Bảo tàng nghệ thuật Điêu khắc Chăm

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng. (Trang 31 - 34)

1. Lý do chọn đề tài

1.2.2. Bảo tàng nghệ thuật Điêu khắc Chăm

1.2.2.1. Lịch sử hình thành

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Tọa lạc tại ngã ba 2 tuyến phố đẹp nhất thành phố Đà Nẵng ở số 2, đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, ngay ngã ba giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng và 2/9, đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên.

Vào cuối thế kỷ 19, công sứ tỉnh Quảng Nam là Charles Lemire, người Pháp, đã tiến hành công tác khảo cổ các di tích văn hóa Chăm và đem các di vật tìm được đem về trưng bày tại Đà Nẵng. Sau đó, năm 1900, Trường Viễn Đông Bác cổ tiến hành khai quật khảo cổ ở quy mô lớn hơn. Từ đó, nảy sinh nhu cầu xây dựng một nhà bảo tàng tại Đà Nẵng cho các cổ vật Chăm. Năm 1902, Henri Parmentier của

23

Trường Viễn Đông Bác cổ chính thức đề cử dự án kiến thiết rồi được hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair thực hiện. Kết quả là một tòa nhà có một số nét kiến trúc Chăm.

Công trình nay là Bảo tàng Chàm được Trường Viễn Đông Bác cổ cho khởi xây năm 1915 đến năm 1919 thì hoàn tất và khánh thành với 160 cổ vật điêu khắc. Bộ sưu tập nguyên thủy là do nhà khảo cổ Henri Parmentier thu thập từ thế kỷ 19 được bổ túc thêm bằng những phát hiện sau. Năm 1927 kiến trúc sư J. Y. Claeys thuộc trường Viễn Đông Bác cổ đề xướng khuếch trương nhà bảo tàng nhưng dự án trì trệ đến năm 1936 mới hoàn tất. Ngày 11 tháng 3 nhân việc tái khánh thành viện bảo tàng có sự hiện diện của Parmentier, Viện Bác cổ vinh danh ông bằng cách đổi tên Viện Bảo tàng Chàm thành Musée Henri Parmentier. Diện tích mới được dùng để thu nhận thêm bộ sưu tập cổ vật khai quật ở Trà Kiệu và Tháp Mẫm ở Bình Định.

Năm 1946 khi chiến tranh Pháp-Việt lan rộng thì Viện Bảo tàng Chàm bị cướp phá. Thư khố và nhiều cổ vật bị trộm. Đến năm 1948 thì thu thập lại được 150 món, có thứ lưu lạc sang tận bên Lào.

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa cơ sở này mang tên Viện Bảo tàng Chàm. Vào thập niên 1950 và 1960 kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thuộc Viện Khảo cổ cho nới rộng diện tích các sảnh trưng bày một cách hài hòa, bắt nhịp với phần kiến trúc nguyên thủy. Nguyễn Xuân Đồng, người từng làm việc với Parmentier được bổ làm giám đốc. Năm 1972 thì Nguyễn Khôn Liêu đảm nhiệm.

Sau năm 1975 chính quyền mới tiếp thu và đến cuối thập niên 1980 thì bị kẻ gian đột nhập lấy mất một số cổ vật. Hơn 40 năm sau, năm 2002 chính quyền nhà nước đã cho xây dựng một tòa nhà 2 tầng với diện tích 2000 m2 để trưng bày và 500m2 phía sau làm kho lưu trữ cổ vật. Hiện nay, bảo tàng là một địa điểm du lịch khá hấp dẫn đối với du khách quốc tế, vì đây là bảo tàng văn hóa Chăm Pa duy nhất trên thế giới.[26]

1.2.2.2. Cơ cấu bảo tàng

Hiện nay, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lưu giữ gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, hầu hết các tác phẩm điêu khắc là những tác phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu

24

chính là sa thạch, đất nung và đồng, phần lớn là sa thạch, có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau. Phía ngoài khuôn viên của Bảo tàng, các mảng đài thờ, tượng đá được xếp đặt rải rác, hài hòa với không gian thoáng mát và trong lành, xen kẽ giữa những cây cổ thụ, làm tăng thêm vẻ cổ kính, bí ẩn của Bảo tàng. Bên trong tòa nhà Bảo tàng trưng bày gần 500 hiện vật, được phân chia thành các phòng trưng bày: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định. Hơn 1.200 hiện vật còn lại được lưu giữ cẩn thận trong kho.

Hiện vật điêu khắc chất liệu đá chiếm số lượng lớn nhất và quan trọng nhất trong các sưu tập của Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Các hiện vật này bao gồm các đài thờ, các bộ phận kiến trúc hoặc chi tiết trang trí của các tháp Chăm, các tượng thần, vật linh của người Chăm cổ.

Tên gọi các hiện vật căn cứ theo hình dáng và chức năng, ví dụ đài thờ, phù điêu, tượng thần, trụ cửa ... tiếp theo là một chi tiết về địa danh tìm thấy hiện vật hoặc tên vị thần. Việc xác định tên vị thần dựa vào các đặc trưng của vị thần miêu tả trong thần thoại Ấn Độ như hình dạng, vật cưỡi của thần hoặc các vật dụng vị thần cầm trên tay hoặc đeo trên người. Cách xác định niên đại hiện nay đối với các hiện vật điêu khắc Chăm chủ yếu dựa vào mối liên hệ giữa hiện vật và một công trình kiến trúc nào đó mà nhờ qua văn bia người ta có thể xác định thời gian xây dựng. Tuy nhiên có khá nhiều hiện vật được phát hiện rải rác và việc xác định niên đại cũng chỉ là sự đoán định tương đối của những nhà khảo cổ và chưa thể kiểm chứng.[33]

Bảo tàng Điêu khắc Chăm với kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo không chỉ của thành phố Đà Nẵng, của Việt Nam, mà còn của cả thế giới. Bảo tàng tái hiện lại quá khứ vàng son của một dân tộc và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Thế giới thần linh kỳ bí, những câu chuyện bằng hình ảnh, các biểu tượng tôn giáo,... tất cả đều sống động, chi tiết.

25

Một phần của tài liệu Đánh giá của khách du lịch về hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng. (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)