Đặc điểm ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng trong khẩu hiệu chính trị

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 46 - 51)

7. Bố cục đề tài

2.2.2.Đặc điểm ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng trong khẩu hiệu chính trị

Theo Đỗ Hữu Châu, từ vựng là tập hợp các từ và các đơn vị tương đương với từ (được gọi là ngữ cố định). Về chức năng, có thể chia các từ của một ngôn ngữ thành từ định danh và từ phi định danh.

Từ định danh, theo Đỗ Hữu Châu, là từ có chức năng đưa sự vật, sự kiện trong hiện thực ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ, biến chúng thành các đơn vị nghĩa của ngôn ngữ [8, 94].

Từ phi định danh (được quen gọi là hư từ) là các từ có chức năng giúp chúng ta nhận biết được một nghĩa nào đó đang được đề cập đến trong lời nói chứ không phải tên gọi của chính cái nghĩa đang được đề cập đến đó [8, 98].

Vì vậy từ phi định danh có thể có nghĩa chỉ các loại quan hệ, chỉ các tình thái…nghiêng về nghĩa ngữ pháp nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của từ định danh.

a. Nghĩa của từ ngữ trong khẩu hiệu chính trị

a.1. Cơ chế nghĩa của từ

(hay một ngữ cố định) gợi ra khi chúng ta tiếp xúc với từ đó [8, 93]. Nghĩa của một từ định danh là một thể thống nhất gồm bốn thành phần: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái (được gộp chung là nghĩa từ vựng) và nghĩa ngữ pháp (sau này còn gọi là nghĩa cấu trúc)[7]. Nghĩa biểu vật là loại sự vật được từ gọi tên, biểu thị. Nghĩa biểu niệm là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ. Nghĩa biểu thái là nét nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ đánh giá xấu tốt đi kèm với nghĩa biểu niệm [8, 94]. Trên cơ sở các nghĩa đó, từ ngữ trong khẩu hiệu chính trị cũng mang đầy đủ các ý nghĩa này, giúp ngôn ngữ của khẩu hiệu rõ ràng, mạch lạc, thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin và hướng dẫn hành động.

- Về nghĩa biểu vật: để cung cấp thông tin và tác động đến đối tượng, đồng thời thể hiện sự thống nhất ý chí,khẩu hiệu chính trị sử dụng các từ ngữ có ý nghĩa biểu vật rõ ràng, dễ nắm bắt như: rau, thịt, bia, rượu, biển, đảo, rừng, ông bà, cha,

mẹ, vợ, chồng, thầy, cô, nhà trường, vỉa hè, đường bộ, xe, đèn...

- Về nghĩa biểu niệm: từ ngữ trong khẩu hiệu cũng có nét nghĩa biểu niệm rõ ràng để giúp đối tượng tiếp nhận thông tin dễ dàng hiểu được. Ví dụ: từ “gia đình” có các nét nghĩa: (1) tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội; (2) gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu; (3) thường gồm có vợ chồng, cha mẹ, con cái... Hoặc các từ ngữ khác như “sử dụng”, “tiêu dùng”,

“thực phẩm”, “thức ăn”, “sức khỏe”, “bệnh tật”, “vệ sinh”, “an toàn”... Tuy nhiên,

cũng có một số từ trong các khẩu hiệu chính trị mà nghĩa biểu niệm có tính trừu tượng và khái quát. Đó là các từ biểu thị những sự vật (hoặc hoạt động, tính chất, trạng thái…) không nhận biết được bằng các giác quan hướng ngoại như các từ “tích

cực”, “nhiệt liệt”, “quyết tâm”, ‘đẩy mạnh”, “sáng tạo”, “chủ động”... Những từ có

nghĩa này thường được dùng trong các khẩu hiệu với mục đích cung cấp các thông tin chung, hoặc kêu gọi chung. Vì vậy với các khẩu hiệu có sử dụng nhiều những từ ngữ này sẽ ít có hiệu quả tác động đến hành động cụ thể của đối tượng mà khẩu hiệu hướng đến. Tuy nhiên có những trường hợp nghĩa biểu vật đồng nhất nghĩa biểu niệm. Đó là các từ ngữ thuộc lớp từ vựng thuật ngữ. Ví dụ như: “di truyền”, “truyền

- Về nghĩa biểu thái: nét nghĩa này được biểu thị đi kèm với nghĩa biểu niệm. Trong khẩu hiệu chính trị, từ ngữ luôn chứa nét nghĩa này bởi đặc trưng của ngôn ngữ khẩu hiệu luôn có tính biểu cảm để thực hiện chức năng khuyến khích, cổ động, cảnh báo… Một số ví dụ như từ “thảm họa”có nét nghĩa biểu niệm: “tai họa lớn,

gây nhiều cảnh đau thương” và còn có nét nghĩa biểu thái: “tiêu cực”, “xấu”...; từ “phấn đấu” có nét nghĩa biểu niệm: “gắng sức, bền bỉ nhằm đạt tới mục đích cao đẹp” và còn mang nét nghĩa biểu thái: “tốt”, “đẹp”, “tích cực” và một số ví dụ khác như “nhiệt liệt”, “chào mừng”,“muôn năm”… làm ta có thể liên tưởng đến sự sôi nổi, nồng nhiệt, phấn khởi hân hoan về một sự kiện, sự vật nào đó.

- Về nghĩa ngữ pháp: Đối với nghĩa ngữ pháp của từ ngữ trong khẩu hiệu cũng có nhiều nét nghĩa, trong đó chủ yếu các nét nghĩa chỉ hành động của con người như

chào mừng, thực hiện, sử dụng, đoàn kết, sản xuất, bảo vệ, gìn giữ, đấu tranh, phát hiện, lựa chọn…; hoặc các nét nghĩa chỉ tính chất, trạng thái, cảm xúc của con

người như hạnh phúc, văn minh, tự tin, tự trọng, lịch sự, tôn trọng, tốt đẹp…Tuy nhiên, nghĩa ngữ pháp của từ hay nghĩa từ loại của từ ngữ trong khẩu hiệu thường xuyên có sự chuyển loại. Tùy vào từng ngữ cảnh, có thể là danh từ, có thể là động từ hoặc tính từ. Ví dụ:

“Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua” - Động từ “thi đua” thành

danh từ.

“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai” - từ “giáo dục” là danh từ và “Giáo dục làm người là mục tiêu số một của nhà trường”- từ “giáo dục” là động từ.

a.2. Từ đơn nghĩa, từ đa nghĩa và các phương thức chuyển nghĩa

Sự vật trong đời sống xã hội thì nhiều vô tận. Để biểu thị các sự vật cần rất nhiều từ. Số lượng các từ mới ra đời, kể cả từ vay mượn nhưng không đáp ứng đủ. Vì vậy ngôn ngữ phải dùng biện pháp sử dụng các từ đã có để gọi tên sự vật mới và hiện tượng nhiều nghĩa theo đó ra đời.

Khi đề cập đến hiện tượng nhiều nghĩa trong từ vựng, Đỗ Hữu Châu đã quan niệm rằng “từ nhiều nghĩa (còn gọi là từ đa nghĩa) là từ ngoài nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm đầu tiên còn được dùng để biểu thị nhiều nghĩa biểu vật, nghĩa biểu

niệm khác” [8, tr.99].

Xem xét các ý nghĩa trong một từ đa nghĩa, theo Đỗ Hữu Châu, được thực hiện theo hai tiêu chí: (1) theo lịch sử, có nghĩa gốc (nghĩa từ nguyên, nghĩa đầu tiên của từ) và nghĩa chuyển (nghĩa phát sinh); (2) theo nguyên tắc đồng đại, có nghĩa chính và nghĩa phụ (nghĩa chuyển) hay còn gọi là nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa chính là nghĩa mà người dùng thường nghĩ đến khi tiếp xúc với từ đó [8, tr.102].

Về từ đơn nghĩa, theo Nguyễn Thiện Giáp, từ đơn nghĩa là từ hoặc chỉ có nghĩa tự do hoặc chỉ có nghĩa hạn chế. Nghĩa tự do là nghĩa liên hệ trực tiếp với sự phản ánh các hiện tượng của thực tế khách quan. Nghĩa hạn chế là nghĩa chỉ được thể hiện trong những kết hợp hạn chế (kết hợp ở đây là các kết hợp giữa các từ trong hệ thống từ vựng) [26, tr.110].

Với việc nhận diện các loại nghĩa của từ nêu trên, xem xét trong khẩu hiệu chính trị, có thể nhận thấy: chỉ có 12 khẩu hiệu có sử dụng từ đa nghĩa để diễn đạt, biểu thị các đặc điểm, thuộc tính, trạng thái của đối tượng mà khẩu hiệu nói đến; các trường hợp còn lại đều là từ đơn nghĩa. Việc sử dụng chủ yếu các từ đơn nghĩa trong khẩu hiệu là cần thiết, giúp ngôn ngữ khẩu hiệu chính trị diễn đạt chính xác nội dung, thông tin, tránh gây sự hiểu nhầm hoặc khó hiểu cho đối tượng tiếp nhận.

Về phương thức chuyển nghĩa: Hiện tượng chuyển nghĩa tạo ra từ đa nghĩa. Hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến nhất theo Đỗ Hữu Châu là ẩn dụ và hoán dụ[8,tr.127].

Xem xét điều này trong ngôn ngữ của khẩu hiệu, ta nhận thấy: từ ngữ của khẩu hiệu chính trị cũng có hiện tượng từ nhiều nghĩa (đa nghĩa), song “nhiều nghĩa” ở đây không phải do ẩn dụ từ vựng và hoán dụ từ vựng tạo ra mà do ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ tạo thành. Và nghĩa trong các từ đa nghĩa này gồm có nghĩa chính và nghĩa phụ hay còn gọi là nghĩa đen và nghĩa bóng. Điều này được minh họa qua một số ví dụ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1)“Bình đẳng giới là chìa khóa để xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”: Từ“chìa khóa” ở trong khẩu hiệu này không thể hiểu theo nghĩa chính (nghĩa

đắn nhất, hiệu quả nhất…

(2)“Lái xe bằng cả trái tim”: Từ “trái tim” ở trong khẩu hiệu này chính là nét

nghĩa: ý thức, có tâm, có tình cảm, có trách nhiệm…

(3) “Cơ cấu dân số vàng - Cơ hội vàng để hội nhập và phát triển”: Từ “vàng” có nghĩa là sự quí giá, quí hiếm… không phải mang nét nghĩa biểu vật chỉ màu sắc, hoặc chỉ kim loại vàng.

(4) “Gia đình là tổ ấm của mỗi con người, là tế bào lành mạnh của xã hội”: Từ “tế bào” không thể hiểu theo nghĩa gốc của nó như là một thuật ngữ trong lĩnh vực sinh học mà cần hiểu theo nét nghĩa bóng: “gia đình là đơn vị cơ sở tạo nên một xã hội” giống như “tế bào tạo nên cơ thể sinh vật”.

(5) “Gia đình, nhà trường là pháo đài phòng chống ma túy”: Từ “pháo đài”

ở đây không phải là công trình phục vụ cho mục đích quân sự, mà nên hiểu theo ý nghĩa chỉ chức năng phòng ngừa, bảo vệ của nó.

Như vậy có thể thấy trong khẩu hiệu vẫn có sử dụng các từ nhiều nghĩa với các phương tiện chuyển nghĩa là ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ.

b. Trường từ vựng – ngữ nghĩa của từ ngữ trong khẩu hiệu chính trị

Trường từ vựng ngữ nghĩa, theo Đỗ Hữu Châu, là tập hợp các từ và ngữ cố định trong từ vựng của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào đấy về ngữ nghĩa (gọi tắt là trường nghĩa). Như trên đã đề cập, vì các đơn vị từ vựng có nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm nên có trường biểu vật và trường biểu niệm. Đây là các trường dọc, tức hệ thống các từ đồng nhất về ngữ nghĩa. Ngoài ra, còn có các trường nghĩa ngang, tức trường nghĩa tuyến tính và trường liên tưởng [8, tr.127].

Khảo sát các loại trường nghĩa của từ vựng trong khẩu hiệu chính trị, nhận thấy có một số trường nghĩa phổ biến như sau:

-Trường nghĩa chỉ hành động của con người có các từ ngữ như bảo vệ, thực hiện, đẩy mạnh, thi đua, lao động, sản xuất, phấn đấu, ra sức, xây dựng, phát hiện, ngăn ngừa, phát huy …

-Trường nghĩa chỉ tính chất, trạng thái, cách thức hành động… của con người: tích cực, nhiệt liệt, năng động, sáng tạo, văn minh, dân chủ, quang vinh, thiết thực…

- Trường nghĩa chỉ các sự vật liên quan đến một vấn đề nào đó mà khẩu hiệu muốn hướng đến thì có một loạt các từ ngữ nằm trong trường nghĩa đó. Ví dụ như về môi trường: tài nguyên, hải đảo, đại dương, nước, rừng, khí hậu, khí thải, rác, ô

nhiễm, biến đổi, làm sạch, bền vững, xanh…; về văn minh đô thị: gìn giữ, bảo vệ, xây dựng, hành động, nếp sống, văn hóa, cử chỉ, ứng xử, xanh, sạch, đẹp…; về an

toàn giao thông: tai nạn, hiểm họa, tính mạng, điều khiển, chấp hành, vỉa hè, lòng

đường, làn đường, phần đường…; về an toàn lao động: tai nạn, rủi ro, sản xuất, làm việc, cẩn thận, lao động, quy trình, chấp hành, phòng ngừa, bảo hộ…

c. Các đặc điểm chung về ngữ nghĩa từ vựng khẩu hiệu chính trị

Từ kết quả nghiên cứu và khảo sát cơ chế nghĩa của từ, từ đơn nghĩa, từ đa nghĩa, các loại nghĩa của từ, phương thức chuyển nghĩa của từ và các trường nghĩa, chúng tôi có thể nêu khái quát đặc điểm ngữ nghĩa của từ vựng trong khẩu hiệu chính trị như sau:

-Từ ngữ hầu hết được dùng theo nghĩa chính của từ, biểu vật, biểu niệm về các sự vật một cách rõ ràng, cụ thể, nhất là các từ trong trường từ vựng – ngữ nghĩa về các vấn đề: giao thông, an toàn thực phẩm, văn minh đô thị… nhằm giúp khẩu hiệu thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin và tác động, dẫn dắt, thúc đẩy hành động của đối tượng tiếp nhận, đảm bảo tính chính thức của giao tiếp xã hội.

- Trong một số trường hợp nghĩa biểu vật đồng nhất nghĩa biểu niệm (các trường hợp từ ngữ thuộc lớp từ vựng thuật ngữ).

- Cùng với đặc trưng của ngôn ngữ cổ động, một số đơn vị từ vựng trong khẩu hiệu chính trị cũng có ý nghĩa biểu thái đậm nét, nổi bật để khuyến khích, động viên, cổ động.

- Từ ngữ được dùng theo nghĩa chuyển bằng phương tiện ẩn dụ hoặc hoán dụ nhằm tạo tính gợi cảm, tác động mạnh, thu hút, lôi cuốn và dễ ghi nhớ cho người nghe, người đọc và đối tượng tiếp nhận khẩu hiệu.

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 46 - 51)