TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 51 - 53)

7. Bố cục đề tài

2.3.TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ các nghiên cứu, khảo sát về mặt ngữ âm, từ vựng ngữ nghĩa của từ ngữ trong khẩu hiệu chính trị như đã trình bày trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Trên bản chữ viết, ngôn ngữ của khẩu hiệu chính trị tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy tắc, chuẩn mực về chính tả trong tiếng Việt hiện nay. Đó là cách ghi đánh dấu thanh điệu, cách viết hoa, cách viết tắt, dấu câu, cách ghi phiên âm tên nước ngoài… Tuy nhiên cách viết hoa trong vài trường hợp còn chưa thống nhất, cần lấy các quy định về cách viết hoa trong các văn bản hành chính theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/1/2011 của Bộ Nội vụ về qui định chi tiết viết hoa trong văn bản hành chính để áp dụng cho ngôn ngữ khẩu hiệu chính trị.

Do đặc trưng của ngôn ngữ cổ động là tính ngắn gọn nên số âm tiết của các câu khẩu hiệu cần phải ít, để giúp người nghe, người đọc dễ dàng ghi nhớ. Các khẩu hiệu chính trị hiện nay, hầu hết có số lượng âm tiết tương đối nhiều, làm cho khẩu hiệu dài dòng, kém hiệu quả tác động, nên thiết kế các khẩu hiệu dưới 10 âm tiết là tốt nhất. Cần sử dụng cách ngắt nhịp, âm cuối, thanh điệu, các cụm từ, lặp từ ngữ… để tạo ngữ điệu cho khẩu hiệu.

Về từ vựng – ngữ nghĩa, ngôn ngữ của khẩu hiệu thường sử dụng các lớp từ trung hòa, từ ngữ sách vở để vừa đảm bảo tính trang trọng, vừa đảm bảo tính đại chúng, mọi người trong xã hội đều hiểu được nội dung của khẩu hiệu. Điều đặc biệt trong từ vựng là ngôn ngữ khẩu hiệu sử dụng rất nhiều từ Hán Việt đã được Việt hóa, mang sắc thái trang trọng. Và hiện nay, các từ mới, các thuật ngữ khoa học chính trị - xã hội cũng được dùng trong khẩu hiệu và các thuật ngữ này đã được phổ dụng, được “đời sống” hóa. Điều này vừa có mặt tính cực, vừa có mặt hạn chế. Về mặt ngữ nghĩa, trong khẩu hiệu cũng có các từ mang nghĩa “chuyển” do các nhà biên soạn khẩu hiệu sử dụng các phương tiện ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ để tạo nét nghĩa mới cho từ ngữ, làm cho khẩu hiêu có sự độc đáo, lôi cuốn tạo ấn tượng ở người tiếp nhận.

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ DỤNG

CỦA KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 51 - 53)