ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 29)

7. Bố cục đề tài

2.1.ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT

2.1.1. Đặc điểm ngữ âm

Khẩu hiệu chính trị có thể được sử dụng dưới 2 hình thức: dạng câu chữ thể hiện trên các băng rôn, biểu ngữ… hoặc dạng lời nói để hô hào, kêu gọi trong các cuộc diễu hành, lễ kỉ niệm, mittinh… Vì vậy các đặc điểm về ngữ âm cũng cần được nghiên cứu. Tuy nhiên trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu xem xét khẩu hiệu chính trị được thể hiện dưới hình thức câu chữ trên các băng rôn, áp phích, biểu ngữ… và được lưu lại trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong điều kiện đó, trên bề mặt câu chữ về đặc điểm ngữ âm của khẩu hiệu, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu xoay quanh một số vấn đề sau: âm tiết, thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu và một số phương thức tu từ ngữ âm trong khẩu hiệu.

a. Âm tiết

Khi nói đến đặc điểm ngữ âm tiếng Việt trong một từ hay một phát ngôn, trước tiên cần xem xét đến đơn vị phát âm nhỏ nhất của ngôn ngữ là âm tiết. Theo Vương Hữu Lễ, âm tiết là đơn vị ngữ âm dễ nhận diện nhất, dễ hơn cả các âm tố [37, tr.36]. Trong dòng ngữ lưu, âm tiết là một đơn vị có thể nhận ra rõ ràng, có thể đếm, có thể tổ chức nó một cách có ý thức. Do những đặc điểm riêng của âm tiết tiếng Việt, chúng ta dễ dàng phân biệt và nhận ra các âm tiết, số lượng các âm tiết trong một câu văn hoặc lời nói.

Đối với khẩu hiệu chính trị, dù được thể hiện dưới dạng là câu trong văn bản hay phát ngôn trong hành động “hô hào”, “kêu gọi” thì số lượng âm tiết vẫn có thể dễ dạng nhận ra. Sự cân đối, hài hòa trong sử dụng loại âm tiết và số lượng âm tiết cũng rất cần được xem xét, nghiên cứu.

a.1. Về số lượng âm tiết

Khảo sát trên 500 khẩu hiệu chính trị tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2015, số liệu cụ thể về số lượng âm tiết được ghi nhận qua bảng 2.1.

Bảng 2.1. Số lượng âm tiết trong khẩu hiệu chính trị

(tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 -2015)

STT Số lượng âm tiết Số câu Tỷ lệ /Ts (500 câu)

1 Dưới 10 âm tiết 89 17,8%

2 Từ 10 – dưới 20 âm tiết 293 58,6%

3 Từ 20 – dưới 30 âm tiết 98 19,6%

4 Từ 30 – dưới 40 âm tiết 18 3,6%

5 Trên 40 âm tiết 2 0,4%

Dưới đây là một số ví dụ theo các nhóm khẩu hiệu chính trị có số lượng âm tiết từ ít đến nhiều như sau:

- Nhóm 1 (có dưới 10 âm tiết)

“An toàn là trên hết”- 5 âm tiết

“An toàn lao động vì chính bản thân bạn”- 9 âm tiết.

Khẩu hiệu ngắn nhất (có số âm tiết ít nhất) có 5 âm tiết, không có trường hợp nào có số lượng âm tiết ít hơn.

- Nhóm 2 (có từ 10 đến dưới 20 âm tiết)

“Dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt” – 10 âm tiết.

“Phòng chống tệ nạn ma túy là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội” – 19 âm tiết.

-Nhóm 3 (có từ 20 – dưới 30 âm tiết)

“Bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo Việt Nam là trách nhiệm của mỗi chúng ta”- 20 âm tiết.

“Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội!” – 29 âm tiết.

- Nhóm 4 (có từ 30 âm tiết đến dưới 40 âm tiết)

phóng dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội”- 30 âm tiết.

“Lãnh đạo chính quyền các cấp, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan hãy nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” – 36 âm tiết

Trong nhóm này, số lượng âm tiết nhiều nhất trong một khẩu hiệu là 36 âm tiết.

-Nhóm 5 (có từ 40 âm tiết trở lên) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp là trực tiếp góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân!”- 41 âm tiết.

Chỉ có 2 câu có số lượng âm tiết nhiều nhất là 41 âm tiết.

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: (1) khẩu hiệu có số lượng âm tiết từ 10 đến dưới 20 âm tiết chiếm tỷ lệ nhiều nhất; (2) khẩu hiệu có từ 20 âm tiết trở lên cũng tương đối cao; (3) khẩu hiệu có dưới 10 âm tiết chiếm tỷ lệ không nhiều.

Đặc trưng của ngôn ngữ cổ động là tính ngắn gọn vì vậy số lượng âm tiết trong các khẩu hiệu cần phải ít, có thể từ 10 âm tiết trở xuống để giúp người nghe hoặc nhìn, đọc dễ dàng ghi nhớ. Ngược lại, các khẩu hiệu với số lượng âm tiết quá nhiều (từ 20 âm tiết trở lên, thậm chí có trên 30 âm tiết ) sẽ làm người nghe, người đọc khó ghi nhớ, tạo cảm giác mệt mỏi, không thiện cảm cho người nhận thông tin. Và đây cũng chính là một trong những yếu tố (xét dưới góc độ đặc điểm ngôn ngữ) làm cho các khẩu hiệu chính trị kém hiệu quả.

a.2. Về loại âm tiết

Người ta thường dựa vào cách kết thúc âm tiết để phân loại âm tiết thành 4 loại: âm tiết mở (kết thúc bằng nguyên âm, ví dụ: ba, bé, đi, Huế… ); âm tiết nửa

mở (kết thúc bằng bán nguyên âm, ví dụ: cao, cau, hai, hay…); âm tiết nửa khép (kết thúc bằng âm mũi, ví dụ: nam, lan, làng, xanh…) và âm tiết khép (kết thúc

bằng phụ âm tắc, ví dụ: lớp, hạt, học, sách…) [37, tr.39]. Để hiểu rõ hơn về giá trị ngữ âm của cách phân loại này dưới góc nhìn từ bình diện phong cách học, mỗi loại lại được chia thành mở rộng và mở vừa, khép vừa và khép chặt. Ví dụ, loại mở

rộng: a, oa, loa, ta…; loại mở vừa: ai, oay, mai, quay…; loại khép vừa: an, om, long, sông…; loại khép chặt: át, tóp, lạp, lộc…Loại âm tiết mở rộng trong đó có âm

sáng có thể diễn tả những gì trong sáng, tươi vui, ngược lại loại âm tiết khép chặt có khả năng thể hiện những gì sắt đanh, kiên quyết [37, tr.270]. Có một sự đối lập giữa âm tiết mở và âm tiết khép: một bên có âm cuối là những âm vang tạo âm hưởng và nhạc tính; một bên thì âm thanh bị tắc lại, đóng lại khi kết thúc âm tiết là những âm tắc vô thanh [6, tr.231].

Vận dụng các quan điểm về phân loại âm tiết và giá trị về mặt ngữ âm của các loại âm tiết nêu trên, chúng tôi nhận thấy trong khẩu hiệu chính trị có chú ý sử dụng các âm tiết mởvà nửa mở trong các từ đứng cuối câu để tạo nên âm hưởng, ngữ điệu hô hào, kêu gọi cho khẩu hiệu. Trong 500 khẩu hiệu được khảo sát, 146 khẩu hiệu (29,2%) có đặc điểm này. Ví dụ:

“An toàn giao thông – hạnh phúc không của riêng ai!”;

“Bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên biển và hải đảo Việt Nam là trách nhiệm của chúng ta!”;

“Đến trường an toàn học ngàn điều hay!”.

b. Thanh điệu

Thanh điệu là hiện tượng về cao độ của các âm thanh ngôn ngữ được tạo ra do những rung bật của dây thanh. Tùy theo sự rung động đó nhanh hay chậm, nhiều hay ít, mạnh hay yếu, biến chuyển ra sao…mà ta có các thanh điệu khác nhau [37, tr.30].

Trong tiếng Việt hiện đại, 6 thanh điệu có giá trị âm vị học gồm: thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng và thanh ngang (không dấu). Trong kí hiệu ngữ âm, chúng ta dùng các con số để ghi các thanh: 1 (ngang), 2 (huyền), 3 (ngã), 4 (hỏi), 5 (sắc), 6 (nặng).

Theo truyền thống, dựa vào tiêu chí bằng/trắc, ta phân biệt ra 2 loại thanh điệu: thanh bằng (ngang, huyền) và thanh trắc (ngã, hỏi, sắc, nặng). Xét theo tiêu chí đường nét (gãy/không gãy), có 2 loại thanh điệu: gãy (ngã, hỏi) và không gãy (ngang, huyền, sắc, nặng). Xét theo tiêu chí âm vực (cao/thấp), có 2 loại thanh điệu: cao (ngang, ngã, sắc) và thấp (huyền, hỏi, nặng) [37, tr.77].

Trong hệ thống thanh điệu của tiếng Việt nêu trên, sự đối lập về âm vực và âm điệu có vai trò đặc biệt trong thơ văn. Trong khẩu hiệu chính trị, chúng tôi cũng nhận thấy điều này. Nhờ có thanh điệu mà từ ngữ, lời nói, câu văn của khẩu hiệu có tính ngữ điệu, truyền cảm.

Trong một câu, có sự hiện diện liên tiếp của các cụm từ có sự đối lập về âm vực của thanh điệu (cao/thấp): “dân giàu” (ngang/huyền), nước mạnh (sắc/nặng),

“công bằng” (ngang/huyền), tiến bộ (sắc/nặng), hạnh phúc (nặng/sắc)…; có sự đối

lập về đường nét (không gãy/gãy): kỷ cương (hỏi/ngang), trách nhiệm (sắc/nặng)…; hoặc có các cụm từ cùng âm vực cao: quan liêu (ngang/ngang), tham nhũng

(ngang/ngã), lãng phí (ngã/sắc), ít con (sắc/ngang), no ấm (ngang/sắc)… Một số ví dụ:

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!”;

“Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”;

“Kiên quyết đấu tranh, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu!”; “Xây dựng gia đình Việt Nam ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”

Để thực hiện chức năng tác động đến đối tượng, khẩu hiệu phải có ngữ điệu, nhất là ngữ điệu giống như hô hào, kêu gọi. Vì vậy các âm tiết đứng ở cuối câu khẩu hiệu phải mang thanh điệu có độ cao như thanh ngang, thanh ngã và nhất là thanh sắc. Qua khảo sát có thể thấy 51,6% (258/500 câu) khẩu hiệu chính trị đều kết thúc bằng các âm tiết đứng cuối câu có chứa thanh điệu cao.

Một số ví dụ:

“An toàn giao thông – đón xuân hạnh phúc!”;

“Nâng cao trách nhiệm vì quyền bình đẳng và lợi ích hợp pháp của phụ nữ!”; “Giữ cân bằng giới tính cho tương lai là trách nhiệm của chúng ta hôm nay”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Trọng âm

Nói về vấn đề trọng âm, Vương Hữu Lễ cho rằng: “Trọng âm là hiện tượng nhấn mạnh vào một yếu tố nào đó trong ngữ lưu” [37, tr.32]. Tác giả phân loại trọng âm thành 3 loại: trọng âm từ, trọng âm cú pháp, trọng âm logic. Và cho rằng trọng âm cú

pháp và trọng âm logic thuộc vào yếu tố ngữ điệu. Đối với Nguyễn Thiện Giáp, trọng âm được phân loại thành: trọng âm từ và trọng âm câu. Theo ông, trọng âm câu là trọng âm của từ quan trọng nhất về ngữ nghĩa hoặc nhịp điệu ở trong câu [23, tr.170].

Từ các quan điểm đó, nghiên cứu vấn đề trọng âm trong khẩu hiệu, chúng tôi chọn và xem xét trọng âm câu ( còn gọi là trọng âm cú đoạn) được biểu hiện qua cách ngắt nhịp tạo thành ngữ điệu trong khẩu hiệu. Ví dụ:

“Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”: 2-2-2-2 “Khỏe mẹ, khỏe con, gia đình hạnh phúc”:2-2-4

“Nhiều loài – Một hành tinh – Tương lai chúng ta”: 2-3-4

“Thầy mẫu mực – Trò chăm ngoan – Trường khang trang – Lớp thân thiện”:3-3-3-3

“Dân số ổn đinh, đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”: 4-4-4 “Học tập sáng tạo, rèn luyện chăm ngoan, vui chơi lành mạnh”:4-4-4

Khảo sát trên 500 khẩu hiệu chúng tôi nhận thấy chỉ có 46/500 khẩu hiệu (0,9%) thể hiện điều này. Số còn lại không thể hiện rõ trên mặt câu chữ.

d. Ngữ điệu và một số biện pháp tu từ ngữ âm tạo nên ngữ điệu trong khẩu hiệu chính trị

Theo Vương Hữu Lễ, “ngữ điệu là âm điệu của toàn bộ câu nói do người nói phát âm lúc mạnh lúc yếu, lúc nhanh lúc chậm, có khi liên tục, có khi ngắt quãng, lúc lên giọng lúc hạ giọng…” [37, tr.33]. Như vậy ngữ điệu bao trùm cả hiện tượng thanh điệu và trọng âm. Ngữ điệu là sự biến đổi về cao độ, cường độ và trường độ trong phạm vi cả câu hơn là trong một từ” [23, tr.174].

Nghiên cứu trên khẩu hiệu, các yếu tố tạo ra ngữ điệu chính là số lượng âm tiết, lựa chọn và sử dụng các âm tiết mở ở cuối câu có thanh điệu cao, sự phối hợp của thanh điệu trong các cụm từ và vấn đề trọng âm của câu hay các ngắt nhịp như đã nêu trên.

Bên cạnh đó, ngữ điệu của khẩu hiệu được tạo nên từ một số biện pháp tu từ ngữ âm như điệp vần, điệp thanh, sử dụng các từ láy âm, láy thanh (“nhiệt liệt”,

Ví dụ:

“Học ở trường, học ở sách vở, học ở bạn bè và học ở nhân dân”; “Không giữ, không thử, không sử dụng ma túy dù chỉ một lần”; “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”;

“Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ!”; “Đi thong thả cho đỡ vất vả”…

Hoặc được thể hiện qua dưới dạng các thể thơ, tạo nên ngữ điệu mềm mại, uyển chuyển, nhịp nhàng như lời ca dao, giúp cho khẩu hiệu dễ nghe, dễ nhớ:

(1) “Hãy thêm lời nói ngọt ngào

Bớt đi hờn giận nhà nào chẳng vui”; (2) “Nhường nhau không phải là hèn

Nhường nhau để khỏi lách, lèn, kẹt xe”;

(3) “Tránh kẹt xe, học theo đàn kiến

Chậm một giây còn hơn chờ một tiếng”…

2.1.2. Chữ viết, chính tả, cách trình bày

a. Chữ viết và kiểu chữ

Theo Nguyễn Thiện Giáp, thuật ngữ “chữ viết” chỉ chung hệ thống kí hiệu dùng để ghi lại ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu của kí hiệu [23, tr.113].

Tác giả Vương Hữu Lễ, trong giáo trình Ngữ âm tiếng Việt, đã đưa ra khái niệm về chữ viết. Đó là hệ thống tín hiệu thị giác (gồm những đường nét) để ghi các âm thanh của ngôn ngữ vốn là những tín hiệu thính giác. Chữ viết không phải là ngữ âm, nó chỉ dùng để biểu thị ngữ âm mà thôi. Đối với loài người, chữ viết có tác dụng rất lớn. Chữ viết là công cụ phát triển của xã hội, nó tích lũy thành tựu của loài người trong việc nhận thức và cải tạo thiên nhiên và xã hội. Ngôn ngữ có hai mặt: ngữ âm và ngữ nghĩa. Vì vậy cũng có hai loại chữ viết là chữ ghi ý và chữ ghi âm [37, tr.109]. Trong tiếng Việt hiện nay, chữ viết (theo kiểu chữ ghi âm) là chữ quốc ngữ được xây dựng theo nguyên tắc ghi âm bằng chữ Latin. Chữ viết trong các khẩu hiệu đều sử dụng hệ thống chữ quốc ngữ này.

b. Chính tả

Nguyễn Thiện Giáp chỉ rõ: “Chính tả là hệ thống chuẩn cho chữ viết của một ngôn ngữ. Nó gồm một hệ thống chữ viết đặc biệt, một hệ thống chuẩn của cách viết và một hệ thống chuẩn của dấu chấm câu” [23, tr.130].

Chính tả là viết đúng theo các quy tắc của một hệ thống chữ viết. Tuy là những kí hiệu để ghi âm, nhưng mỗi hệ thống chữ viết có thể có những phản ánh ngữ âm khác nhau và cách phản ánh có thể không chính xác, thậm chí mâu thuẫn. Dẫu vậy, khi chính tả đã được xã hội chấp nhận rồi thì người sử dụng phải tuân thủ và coi đó là mẫu mực, nếu viết khác đi sẽ bị xem là sai [37, tr.124].

Vì vậy, các điểm cần lưu ý trong nội dung của chính tả là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Xác định và thực hiện cách viết đúng các từ ngữ theo quy tắc của hệ thống chữ viết. Ví dụ, chữ Việt phân biệt các con chữ tr/ch, s/x, d/gi và quy định phải viết cho đúng chính tả đối với các từ ngữ như trân châu, xổ số, dân gian…

- Xác định và thực hiện các quy tắc khác: viết hoa, phiên âm, dùng dấu câu. Chính tả là một mặt của vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ. So với chính âm, chính tả có yêu cầu chuẩn mực cao hơn rất nhiều. Ta có thể nói năng không theo chính âm nhưng viết thì không cho phép tùy tiện sai chính tả.

Từ các nội dung về chính tả nêu trên, chúng tôi nhận thấy: chính tả của ngôn ngữ khẩu hiệu chính trị tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy tắc về chính tả tiếng Việt. Phạm vi giao tiếp của ngôn ngữ cổ động có tính chính thức, diễn ra rộng khắp đến đông đảo người dân, cộng đồng nên hướng về chuẩn mực của chính tả là một yêu cầu tất yếu. Với những chuẩn mực của chính tả được trình bày ở bên trên, xem xét trên bản chữ viết của 500 câu khẩu hiệu, chúng tôi không ghi nhận có trường hợp nào vi phạm các quy định, chuẩn mực của chính tả hiện nay. Đó là sự tuân thủ cách ghi đánh dấu thanh điệu, cách viết hoa, cách viết tắt, dấu câu, cách ghi phiên âm tên nước ngoài…

Một số ví dụ:

“Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XX của Đảng bộ TP Đà Nẵng!”

“Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là ngày hội toàn dân”

“Hãy hành động vì mục tiêu: Không còn người nhiễm mới HIV!”

“Đầu tư cho công tác Dân số - KHHGĐ là đầu tư cho sự phát triển bền vững”

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 29)