1. Lý do chọn đề tài
3.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên
Qua điều tra, khảo sát, hiện nay đội ngũ nhân viên tại các bảo tàng ở Đà Nẵng tương đối ổn định và có trình độ. Tuy nhiên, về số lượng và chất lượng ở một
67
số bảo tàng chưa đáp ứng như cầu ngày một đa dạng của du khách. Thực tế đó đòi hỏi mỗi bảo tàng phải giải quyết tốt nhất về bài toán nguồn nhân lực, để đáp ứng tốt các hoạt động du lịch, phát triển nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên, các bảo tàng cần:
Đầu tiên, các bảo tàng cần tuyển dụng những viên chức mới đã qua đào tạo chuyên sâu phù hợp với từng vị trí còn thiếu. Trên thực tế, nguồn nhân lực này tương đối dồi dào, có trình độ chuyên môn phù hợp với những vị trí. Bên cạnh đó cần có các chính sách chiêu mộ các sinh viên và lao động giỏi tại các trường, các địa phương để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu bảo tàng.
Tuy nhiên đa số viên chức mới ra trường về công tác chưa tiếp cận ngay được với công việc do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và thực tế. Trên thực tế, kiến thức được thu nhận từ các nhà trường hầu hết dựa trên lý thuyết, thiếu các hoạt động thực tiễn tại cơ sở. Vì vậy cần phải tổ chức đào tạo lại cán bộ ở mỗi vị trí công tác các kiến thức tổng hợp: bên cạnh kiến thức chuyên môn cần có các kỹ năng mềm, xây dựng và tổ chức trương trình giáo dục, tổ chức các sự kiện giao lưu nhân chứng, hướng dẫn, thuyết minh cho khách tham quan, tổ chức và quản lý các loại hình câu lạc bộ.
Bên cạnh việc tuyển dụng những viên chức mới đã qua đào tạo chuyên sâu, Bảo tàng đã quan tâm chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức bằng nhiều hình thức:
- Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý (chính trị, quản lý Nhà nước).
- Đào tạo tại các cơ sở trong nước:
+ Đào tạo tập trung; Tiến sĩ, Thạc sỹ, Cử nhân…
+ Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ tại các cơ sở. - Đào tạo tại chỗ
68
Tiếp đó, trên cở sở đội ngũ nhân viên hiện có, cán bộ, nhân viên, cán bộ quản lý bảo tàng cần được giáo dục các kiến thức về du lịch văn hóa, các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp, các giá trị văn hóa nghệ thuật ở địa phương. Nội dung giáo dục được thực hiện thông qua các khóa học nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn, các buổi hội thảo, nói chuyện, các cuộc thi sát hạch về vấn đề này. Các bảo tàng cần có sự hợp tác với nhau trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ. Cần linh hoạt và hợp lý trong việc điều chỉnh luân chuyển cán bộ để tiết kiệm sức lao động nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc.
Phát triển trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên ở các bảo tàng cơ sở đầu tiên để các bảo tàng ở Đà Nẵng thực hiện tốt trong hoạt động giới thiệu giá trị của mình đến với công chúng. Do vậy, cần phải thực hiện tốt công tác này thì mới có thể hoàn thiện những giải pháp tiếp theo bởi yếu tố con người đóng một vai trò rất quan trọng và quyết định trong việc thực hiện các giải pháp đề ra.