0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPHANTHITHANGLOI (Trang 72 -72 )

7. Bố cục đề tài

3.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG

3.2.1. Tiền giả định và hàm ngôn

Để xác định tiền giả định và hàm ý trong các khẩu hiệu chính trị, chúng tôi căn cứ theo các quan điểm của Đỗ Hữu Châu về nghĩa hàm ẩn và nghĩa tường minh của câu. Theo đó, một phát ngôn (tức một câu hiểu theo cú pháp học thông thường) ngoài cái ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ, kết cấu câu…) còn có thể gợi ra rất nhiều ý nghĩa khác nhau mà người nghe phải dùng đến thao tác suy ý và dựa vào những yếu tố ngoài ngôn ngữ, vào ngôn cảnh, vào các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại… mới nắm bắt được. Ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại được gọi là ý nghĩa tường minh (còn gọi là hiển ngôn), còn các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được gọi là ý nghĩa hàm ẩn. Các ý nghĩa hàm ẩn là cái nền trên đó người nói tạo ra ý nghĩa tường minh như đã nói ra và người nghe mới hiểu ý nghĩa tường minh như người nói định truyền đạt [9, tr. 361].

Khảo sát qua 500 khẩu hiệu chính trị, chúng tôi nhận thấy: phần lớn (442/500 câu, 88,4%) các câu khẩu hiệu chính trị đều thể hiện nội dung, ý nghĩa rõ ràng – tức thuộc dạng ý nghĩa tường minh thông qua bề mặt ngôn từ, kết cấu ngữ pháp của câu, không chứa ý nghĩa hàm ẩn nào trong câu. Tuy nhiên có một số (58/500 câu, tỷ lệ 11,6%) khẩu hiệu có chứa ý nghĩa hàm ẩn mà thông qua phát ngôn, người tiếp

nhận các khẩu hiệu sẽ hiểu nội dung và thực hiện các ý định, hành động theo nghĩa hàm ẩn của câu khẩu hiệu đó. Để hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của các khẩu hiệu này, chúng tôi khảo sát các loại tiền giả định và hàm ngôn chứa trong khẩu hiệu như sau:

a.Tiền giả định

Theo Đỗ Hữu Châu, tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình [9, tr.362]. Có hai loại tiền giả định là: tiền giả định bách khoa và tiền giả định ngôn ngữ.

a.1.Tiền giả định bách khoa

Tiền giả định bách khoa bao gồm tất cả những hiểu biết về hiện thực bên trong và bên ngoài tinh thần con người mà các nhân vật giao tiếp cùng có chung, trên nền tảng đó mà nội dung giao tiếp hình thành và diễn tiến [9, tr.395].

Khảo sát trên các khẩu hiệu chính trị, chúng tôi quan tâm và xem xét chủ yếu là tiền giả định bách khoa. Đó chính là những tri thức chung tồn tại trong đời sống xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại của nội dung các khẩu hiệu.Cụ thể đối với khẩu hiệu chính trị được khảo sát, các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2015 chính là những tiền giả định cho các câu khẩu hiệu chính trị.Với mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng là thành phố “5 không”, “3 có”, thành phố “có nếp sống văn hóa văn minh”... thì có một loạt các khẩu hiệu về nội dùng này mà người dân của thành phố đều hiểu được khi tiếp nhận các khẩu hiệu như:

- “Tiếp tục xây dựng thành phố Đà Nẵng văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, xứng đáng là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung!”

- “Hãy hành động để xây dựng và giữ gìn Đà Nẵng xanh - sạch - đẹp”

- “Đảng bộ và nhân dân Hải Châu phấn đấu thực hiện thắng lợi chương trình có nhà ở, có việc làm và có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị!”;

Hoặc trong một số thời điểm, vấn đề biển đảo trở thành vấn đề thời sự, thu hút sự đông đảo sự quan tâm của xã hội, các câu khẩu hiệu có nội dung về biển đảo được mọi người hiểu mà không cần phải diễn giải hay giải thích rõ ràng, ví dụ:

“Sức mạnh Việt Nam, tinh thần Việt Nam vì một màu xanh biển đảo”; “Thế hệ trẻ - Nguồn lực phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam”…

Như đã nêu tại chương 1 của luận văn, nội dung các khẩu hiệu chính trị luôn đề cập đến một vấn đề cụ thể nào đó trong đời sống xã hội mà khẩu hiệu có chức năng tác động, cổ vũ cho mọi người hành động thực hiện. Vì vậy từng nội dung, lĩnh vực mà khẩu hiệu hướng đến đều có những tri thức chung trong xã hội để giúp người nghe, người đọc tiếp cận khẩu hiệu có thể hiểu được. Đó là những chuẩn mực đạo đức quan hệ ứng xử trong gia đình để có thể hiểu các khẩu hiệu như “Gia đình

là tổ ấm của mỗi con người”,”Gia đình là nơi lưu giữ tình yêu thương và niềm tin giữa các thế hệ”, “hãy để tình yêu thương sưởi ấm các gia đình”…hoặc là thực

trạng về tai nạn giao thông, hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra hiện nay để hiểu được ý nghĩa của các khẩu hiệu về an toàn giao thông: “An toàn giao thông – hạnh

phúc không của riêng ai!”, “An toàn giao thông - Hãy không ngoài cuộc”, “An toàn giao thông – đón xuân hạnh phúc, “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà!”… hoặc các chủ trương, chính sách của Nhà nước đều trở thành

tiền giả định bách khoa cho các khẩu hiệunhư: nói về chính sách dân số, kế hoạch gia đình: “Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ!”; “Duy trì mức sinh thấp, hợp lý là trách

nhiệm của chúng ta”; “Dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt”…; nói về bảo vệ môi

trường: “Môi trường hôm nay – Cuộc sống ngày mai”; “ Hành động hôm nay – an

toàn cho tương lai”; “Mỗi người đều có thể làm cho thế giới sạch hơn”…

Tuy nhiên qua khảo sát, có xuất hiện những khẩu hiệu mà có tiền giả định bách khoa là những ý niệm, tri thức khoa học có tính chất chuyên ngành thì cùng với lúc công bố khẩu hiệu hoặc trước đó phải chuẩn bị cho cộng đồng những tri thức làm nền cho những tiền giả định bách khoa đó. Một số ví dụ thuộc trường hợp này như sau:

“Kinh tế xanhcho sự phát triển bền vững biển đảo Việt Nam”; “Đa dạng sinh học là cuộc sống của chúng ta”;

“Cơ cấu dân số vàng – cơ hội vàng cho hội nhập và phát triển”… a.2. Tiền giả định ngôn ngữ

hình thức của phát ngôn”[9, tr.397].

Tiền giả định ngôn ngữ lại có thể được phân thành hai nhóm:

(1) Nhóm thứ nhất gồm tiền giả định ngữ dụng và tiền giả định nghĩa học:

- Tiền giả định ngữ dụng là những nhân tố quy tắc dụng học làm tiền đề cho

một phát ngôn cụ thể nào đó [9,398]. Trong khẩu hiệu chính trị, tiền giả định ngữ dụng là các quan hệ lập luận cụ thể, các lẽ thường trong lập luận cụ thể của một phát ngôn nào đó, ngữ cảnh giao tiếp của khẩu hiệu chính trị (vai giao tiếp: vai nói – các nhà lãnh đạo, các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, lãnh đạo của cơ quan đơn vị; vai nghe – cộng đồng xã hội hoặc cán bộ, nhân viên của một cơ quan, đơn vị có khẩu hiệu đó; quan hệ liên cá nhân, hiện thực ngoài diễn ngôn…).Ví dụ:“Hãy trở về nhà một cách an toàn với gia đình bạn”- có các tiền giả định sau: (1) “Trở về nhà” tức có nghĩa là “đang ra khỏi nhà”, “đang ở trên đường hoặc đâu đó ngoài ngôi nhà của mình” - như vậy ở đây phải có tiền giả định là khẩu hiệu này đang nói đến tất cả những ai “đang ra khỏi nhà”, “đang ở trên đường hoặc đâu đó ngoài ngôi nhà của mình”; (2) “một cách an toàn” – người nghe, đọc, tiếp nhận thông tin đều đã biết “an toàn là phải làm gì”; (3) “Hãy” - người nghe, đọc, tiếp nhận thông tin đều đã biết: đây là lời khuyên nhủ, thúc giục hành động.

- Tiền giả định nghĩa học là tiền giả định có quan hệ với tổ chức hình thức

ngôn ngữ diễn đạt nội dung miêu tả (khẳng định, xác tín) tường minh của phát ngôn [9, tr.400]. Trong những tiền giả định nghĩa học, có tiền giả định tồn tại, tiền giả định đề tài, tiền giả định điểm nhấn.Nghiên cứu trên các khẩu hiệu chính trị, điều cần chú ý là tiền giả định đề tài. Ví dụ:“Để tương lai tươi sáng – hãy hành động

hôm nay” hoặc “Đại dương xanh – Tương lai xanh”… đây là một trong số các

khẩu hiệu mà nếu không xác định được tiền giả định đề tài (nói về nội dung gì) thì chúng ta sẽ khó hiểu các khẩu hiệu này. Vì vậy, để giúp cộng đồng xã hội hiểu được các khẩu hiệu, các nhà biên soạn khẩu hiệu thường dựa theo đợt sinh hoạt chính trị hoặc các thời điểm diễn ra các sự kiện, các ngày kỉ niệm về một nội dung lĩnh vực nào đó như ngày Môi trường thế giới, ngày Dân số… để đưa ra các khẩu hiệu mà buộc người tiếp nhận phải hiểu tiền giả định đề tài của phát ngôn là nói về môi

trường, hay dân số, hoặc về sự kiện đó. Đôi khi để rõ tiền giả định đề tài, trên các băng rôn của khẩu hiệu thường có các dòng chữ như “hưởng ứng ngày…..” và tiếp theo là nội dung các khẩu hiệu hoặc khẩu hiệu được trên tại các địa điểm mà khẩu hiệu muốn nói đến để nhằm giúp người đọc hiểu được.

Ví dụ như:

“Hưởng ứng tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1/6 – 8/6) Đại dương xanh – Tương lai xanh”

Hoặc khẩu hiệu “cẩn thận – không ân hận” treo tại các đoạn đường thường

xảy ra tai nạn để nhắc nhở về ý thức giao thông hoặc treo trong nhà máy, công xưởng để nhắc nhở người lao động về antoàn khi làm việc.

(2) Nhóm thứ hai gồm tiền giả định từ vựng và tiền giả định phát ngôn (cú pháp).

Xem xét trong khẩu hiệu chính trị, đa số sử dụng tiền giả định từ vựng. Ví dụ: Câu khẩu hiệu “Bạn sẽ là tấm gương cho con về ý thức tham gia giao thông” được treo trước cổng trường tiểu học, có tiền giả định từ vựng là từ “tấm gương”, “sẽ”,

“bạn”, “con”. Một số ví dụ khác: “Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chính bạn”

– từ “lá phổi”; “Dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt” – từ “dừng lại”…

b.Hàm ngôn

Hàm ngôn là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó; từ ý nghĩa tường minh cùng với tiền giả định của nó [9, tr.362]. Hàm ngôn có 2 loại: hàm ngôn ngữ nghĩa và hàm ngôn ngữ dụng.

b.1. Hàm ngôn ngữ nghĩa

Hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn được suy ra từ nội dung ngữ nghĩa tường minh của phát ngôn, là các luận cứ hoặc kết luận không được nói ra một cách tường minh mà người nghe phải dựa vào quan hệ lập luận mà rút ra. Hàm ngôn ngữ nghĩa ít lệ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp [9, tr.393].

Ví dụ:“Đàn ông đích thực nói không với bạo lực gia đình” – các hàm ngôn của câu này được suy ra từ một quan hệ lập luận đã cho một cách tường minh trong câu là:

(1) “Đàn ông” - ở đây là các ông chồng, các nam giới trong gia đình

(2) “nếu đàn ông mà có những hành vi bạo lực với gia đình thì không xứng đáng là đàn ông”.

(3) “Đàn ông đích thực là không có bạo lực đối với phụ nữ” (4) Phê phán, chê cười những người đàn ông có bạo lực gia đình

Một số thí dụ khác: “Chất lượng là danh dự của nhà trường”; “Chậm lại vài

giây hơn gây tai nạn”; “Hãy thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông”…

b.2. Hàm ngôn ngữ dụng

Hàm ngôn ngữ dụng là những hàm ngôn do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng (bao gồm quy tắc chỉ xuất, chiếu vật, lập luận, quy tắc chi phối các hành vi ngôn ngữ, quy tắc hội thoại) mà có [9, tr.395].

Ví dụ:“Bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của mua bán người”- Nếu dựa vào thuyết “hành động ngôn từ” thì đây chỉ là một hành động “xác tín” – miêu tả một sự việc về nạn buôn bán người. Song nghĩa hàm ẩn bên trong câu khẩu hiệu này chính là hành động khuyến nghị, kêu gọi, thúc đẩy mọi người hành động, đề cao cảnh giác và cùng góp sức đấu tranh, phòng chống nạn buôn bán người bởi “chính bạn cũng có thể trở thành nạn nhân của mua bán người”.

Một ví dụ khác: “Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta” – từ ý nghĩa tường minh của câu khẩu hiệu, chúng ta có thể hiểu được hàm ngôn của khẩu hiệu chính là cần phải bảo vệ môi trường, “hãy bảo vệ môi trường” bởi “môi trường là sự sống của chúng ta”, chúng ta muốn sống phải bảo vệ môi trường. Như vậy câu khẩu hiệu không nêu trực tiếp hành vi “điều khiển” với ý muốn người nghe phải hành động mà thông qua “tường thuật, miêu tả”.

Một số ví dụ khác chứa các hàm ngôn ngữ dụng do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng như: “Đằng sau tay lái là gia đình và người thân”; “An toàn là bạn, tai

nạn là thù”; “Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chính bạn”…

Trên cơ sở lý luận về hàm ngôn nêu trên, khảo sát trong 500 câu khẩu hiệu, chúng tôi nhận thấy: 442 khẩu hiệu chỉ có nghĩa tường minh không có ý nghĩa hàm

ẩn; 58 câu khẩu hiệu có ý nghĩa hàm ẩn được thể hiện dưới 2 dạng: hàm ngôn ngữ nghĩa và hàm ngôn ngữ dụng. Hàm ngôn ngữ nghĩa trong khẩu hiệu chính trị được sinh ra từ nội dung ngữ nghĩa tường minh dựa vào quan hệ lập luận mà rút ra. Hàm ngôn ngữ dụng trong khẩu hiệu chính trị chủ yếu là do vi phạm qui tắc chiếu vật, quy tắc lập luận và sử dụng các hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp.

Qua một số phân tích các loại tiền giả định và hàm ngôn nêu trên, nghiên cứu trên 500 câu khẩu hiệu cho thấy:

- Trong các khẩu hiệu chính trị, bao giờ cũng có tiền giả định bách khoa. Đó là nhiệm vụ chính trị của một giai đoạn lịch sử nhất định hoặc có thể là một nhiệm vụ chính trị của một cơ quan, đơn vị nào đó trong một giai đoạn cụ thể. Tiền giả định bách khoa trong khẩu hiệu còn là những tri thức chung của đời sống xã hội làm cơ sở cho sự tồn tại của phát ngôn đó.

- 88,4% khẩu hiệu chính trị chỉ có ý nghĩa tường minh, không có ý nghĩa hàm ẩn. Điều này hoàn toàn phù hợp với các điều kiện về ngữ cảnh giao tiếp của các phát ngôn khẩu hiệu chính trị, đáp ứng các chức năng của khẩu hiệu chính trị.

- 11,6% khẩu hiệu có ý nghĩa hàm ẩn và các khẩu hiệu này luôn có tác động mạnh hơn đến cộng đồng do những hàm ý mà nó gợi ra, buộc người nghe phải suy luận, tìm hiểu hoặc có thể gây tác động sâu sắc đến tâm trí người nghe. Điều thực sự có hiệu quả cho công tác tuyên truyền. Có thể nói các khẩu hiệu dạng này có thể có hiệu quả hơn hẳn so với câu khẩu hiệu thông thường (tức chỉ có ý nghĩa tường minh).

3.2.2. Hành vi ngôn ngữ

Theo Đỗ Hữu Châu, khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ [9, tr.88]. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) ra một phát ngôn cho người nghe trong ngữ cảnh.

C.Austin cho rằng có ba loại hành động ngôn ngữ lớn: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời [9, tr.88].

cấu trúc câu, cấu trúc ngôn bản… để tạo ra những thông điệp, những ngôn bản có nghĩa và hiểu được.

- Hành động mượn lời là hành động nhằm gây ra những kết quả hay những hiệu quả ngoài lời, những hiệu quả tâm lý hay vật lý ở những người tiếp nhận ngôn

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPHANTHITHANGLOI (Trang 72 -72 )

×