Hành vi ngôn ngữ

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 78 - 82)

7. Bố cục đề tài

3.2.2. Hành vi ngôn ngữ

Theo Đỗ Hữu Châu, khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ [9, tr.88]. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) ra một phát ngôn cho người nghe trong ngữ cảnh.

C.Austin cho rằng có ba loại hành động ngôn ngữ lớn: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời [9, tr.88].

cấu trúc câu, cấu trúc ngôn bản… để tạo ra những thông điệp, những ngôn bản có nghĩa và hiểu được.

- Hành động mượn lời là hành động nhằm gây ra những kết quả hay những hiệu quả ngoài lời, những hiệu quả tâm lý hay vật lý ở những người tiếp nhận ngôn bản bằng chính những ngôn bản, những lời được nói ra.

- Hành động ở lời là những hành động được thực hiện bằng chính lời nói, ngay trong lời nói và gây ra được một hành động cũng bằng lời nói của người tiếp nhận.

Có rất nhiều hành động ở lời, tuy nhiên giữa chúng vẫn có những hiệu lực chung. Vì thế có thể quy chúng về một số nhóm hành động ở lời nhất định. Nhà triết học Anh – Searle phân loại 5 hành vi ở lời như sau [9, tr.126]:

-Cam kết: là hành động ở lời ràng buộc vai người nói vào trách nhiệm thực hiện một hành động nào đó trong tương lai. Đó là các hành động như “hứa”, “bảo đảm”, “đe dọa”…

-Tuyên bố: là hành động ở lời mà khi nói ra thì thay đổi trạng thái của sự việc trong thực tế khách quan như buộc tội, tuyên án, tuyên ngôn, đánh giá, phê bình, chấp thuận…

- Biểu cảm: là hành động ở lời nhờ đó mà vai nói trực tiếp bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với người, sự vật, sự việc nào đó. Những hành động “xin lỗi”,cảm ơn, khen tặng, kêu ca, phàn nàn, trách cứ và những lời cảm thán các kiểu

đều thuộc nhóm này.

- Điều khiển: là những hành động ở lời hướng vai nghe thực hiện ngay một hành động nào đó như ra lệnh, mời, xin, chỉ huy, đặt hàng...

- Xác tín (còn gọi là miêu tả, trần thuật): là hành động ở lời miêu tả, thuật lại một trạng thái, sự kiện nào đó trong thực tế. Đó là những hành động như “trần thuật”, “kể”, “miêu tả”, “báo cáo”, “khẳng định”. Các hành động ở lời này cung

cấp cho vai nghe chủ yếu nội dung miêu tả hay lõi mệnh đề của câu kèm theo trách nhiệm về tính chân lí của nội dung mà mình đưa ra.

Qua xem xét các hành động ngôn ngữ trong các khẩu hiệu, chúng tôi tập trung phân tích các hành vi ở lời và nhận thấy chỉ có 3 loại hành vi ở lời trong khẩu hiệu

chính trị : xác tín (miêu tả, trần thuật), điều khiển và biểu cảm. Nhận diện các loại hành vi ở lời trong khẩu hiệu chính trị thông qua các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời như sau:

- Các kiểu kết cấu (tức là các kiểu câu theo mục đích nói như ngữ pháp truyền thống) như câu tường thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán (phần này đã được nghiên cứu ở đặc điểm ngữ pháp của khẩu hiệu chính trị trong luận văn này).

- Những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngữ vi (những từ này dùng để tổ chức các kết cấu và là các dấu hiệu để biết hành vi nào đang được thực hiện) như “hãy”, “đừng”,“phải” được trong hành vi cầu khiến, mệnh lệnh, yêu cầu (Ví dụ: “Hãy chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ”/ “Đừng dùng kèn hối thúc,

hãy dùng để cảnh báo”, “Phải đội mũ bảo hiểm cho trểm khi đi mô tô, xe gắn máy”…) “nên”, “cần”, “không + ngữ vị từ”trong hành vi khuyên nhủ, hướng dẫn,

(ví dụ: “Không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS!”…)

- Ngữ điệu: Cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể nếu được phát âm với những ngữ điệu khác nhau sẽ có các biểu thức ngữ vi khác nhau ứng với những hành vi ở lời khác nhau. Trường hợp này có thể xảy ra đối với các câu khẩu hiệu thuộc hành vi biểu cảm nhưng thể hiện dưới dạng hành vi xác tín. Ví dụ “Chủ tịch

Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!”…

Ngoài ra, khảo sát các khẩu hiệu chính trị cho thấy không có trường hợp nào sử dụng các động từ ngữ vi (là những động từ mà khi phát âm chúng ra là người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị) trong chức năng ngữ vi khi phát ngôn nó được dùng ở ngôi thứ nhất thời hiện tại, thể chủ động và thức thực thi.

Mặt khác, khi xem xét các hành động ngôn ngữ không chỉ xét chúng được dùng trong hiệu lực ở lời đích thực của chúng (tức là mỗi hành động ở lời phát ra nhằm cái đích vốn có của nó, phù hợp với các điều kiện sử dụng bình thường của nó) mà còn có những trường hợp: hành động vốn có hiệu lực ở lời này được dùng thay cho một hành động ở lời khác nhằm đạt hiệu lực ở lời của hành động ở lời ấy. Đó là các hành động ở lời gián tiếp.

hành động ở lời gián tiếp, kết quả từ các nghiên cứu nghĩa hàm ẩn (tiền giả định, hàm ngôn) trong các khẩu hiệu chính trị đã được nêu tại mục 3.2.1 luận văn này.

Căn cứ chủ yếu vào các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời nêu trên và các trường hợp hành động ở lời gián tiếp, khảo sát trên 500 khẩu hiệu chính trị, xét thấy: hành vi “xác tín” là hành vi ngôn ngữ chiếm tỷ lệ nhiều nhất 60,4%, “điều khiển” chiếm 36% và 3,6% là hành vi “biểu cảm”.

Bảng 3.4. Các loại hành vi ngôn ngữ của khẩu hiệu

STT Loại hành vi ngôn ngữ

Số

lượng Tỷ lệ Ví dụ minh họa

01 Xác tín 302 60, 4% Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta

02 Điều khiến 180 36% Hãy dành lối cho người đi bộ

03

Biểu cảm

18 3,6% Nhiệt liệt chào mừng 36 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 – 29/3/2011)!

Kết quả khảo sát đó cho thấy khẩu hiệu chính trị là một công cụ, phương tiện của truyền thông cổ động với 2 chức năng chủ yếu là thông tin và tác động. Điều này thể hiện ở hai loại hành vi ngôn ngữ chủ yếu trong các khẩu hiệu chính trị hiện nay là xác tín và điều khiển. Các hành vi ngôn ngữ “xác tín” mang tính “miêu tả”, “tường thuật”, “khẳng định” một sự kiện, sự tình nào đó hoặc đưa ra, cung cấp thông tin về các chủ trương, chính sách của nhà nước hoặc các vấn đề mà xã hội, cộng đồng quan tâm. Các hành vi ngôn ngữ “điều khiển” được hướng đến vai nghe, người tiếp nhận thông tin thực hiện một hành động nào đó. Ngoài ra trong các khẩu hiệu chính trị cũng có các hành vi ngôn ngữ “biểu cảm” thể hiện tình cảm ngợi ca, trân trọng, chào mừng… của vai nói, người phát ra khẩu hiệu đó.

Qua các hành vi ngôn ngữ đó, khẩu hiệu chính trị giúp chia sẻ thông tin và quan điểm chính trị của Đảng và Nhà nước ta đối với thông tin đó, đồng thời tác động, thuyết phục cộng đồng làm theo, hướng tới những giá trị mà người ban hành khẩu hiệu muốn nhắm đến. Các chức năng này khi được “soi chiếu” vào thuyết

Hành động ngôn từ, được thể hiện bởi một số tiểu chức năng cụ thể như:

- Chức năng thông tin - thông báo, ví dụ: “Nước sạch và vệ sinh môi trường là

nhu cầu thiết yếu của cuộc sống”; “Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là vi phạm pháp luật”; “Giải quyết việc làm cho thanh niên góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội”…

- Chức năng vận động - thuyết phục, ví dụ: “Hãy nói không với ma túy”; “Hãy

chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn”…

- Chức năng hô hào - kêu gọi, ví dụ: “Hãy sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm

các nguồn tài nguyên thiên nhiên!”; “Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu!”; “Hãy hành động để chấm dứt ngay bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”…

- Chức năng động viên - khuyến khích, ví dụ: “Lựa chọn rau, thịt sạch, rõ

nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn ngon, an toàn sức khoẻ”; “Sống lành mạnh, thuỷ chung để không bị lây nhiễm HIV!”...

- Chức năng cảnh báo - nhắc nhở, ví dụ: “Ma túy – hiểm họa của cộng đồng;

“Lạm dụng rượu, bia - hiểm họa an toàn giao thông”; “Cẩn thận - không ân hận!

- Chức năng yêu cầu - mệnh lệnh, ví dụ: “Cấm phóng nhanh, vượt ẩu”; “Nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức”…

- Chức năng khẳng định giá trị thực - Chân/ Thiện/ Mỹ, ví dụ:“Lòng nhân ái

mang lại hạnh phúc”; “Mỗi Thầy Cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”....

- Chức năng biểu cảm - ngợi ca, chào mừng, ví dụ:“Đảng Cộng sản Việt Nam

quang vinh muôn năm!”; “Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 36 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2011)!”…

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)