nhà. Đây là công trình dùng trưng bày các tác phẩm mỹ thuật. Ngôi nhà này cũng là nơi trưng bày luân phiên các tác phẩm mỹ thuật của các tác giả khác trong tương lai.

Ngoài ra tại các kiến trúc phụ trợ gồm nhà quản lý và nhà làm việc của chủ dự án còn trưng bày một sưu tập dân tộc học khá độc đáo của các dân tộc thiểu số Miền Trung – Tây Nguyên. Các hiện vật này rất đáng được chú ý bởi lẽ ngoài chất khám phá nó còn làm tôn lên một cách hài hoà với không gian rừng chung quanh khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.[25]

Nét chung nhất mà bảo tàng Đồng Đình đem lại cho du khách là một không gian văn hoá nghệ thuật kết hợp hài hoà với không gian sinh thái làm cho du khách đến đây có được cảm giác vừa bổ ích vừa thư thái sau những ngày bận bịu với đời thường. Bảo tàng Đồng Đình không chỉ thu hút giới nghiên cứu, nhà khoa học mà còn là nơi thư giãn cuối tuần của nhiều bạn trẻ trong tour du lịch khám phá vùng rừng sinh thái bán đảo Sơn Trà.

1.2.4.2. Thống kê lượt khách và doanh thu

Bảng 1.4. Thống kê số lượng khách tham quan và doanh thu bảo tàng Đồng Đình

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 2015

Tổng lượt khách tham quan

Lượt khách 4.530 5.326 5.862

Khách quốc tế Lượt khách 906 1.065 1127

Khách nội địa Lượt khách 3.624 4.261 4735

Tổng doanh thu Nghìn đồng 90.600.000 106.520.000 117.204.000

(Nguồn: Ban quản lý bảo tàng Đồng Đình)

Có thể thấy rằng, bảo tàng Đồng Đình có lượng khách tương đối khiêm tốn, chỉ đạt trung bình hơn 5000 lượt khách trên một năm. Tuy nhiên số lượng khách

31

không ngừng tăng, năm 2013 từ 4.530 lượt khách đến năm 2014 đạt 5.326 lượt, năm 3015 đạt 5.862 lượt. Như vậy có thể khẳng định rằng, bảo tàng Đồng Đình càng ngày càng có sức hút đối với du khách trong và ngoài nước. Khách du lịch đến với bảo tàng chủ yếu là khách nội địa, bởi lẽ nội dung trưng bày của bảo tàng thể hiện những giá trị cổ xưa với sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn không gian sinh thái rừng với không gian văn hóa nghệ thuật. Mặc khác để không làm phá vỡ không gian văn hóa của bảo tàng nên chỉ mở cửa vào hai ngày cuối tuần, các ngày lễ lớn và các tour du lịch đặt trước, do vậy khách du lịch đến đây ít hơn so với các bảo tàng tại Đà Nẵng. Hằng năm, bảo tàng là nơi tổ chức các sự kiện như trại sáng tác mỹ thuật và luân phiên trưng bày các tác phẩm mỹ thuật của các tác giả trong và ngoài nước nên thu hút đông du khách tham quan.

Doanh thu từ hoạt động bán vé của bảo tàng tương ứng với số lượng khách tham quan tại đây, đạt trên 100 triệu trên năm. Vì là bảo tàng tư nhân nên doanh thu phần lớn phục vụ vào công tác xây dựng, trùng tu và sử dụng trực tiếp trong các hoạt động của bảo tàng. Để nâng cao nguồn doanh thu và hoạt động bảo tàng có hiện quả cần cải thiện cơ sở vật chất, bên cạnh đó có thể mở cửa hàng lưu niệm để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Bảo tàng là một hệ thống thiết chế văn hóa, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là nơi hội tụ, tập trung và thể hiện trực quan nhất về các sự kiện lịch sử quan trọng và văn hóa của địa phương hoặc quốc gia, dân tộc. Ngày nay, bảo tàng là một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch khi muốn tìm hiểu lịch sử, văn hóa, con người ở từng địa phương và trở thành một điểm tham quan không thể thiếu trong chuyến hành trình của du khách.

Nắm bắt tình hình đó, các bảo tàng tại Đà Nẵng cũng đang từng bước khẳng định mình. Việc tìm hiểu đánh giá của khách du lịch khi tham quan tại những bảo tàng ở Đà Nẵng sẽ có một cách nhìn khách quan để tìm hiểu được nhu cầu và thị hiếu của du khách. Từ đó các bảo tàng sẽ có những chính sách điều chỉnh, nâng cao sự hài lòng của khách du lịch.

32

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH DU LỊCH VỀ HỆ THỐNG BẢO TÀNG TẠI ĐÀ NẴNG

Để phân tích và làm rõ đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát những đối tượng khách du lịch khác nhau tại các bảo tàng. Kết quả có 261 phiếu điều tra khảo sát. Số phiếu khảo sát tại các bảo tàng được thống kê theo bảng dưới:

Bảng 2.1. Số phiếu khảo sát tại các bảo tàng

Bảo tàng Số phiếu khảo sát

Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm 84 phiếu

Bảo tàng Đà Nẵng 90 phiếu

Bảo tàng Quân khu V 52 phiếu

Bảo tàng Đồng đình 35 phiếu

Tổng 261 phiếu

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng. (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)