Xây dựng các hoạt động tại bảo tàng

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng. (Trang 77 - 105)

1. Lý do chọn đề tài

3.2.4. Xây dựng các hoạt động tại bảo tàng

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, con người dễ dàng tiếp cận với các nguồn thông tin một cách nhanh chóng, thỏa mãn được các nhu cầu vui chơi giải trí. Trình độ thưởng thức văn hoá của người dân cũng được nâng lên rất nhiều, đòi hỏi chất lượng của các dịch vụ văn hoá và giải trí cũng phải được nâng cao. Chính nhu cầu này của người dân là một điều kiện thuận lợi để các bảo tàng trên cả nước nói chung và tại Đà Nẵng nói riêng có thể mở rộng các hoạt động tìm cách lôi kéo công chúng đến thăm bảo tàng. Vì công chúng giữ vai trò sống còn đối với bảo tàng, chính họ mang lại nguồn thu quan trọng nên việc tìm hiểu nhu cầu của công chúng là điều không thể thiếu. Như vậy, do nhu cầu khách quan và nhu cầu chủ quan của bảo tàng mà bảo tàng phải đa dạng hoá các hoạt động của mình với chất lượng cao.

Trưng bày:

Hoạt động trưng bày được chia làm 2 loại: trưng bày thường xuyên và trưng bày chuyên đề.

69

Trưng bày thường xuyên là hoạt động chủ yếu của bảo tàng, đây là hoạt động cần thiết. Các trưng bày thường xuyên phải đảm bảo chất lượng cao, có quy chuẩn rõ ràng. Bên cạnh đó cập nhật, phù hợp với các xu thế hiện đại trong quan niệm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, cung cấp nhiều thông tin đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách.

Trưng bày chuyên đề: Trưng bày chuyên đề giữ vai trò rất quan trọng trong mỗi bảo tàng, là một trong những hoạt động then chốt của bảo tàng. Hằng năm, các bảo tàng phải thực hiện nhiều hoạt động trưng bày chuyên đề để bảo tàng có thể khai thác một khía cạnh chuyên sâu nào đó mà trưng bày thường xuyên không đáp ứng được. Đây là hoạt động có thể thu hút được nhiều du khách tham gia.

Trưng bày phải đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Có như vậy, trưng bày mới thu hút được khách. Khách càng đông thì không những thoả mãn được hiệu quả văn hoá, xã hội, mà còn thoả mãn được hiệu qủa kinh tế. Những giải pháp trong công tác trưng bày bên trên phần nào có thể áp dụng để công tác được thực hiện có hiệu quả.

Chương trình giáo dục:

Cùng với hoạt động trưng bày, bảo tàng ngày nay cần nhận thức đúng đắn vai trò của chương trình giáo dục trong hoạt động bảo tàng. Đó không phải là hoạt động tuyên truyền mà là hoạt động mang tính sư phạm, có tính chuyên nghiệp cao, không thể thiếu được đối với mỗi bảo tàng hiện đại. Đối tượng chính của hoạt động này là tuổi trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Giáo dục ở bảo tàng là tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tự khám phá những kiến thức mới. Đặc biệt học sinh được học tập trong môi trường thực tế nên không bị gò ép, mà học tập một cách tự nguyện. Đến với bảo tàng học sinh còn được trực tiếp chứng kiến, trải nghiệm, sờ mó vào hiện vật, nên các em thường có được những hiểu biết sâu sắc về vấn đề mình quan tâm.

Để thực hiện tốt được công tác này các nhân viên giáo dục của bảo tàng phải tìm hiểu kỹ chương trình học trong nhà trường, kiến thức nào đã đủ, kiến thức nào

70

còn thiếu. Từ đó bổ trợ thêm những kiến thức còn thiếu trong nhà trường nên để đưa ra những chương trình giáo dục phù hợp, bổ ích.

Ngoài ra, bảo tàng phải quan tâm tới chất lượng của các cuộc tham quan. Giúp phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tổ chức các hoạt động hấp dẫn, sinh động, phù hợp với tâm lý, sức khoẻ và sở nguyện của trẻ em trước, trong và sau khi tham quan. Bên cạnh đó, xây dựng các chương trình tham quan có định hướng dành cho nhà trường, cho học sinh: có tài liệu dành riêng cho học sinh thuộc các lứa tuổi khác nhau, có tài liệu hướng dẫn giáo viên. Xây dựng chương trình tham quan dành cho gia đình, tài liệu giúp bố mẹ hướng dẫn con cái thăm và chơi trong bảo tàng. Xây dựng các hoạt động giáo dục đa dạng như: hoạt động gắn với các cuộc trưng bày thường xuyên hay chuyên đề, xây dựng Phòng khám phá và các hình thức khám phá tại chỗ, biểu diễn âm nhạc dân gian.

Hoạt động tiếp thị:

Tiếp thị là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi bảo tàng. Các phương tiện thông tin đại chũng mà mạng internet bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay công chúng có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin tri trức khác nhau một cách nhanh nhất, nên việc thu hút khách đến với bảo tàng ngày càng khó khăn. Để du khách có thể biết và tìm đến, các bảo tàng cần phải nâng cao hoạt động tiếp thị để tuyên truyền, quảng bá về trưng bày, về các hoạt động của bảo tàng nhằm thu hút khách và tăng uy tín của bảo tàng.

Mỗi bảo tàng cần có chiến lược tiếp thị phù hợp với mục tiêu và điều kiện của mình. Có thể tiếp thị dưới nhiều hình thức như tuyên truyền, marketing thông qua các ấn phẩm (sách giới thiệu trưng bày, catalogue, các tờ rơi giới thiệu, các panô, áp phích, quảng cáo), hay các hoạt động tiếp thị thông qua báo chí, truyền thông (hoạt động tiếp thị thông qua báo chí, truyền thông giữ vai trò cực kỳ quan trọng vì nó có thể đến được với rất nhiều đối tượng công chúng và bản thân nó có sức hấp dẫn riêng). Để có được những tiếp thị qua báo chí, truyền thông có hiệu quả, bảo tàng cần:

71

- Chuẩn bị kỹ các thông tin cho báo chí, như: thông cáo báo chí về trưng bày, về bảo tàng và các đối tác, ảnh hiện vật.

- Tổ chức họp báo dành riêng cho báo chí trước ngày khai trương trưng bày để thông tin có thể đến được với công chúng kịp thời.

- Phát hành bản tin của bảo tàng thông báo về những hoạt động sắp tới, từ đó giúp cho công chúng lựa chọn và có kế hoạch đến thăm bảo tàng.

Tổ chức xây dựng các dịch vụ đi kèm:

Trong tình hình thực tế các bảo tàng ở Đà Nẵng còn thiếu các dịch vụ kèm theo, các bảo tàng cần phải có những nhận thức đúng đắn về hoạt động nay. Dịch vụ đi kèm nhắc nhở người xem về cuộc trưng bày mà họ đã xem và về bảo tàng mà họ đã đến thăm, từ đó giúp họ có mối quan hệ thân thiết hơn đối với bảo tàng. Bên cạnh đó có thể tạo điều kiện để du khách xem và đọc kỹ các bài viết trưng bày, từ đó nâng cao kiến thức khi tham quan.

Dịch vụ đi kèm bao gồm cửa hàng lưu niệm hay quầy cà phê, nước giải khát. Đây là những điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng thu hút ngày càng nhiều du khách. Đồng thời các cơ sở này cũng mang lại doanh thu đáng kể cho bảo tàng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Xuất phát từ những ý kiến đánh giá của du khách về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng và thực tế đang tồn tại ở mỗi bảo tàng, có thể thấy mỗi bảo tàng đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng. Để tạo sự phát triển đồng đều, đưa bảo tàng trở thành một điểm tham quan du lịch hấp dẫn và luôn mang đến sự hài lòng cho du khách thì mỗi bảo tàng cần phải thực hiện những chính sách góp phần cải thiện, nâng cấp hệ thống bảo tàng.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao sự hài lòng của khách du lịch khi đến với bảo tàng:

72

- Đổi mới và hiện đại hóa trong cách trưng bày và bảo quản hiện vật - Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên

73

KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu, khóa luận đã đạt được một số kết quả so với mục tiêu ban đầu như sau:

Mục tiêu số 1: Đạt được những hiểu biết về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng, tìm hiểu được thực trạng hiện có; ưu điểm, nhược điểm; số lượng, thành phần khách tham quan tại các bảo tàng.

Mục tiêu số 2: Khóa luận đã đưa ra 28 phạm trù để khảo sát ý kiến của khách du lịch. Sau quá trình thu thập, sử lý số liệu, được chia thành 6 yếu tố chính đóng vai trò quan trọng trong việc làm hài lòng của du khách tham quan.

Mục tiêu số 3: Đề tài đã đưa ra các biện pháp phù hợp để góp phần cải thiện, nâng cao công tác tại bảo tàng. Giúp bảo tàng khắc phục những nhược điểm, phát triển ưu điểm. Tạo điều kiện tốt nhất để khách du lịch có thể hiểu được những giá trị và kiến thức mà mỗi bảo tàng mang lại.

So với những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra ban đầu, khóa luận đã cơ bản đạt được những mục tiêu đó. Đặc biệt, phần đánh giá của khách du lịch về những yếu tố tại các bảo tàng có thể thấy được một cách nhìn trực quan nhất của khách du lịch. Qua đó, mỗi bảo tàng sẽ có những chính sách cải thiện riêng để nâng cao sự hài lòng của du khách.

Hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng còn một số hạn chế nhất định

Do nhiều yếu tố khác nhau, số mẫu đánh giá được phát ra cũng chưa cao, chỉ đạt 261 phiếu ở 4 bảo tàng. Ngoài ra, số phiếu khảo sát đối với khách quốc tế chỉ đạt 25% trên tổng số phiếu nên một phần nào đó có thể chưa tìm hiểu hết được những ý kiến đánh giá của du khách. Đối tượng phỏng vấn chỉ là khách du lịch, sẽ rất có ích nếu có thể phỏng vấn những cán bộ trong bảo tàng để có một cách nhìn khách quan những tồn tại của bảo tàng hiện có.

74

Những đề tài nghiên cứu về bảo tàng tương đối nhiều nhưng nghiên cứu về đánh giá của khách tham quan thì có phần hạn chế. Do vậy, khóa luận sẽ không tránh được những sai sót và hạn chế.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đoàn Thị Tuyết Anh (2012), Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch của thành phố, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

[2]. Nguyễn Quốc Bình (2008), Phục vụ khách tham quan bảo tàng, NXB Hà Nội

[3]. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam (2002), Dự án quy hoạch tổng thể phát triển Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (1998-2010), NXB Nông nghiệp.

[4]. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam (2006), Dự án xây dưng khu trưng bày các nước Đông Nam Á, NXB Viện Đông Nam Á.

[5]. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam (2008), Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.

[6]. Bảo tàng Hồ Chí Minh (10-1993), “Công tác trưng bày và công tác quần chúng của bảo tàng”, Bảo tàng Hồ Chí Minh

[7]. Crispin Paine và Timothy Ambrose (2000) (Lê Thúy Hoàn dịch) , Cơ sở Bảo tàng, Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam, NXB Hà Nội

[8]. Cục Bảo tồn bảo tàng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (1998) Bảo tàng với sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, NXB Hà Nội

[9]. Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học dân lập Hải Phòng

[10]. Đỗ Đức Hinh (2005). “Thực trạng về việc phân loại bảo tàng của nước ta và phương pháp phân loại theo loại hình”, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 3

[11]. Lê Thu Hạnh (2006), Tìm hiểu quy định pháp luật về Di sản Văn hóa, NXB Lao động, Hà Nội

[12]. Nguyễn Trung Hiếu (2009), Bảo tàng Bắc Ninh trong phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

76

[13]. Nguyễn Thị Huệ (2005), Lịch sử sự nghiệp bảo tồn bảo tàng Việt Nam từ 1945 đến nay, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại Học Văn hóa Hà Nội

[14]. Nguyễn Văn Huy (2004), “Đa dạng hóa các bảo tàng hiện đại”, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 6

[15]. Trịnh Thị Hòa (2007), “Khái niệm bảo tàng và hiện vật bảo tàng qua một số văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam”, Tạp chí Di sản Văn hóa số 3

[16]. Lê Thị Minh Lý, (2004), “Chính sách bảo tàng ở Anh”, Tạp chí Di sản văn hóa số 9

[17]. Hồ Kỳ Minh, Nguyễn Bích Thủy, Nguyễn Việt Quốc (2010), “Nghiên cứu hành vi và đánh giá của khách du lịch đối với điểm đến Đà Nẵng”,Tạp chí Phát triển kinh tế Đà Nẵng, số 15

[18]. Phạm Lê Nhung, Trương Quốc Trưởng, Đinh Công Thành (2011) , “Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí Khoa học,199-209

[19]. Nghị quyết Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020, (2001), Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin

[20]. Từ điển Bảo tàng học (2005), NXB ICOM

[21]. Ngô Quang Vinh (2009), “Du lịch Đà Nẵng: Mục tiêu và định hướng phát triền bền vững”, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Số tháng 4

[22]. Phùng Tấn Viết (2013), “Thực trạng sản phẩm du lịch thành phố Đà Nẵng với khả năng liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung”, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số 41

[23]. Bùi Thị Hải Yến (2005), Tuyến điểm du lịch, NXB Giáo dục

Tài liệu website

77

http://www.baodanang.vn/infographics/201501/10-diem-den-hap-dan-o-da- nang-2386658/

Ngày truy cập: 15/8/2015

[25].Bảo tàng Đồng Đình Đà Nẵng - Nơi lưu giữ cổ vật giữa núi rừng http://dulichdanang.vn/vn/bao-tang-dong-dinh-da-nang-noi-luu-giu-co-vat- giua-nui-rung.html

Ngày truy cập: 15/8/2015

[26]. Nguyễn Mai, Hòa Bình (2015), 100 năm bảo tàng Điêu khắc Chăm: Các trưng bày mới

http://www.chammuseum.danang.vn/TabID/62/CID/26/ItemID/377/default.a spx

Ngày truy cập: 15/8/2015

[27]. Cảm nghĩ của sinh viên sau chuyến đi thực tế học phần, Đại học Đông Á, 2014

http://donga.edu.vn/xhnv/Tintuc/tabid/1822/cat/495/ArticleDetailId/12070/A rticleId/12068/Default.aspx

Ngày truy cập: 15/8/2015

[28]. Cinet (2014), Bảo tàng Đồng Đình - Khu vườn của ký ức

http://www.baodanang.vn/du-lich-da-nang/diem-den/201410/bao-tang-dong- dinh-khu-vuon-cua-ky-uc-2367320/

Ngày truy cập: 15/8/2015

[29]. Hải Châu (2014), Học lịch sử tại Bảo tàng Đà Nẵng: Rơi lệ vì ân hận http://infonet.vn/hoc-lich-su-tai-bao-tang-da-nang-roi-le-vi-an-han-

post131993.info

78

[30]. An Dy (2014), Bảo tàng Đà Nẵng tiếp nhận hiện vật thời chiến http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-thuat/bao-tang-da-nang-tiep- nhan-hien-vat-thoi-chien-511168.html

Ngày truy cập: 15/8/2015

[31]. Như Nguyệt (2014), Bảo tàng Đà Nẵng

http://www.baodanang.vn/du-lich-da-nang/diem-den/201412/bao-tang-da- nang-2379895/

Ngày truy cập: 15/8/2015

[32]. Như Nguyệt (2015), Nơi lưu giữ những kỷ vật lịch sử

http://www.baodanang.vn/du-lich-da-nang/diem-den/201501/bao-tang-ho- chi-minh-chi-nhanh-quan-khu-5-amp-bao-tang-khu-5-noi-luu-giu-nhung-ky-vat- lich-su-2390275/

Ngày truy cập: 15/8/2015

[33]. Thanh Tân (2015), Bảo tàng Điêu khắc Chăm: Dấu ấn 100 tuổi http://www.baodanang.vn/channel/5414/201507/bao-tang-dieu-khac-cham- dau-an-100-nam-tuoi-2430689/

Ngày truy cập: 15/8/2015

[34]. Bích Vân (2015), Làm bảo tàng kiểu Đà Nẵng

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/lam-bao-tang-kieu-da-nang- 20150811212455626.htm

79

PHỤ LỤC

80

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH DU LỊCH VỀ HỆ THỐNG BẢO TÀNG ĐÀ NẴNG

I. Phần giới thiệu

Xin chào Anh (Chị)! Tôi là Đoàn Thị Hồng, đang học tập tại trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, khoa Lịch Sử, chuyên ngành Việt Nam học.

Hiện nay tôi đang làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng Đà Nẵng”, để phục vụ cho công tác nghiên cứu và khảo sát, tôi xin gửi đến Anh (Chị) một số câu hỏi bên dưới, rất mong nhận được sự quan tâm của Anh (Chị). Tôi xin chân thành cảm ơn!

II.Thông tin cá nhân của khách du lịch

1.Vui lòng cho biết tên:………

2. Giới tính: Nam Nữ

3. Năm nay Anh (Chị) bao nhiêu tuổi □ Dưới 25 tuổi □ Từ 25 đến 35 tuổi □ Từ 36 đến 45 tuổi □ Trên 45 tuổi 4. Nghề nghiệp □ Nội trợ □ Viên chức □ Sinh viên □ Công nhân

□ Nhân viên văn phòng □ Buôn bán □ Khác ………..

81

□ Bảo tàng Đà Nẵng

□ Bảo tàng Điêu khắc Chăm

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng. (Trang 77 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)