Màu sắc phong cách ngôn ngữ cổ động

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 27 - 28)

7. Bố cục đề tài

1.2.3.Màu sắc phong cách ngôn ngữ cổ động

Màu sắc phong cách là một trong những khái niệm cơ bản của phong cách học được nhiều nhà phong cách học quan tâm nghiên cứu. Võ Bình (và các tác giả khác trong Phong cách học tiếng Việt – 1982, Nxb Giáo dục) đã có một cái nhìn sâu sắc và khoa học về vấn đề này. Theo tác giả, nội dung mỗi tín hiệu ngôn ngữ có hai phần: nội dung biểu hiện cơ sở và nội dung biểu hiện bổ sung, màu sắc phong cách là một bộ phận thuộc phần nội dung biểu hiện bổ sung chỉ rõ giá trị chức năng của đơn vị ngôn ngữ ấy, gợi cho ta liên tưởng đến phong cách chức năng mà đơn vị ngôn ngữ thường sử dụng [6, tr.23]. Ví dụ: “Bác”, “Người” đều có nội dung cơ sở là chỉ Hồ Chủ tịch với tư cách là công dân, vị lãnh đạo, nhưng “Bác” lại mang màu sắc phong cách khẩu ngữ, dùng trong nhiều phạm vi, “Người” lại mang màu sắc gọt giũa dùng trong phạm vi nghiêm trang.

Các đơn vị ngôn ngữ ở các bậc: ngữ âm, hình thái, từ vựng, cú pháp khi được sử dụng trong giao tiếp bao giờ cũng tồn tại trong những phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định [6, tr.24]. Màu sắc của một đơn vị ngôn ngữ bộc lộ rõ khi đơn vị ngôn ngữ được dùng không đúng với phong cách chức năng ngôn ngữ, gây nên hiện tượng “chướng tai”, “không hợp”.

Muốn xác định màu sắc phong cách của một đơn vị ngôn ngữ ta “cho đơn vị ngôn ngữ đó lần lượt xuất hiện trong các phong cách chức năng ngôn ngữ khác nhau”. Do đó mỗi đơn vị ngôn ngữ có thể mang màu sắc đơn phong cách hoặc đa phong cách tùy theo khả năng xuất hiện của chúng ở các phong cách chức năng khác nhau. Nếu là đơn vị mang màu sắc đơn phong cách thì có màu sắc mang tên

phong cách chức năng mà nó được sử dụng.

Như vậy muốn định danh màu sắc phong cách của một đơn vị ngôn ngữ cần phải xác định được phong cách chức năng mà đơn vị ngôn ngữ đang được sử dụng. Về phong cách chức năng tiếng Việt, hiện có nhiều cách phân chia khác nhau như đã nêu trên. Nếu ta lần lượt thay các đặc trưng ngôn ngữ cổ động vào các phong cách chức năng hiện nay thì một điều dễ nhận thấy: Ngôn ngữ cổ động không phải là đơn vị ngôn ngữ mang màu sắc đa phong cách mà chỉ có thể thuộc vào phong cách báo chí công luận hoặc phong cách chính luận. Nhưng văn bản chính luận bao giờ cũng là văn bản hoàn chỉnh trong khi đó khẩu hiệu thường chỉ là một câu hoặc một vài câu ngắn gọn. Và phong cách báo chí công luận cũng có một số đặc trưng, chức năng của riêng mình mà ngôn ngữ cổ động không có. Vì vậy, cần xem phong cách ngôn ngữ cổ động là một phong cách độc lập.

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 27 - 28)