1. Lý do chọn đề tài
2.2.2. Đánh giá của khách du lịch về không gian bảo tàng
Một công trình đạt tiêu chuẩn phải được sử dụng có hiệu quả các không gian. Nó phải là sự đồng nhất giữa các công trình công cộng với nhau chứ không thể nào bị tách rời. Để thu hút khách du lịch ngoài các yếu tố như nội dung, kiến trúc thì không gian của bảo tàng cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Theo quan điểm của du khách, không gian tại các bảo tàng phần lớn đều gần gũi, hài hòa và có sự thống nhất. Điều này được phản ánh qua bảng thống kê sau.
Bảng 2.7. Đánh giá của du khách về không gian có sự kết cấu hài hòa, gần gũi và thống nhất. Bảo tàng Mức độ đánh giá Đồng ý Trung lập Không đồng ý Bảo tàng Chăm 59% 26,8% 14,2% Bảo tàng Đà Nẵng 63,2% 19,7% 17,1% Bảo tàng Đồng Đình 58% 31% 11%
Bảo tàng Quân khu V 60,1% 27% 12,9%
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)
Qua khảo sát, mức độ đồng ý của khách du lịch về quan điểm trên tại các bảo tàng đều trên 57%, đây là mức độ không quá cao. Tại bảo tàng Chăm, có 59% du khách đồng ý, 26,8% trung lập và 14,2% không đồng ý. Một du khách đến từ Hà Nội cho rằng “công trình ở đây có sự thống nhất trong thiết kế, nhưng trong việc duy chuyển giữa các khu với nhau còn thiếu liên kết, rời rạc”. Hiện nay bảo tàng
42
Chăm được chia theo các phòng trưng bày khác nhau bao gồm: Hành lang Quảng Nam, Hành lang Quảng Ngãi, Phòng Mỹ Sơn, Phòng Quảng Trị, Phòng Tháp Mẫm - Bình Định, Phòng Trà Kiệu, Phòng trưng bày mở rộng, Phòng Đồng Dương. Mỗi phòng này đều có đặc điểm và cách thức trưng bày riêng. Do đó, khi tham quan, nếu du khách chưa thật sự hiểu biết về ý nghĩa hiện vật tại bảo tàng thì sẽ thấy tổng thể không gian rời rạc, thiếu hài hòa. Cũng từ thực tế trên, đối với những du khách có kiến thức nhất định về nền văn hóa Chăm – pa thì sẽ hoàn toàn hài lòng với tổng thể không gian tại bảo tàng.
Bảo tàng Đà Nẵng có số ý kiến đồng tình khá cao, 63,2% đồng ý, 19,7% trung lập và 17,1% không đồng ý. Các phòng trưng bày tại bảo tàng đều có sự liên kết gữa quá khứ và hiện tại, liền mạch trong lối đi. Tạo nên hệ thống thống nhất, với những gam màu ấm, gần gũi. Với mỗi phòng trưng bày, mỗi hiện vật đều có thông tin hướng dẫn đầy đủ, giúp du khách dễ dàng tham quan. Hầu hết du khách đến với bảo tàng đều khá hài lòng.
Cũng tương tự như bảo tàng Chăm, tại bảo tàng Đồng Đình khách du lịch đồng tình với ý kiến trên cũng không quá cao chỉ đạt 58%, 31% trung lập và 11% không đồng ý. Không gian của bảo tàng tương đối rộng, với mỗi một khu đều có chủ đề trưng bày riêng, gồm bốn khu chính: Khu trưng bày cổ vật, khu trưng bày tác phẩm mỹ thuật, nhà ký ức làng chài, nhà trưng bày dân tộc học. Mỗi khu có những nét đặc trưng riêng mang đến những nét ấn tượng sâu sắc cho du khách khi đến đây. Đa số du khách thích và ấn tượng bởi có sự hài hòa, các khu trưng bày tại nên cảm giác gần gũi với cuộc sống thường ngày. Còn những du khách không đồng ý thì họ cho rằng do tổng thể không gian tương đối cách xa nhau nên trong việc duy chuyển tương đối trở ngại nên không đồng tình với quan điểm trên.
Bảo tàng Quân khu V có một không gian thoáng rộng, cảnh quan môi trường luôn sạch đẹp là điểm tham quan lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Đặc điểm trên có 60.1% du khách đồng ý với ý không gian có sự kết cấu hài hòa, gần gũi và thống nhất, 27% trung lập và 12,9% không đồng ý. Nếu như các bảo tàng trên chỉ trưng bày những hiện vật trong nhà thì không gian trưng bày của bảo tàng
43
Quân khu V có sự kết hợp giữa trong nhà và cả ngoài trời nên tạo ra sự hài hòa thống nhất, thu hút du khách. Phần lớn du khách đều tỏ ra thích thú với không gian trưng bày như trên. Với số du khách trung lập và không đồng tình thì cho rằng, không gian trưng bày của bảo tàng khá đơn điệu, không mấy ấn tượng và thiếu hài hòa.
Mỗi bảo tàng có một chủ đề trưng bày riêng nên cách thiết kế không gian phải phù hợp để không tạo khoảng cách giữa các hiện vật giúp du khách có thể dễ dàng tham quan. Bảo tàng Chăm chủ yếu trưng bày những hiện vật của nền văn hóa Chăm – pa nên không gian giữa các khu trưng bày hiện vật không quá tách rời, luân chuyển trong một không gian nhất định. Có 86% du khách đồng ý, 14% trung lập với ý kiến khoảng cách giữa các chủ đề trưng bày hợp lý cho cuộc tham quan. Như vậy, có thể thấy du khách hoàn toàn hài lòng với khoảng cách giữa các không gian tại bảo tàng, giúp việc tham quan thuận tiện và dễ dàng hơn. Quan điểm này thì bảo tàng Đà Nẵng có số ý kiến đồng tình của du khách cao nhất 95%, 5% trung lập. Quan điểm nay cũng giống với ý kiến kiến đánh giá về không gian có sự kết cấu hài hòa, gần gũi và thống nhất.
Bảo tàng Đồng Đình cũng tương tự như ý kiến đánh quá về quan điểm ở trên, do không gian cách xa nhau nên số du khách đồng tình với ý kiến khoảng cách giữa các chủ đề trưng bày hợp lý cho cuộc tham quan chỉ đạt 62%, còn 19% trung lập và 19% không đồng tình. Riêng đối với bảo tàng Quân khu V dù không gian trưng bày của các chủ đề tại bảo tàng có khoảng cách tương đối xa nhưng đa số du khách hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên, cụ thể là 83,3% đồng tình, 12% trung lập và 4,7% không đồng ý.