Kiểu câu được phân chia theo cấu tạo ngữ pháp

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 61 - 72)

7. Bố cục đề tài

3.1.2.Kiểu câu được phân chia theo cấu tạo ngữ pháp

Trong các tài liệu, công trình nghiên cứu về ngữ pháp hiện nay, có nhiều quan điểm về việc phân loại câu: câu đơn, câu phức, câu ghép…Có thể xem xét sơ bộ một số quan điểm như sau:

- Trên quan điểm của ngữ pháp chức năng và những quan điểm phê phán có tính chất phủ định biện chứng đối với những nhược điểm của ngữ pháp hình thức, Cao Xuân Hạo đã có cách phân loại câu theo cấu trúc cú pháp cơ bản gồm: câu hai phần (còn gọi là câu đề - thuyết gồm: câu một bậc, câu nhiều bậc), câu một phần (câu không đề), câu đặc biệt [28, tr.72].

- Dựa theo cấu trúc cú pháp cơ bản (cấu trúc Chủ ngữ - Vị ngữ), Nguyễn Văn Hiệp cho rằng: câu đơn là kiểu câu có một cụm Chủ ngữ - Vị ngữ (C-V), câu phức là kiểu câu được mở rộng bằng cụm C-V, câu ghép là câu do các cụm C-V ghép lại với nhau, câu đặc biệt là câu không phân tích được thành cụm C-V [30, tr.352].

-Dựa vào số lượng kết cấu chủ - vị nòng cốt, Nguyễn Thị Lương chia câu thành các loại chính sau: câu đơn, câu ghép, câu phức thành phần, câu đặc biệt, trong đó tác giả xem các hiện tượng tỉnh lược như là những biến thể để có thể quy về các kiểu câu đơn hay câu ghép, không xem đó là loại câu có cấu trúc riêng [39, tr.81].

- Trong tài liệu Ngữ pháp tiếng Việt (dành cho sinh viên, giáo viên ngành Giáo dục Tiểu học), Nguyễn Thị Ly Kha có cách phân loại như sau: câu đơn (được chia ra các loại nhỏ hơn: câu đơn bình thường, câu một thành phần, câu đặc biệt, câu ngữ cảnh), câu phức, câu ghép (chia thành 5 tiểu nhóm: câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép hô ứng, câu ghép chuỗi, câu ghép hỗn hợp) [33, tr.184].

Trên cơ sở các nghiên cứu nêu trên về cách phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp, chúng tôi đồng quan điểm với cách phân loại của Diệp Quang Ban [2, tr.107]. Theo đó, để tìm hiểu, khảo sát các kiểu câu khẩu hiệu chính trị hiện nay, luận văn xác định một số cơ sở lý luận về phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp như sau:

- Câu đơn có thể chia ra làm 2 kiểu:

+ Câu đơn hai thành phần là câu được làm thành từ một cụm chủ - vị duy nhất có tư cách là nòng cốt câu.

+ Câu đơn đặc biệt là kiến trúc có một trung tâm cú pháp chính, không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ. Cấu tạo của câu đơn đặc biệt được làm thành từ một từ hoặc một cụm từ, có 2 loại: câu đặc biệt – danh từ và câu đặc biệt vị từ.

Trong xem xét phân loại câu đơn, cần chú ý:

(1) Câu đơn mở rộng nòng cốt: có thành phần phụ của câu. Thành phần phụ của câu là bộ phận phụ thuộc vào toàn bộ nòng cốt câu. Căn cứ vào tác dụng và ý nghĩa, có thể chia thành phần phụ của câu thành 5 loại: trạng ngữ, đề ngữ, phụ ngữ, giải ngữ, liên ngữ.

Cần lưu ý là khi chính bản thân thành phần phụ trạng ngữ (hoặc đề ngữ) của câu là cụm chủ vị thì chúng ta xem xét nó thuộc kiểu câu ghép chính phụ, trừ thành phần phụ trạng ngữ có quan hệ chỉnh thể - bộ phận với phần câu còn lại [2, tr.201].

phụ của từ là từ ngữ phụ thêm vào một từ hay một cụm từ đang giữ một chức vụ ngữ pháp nào đó trong câu (kể cả trung tâm cú pháp chính của câu đơn đặc biệt) [2, tr.178]. Thành phần phụ của từ gồm: định ngữ (định ngữ chỉ lượng, định ngữ miêu tả), bổ ngữ (bổ ngữ - đối thể, bổ ngữ - chủ thể, bổ ngữ hoàn cảnh), phụ ngữ của từ và giải ngữ của từ. Nếu thành phần phụ của từ là cụm C-V thì sẽ được xem xét trong câu phức thành phần.

(3) Câu dưới bậc – một kiểu câu trong văn bản. Có thể nhận dạng dưới 2 kiểu: câu dưới bậc có tính vị ngữ tự thân (hay là câu đơn hai thành phần vắng chủ ngữ, được chia thành 2 kiểu nhỏ: câu khuyết chủ ngữ và câu ẩn chủ ngữ) và câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời [2, tr.192].

- Câu phức thành phần là câu được làm thành từ hai cụm chủ - vị trở lên, trong đó chỉ có một cụm chủ - vị là nòng cốt câu. Các cụm chủ - vị còn lại là những bộ phận bị bao chứa bên trong nòng cốt câu.

- Câu ghép là câu được làm thành từ hai cụm chủ - vị trở lên, mỗi cụm chủ - vị đó tương đương một nòng cốt câu đơn và chúng tiếp xúc với nhau làm thành những vế trong câu ghép. Những cụm chủ - vị là vế của câu ghép không bị bao chứa bên trong cụm chủ vị khác.

Trong câu ghép, có thể phân chia thành các kiểu nhỏ sau:

+ Câu ghép có kết từ gồm câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ (câu ghép có quan hệ nguyên nhân – hệ quả, câu ghép có quan hệ điều kiện/giả thiết – hệ quả, câu ghép có quan hệ nhượng bộ - tăng tiến, câu ghép có quan hệ mục đích – sự kiện).

+ Câu ghép có phụ từ liên kết (câu ghép qua lại) + Câu ghép không có từ liên kết (câu ghép chuỗi).

Khảo sát, nghiên cứu các kiểu câu của 500 khẩu hiệu chính trị, chúng tôi nhận thấy có các kiểu câu sau:

a. Câu đơn

a.1. Câu đơn hai thành phần

lớn khẩu hiệu chính trị có cấu trúc câu là câu đơn. Trong đó thể hiện dưới các dạng chủ yếu sau:

a.1.1. Câu đơn mở rộng thành phần câu (có thành phần phụ của từ)Đó là các

khẩu hiệu kết cấu theo dạng đầy đủ có cụm chủ - vị làm nòng cốt câu, ngoài ra còn có các từ ngữ, cụm từ bổ nghĩa cho chủ ngữ, vị ngữ, các thành phần phụ của câu. Một số ví dụ minh họa cụ thể:

- “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”: Trong câu khẩu hiệu này, cụm từ “người Việt Nam” làm chủ ngữ, “dùng hàng Việt Nam” là vị ngữ. Đó là cụm chủ -

vị giữ vai trò nòng cốt câu. Các thành phần phụ của từ trong các cụm từ đó gồm:

“Việt Nam” làm định ngữ cho từ “người” là thành tố trung tâm của cụm chủ ngữ; “hàng”, “Việt Nam” là các bổ ngữ cho từ “dùng” là thành tố trung tâm của cụm vị

ngữ của câu.

- “Chính quyền và nhân dân quận Liên Chiểu /tích cực phòng chống cháy

rừng”: Các thành phần phụ của từ là “quận Liên chiểu” làm định ngữ cho các từ “chính quyền”, “nhân dân” giữ vai trò chủ ngữ của câu và “tích cực”, “cháy rừng” làm bổ ngữ cho từ “phòng chống” giữ vai trò vị ngữ của câu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- “Nhân dân quận Hải Châu nhiệt liệt hưởng ứng ngày môi trường thế giới”:

Trong câu khẩu hiệu này, cụm từ ““Nhân dân quận Hải Châu” làm chủ ngữ, “nhiệt

liệt hưởng ứng ngày môi trường thế giới” là vị ngữ. Đó là cụm chủ - vị giữ vai trò

nòng cốt câu. Các thành phần phụ của từ trong các cụm từ đó gồm: “quận Hải Châu” làm định ngữ cho từ “nhân dân” là thành tố trung tâm của cụm chủ ngữ; “nhiệt liệt”, “ngày môi trường thế giới” là các bổ ngữ cho từ “tham gia” là thành

tố trung tâm trong cụm vị ngữ của câu. Và một số ví dụ khác:

“Các thành viên gia đình không phân biệt nam nữ /có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ”;

“Mỗi gia đình và công dân / có trách nhiệm thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ”;

phẩm rau, thịt không an toàn”;

“Đảng bộ và nhân dân quận Hải Châu /nêu cao quyết tâm “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…

Với các khẩu hiệu có dạng câu này thường thể hiện rõ một số ưu điểm sau: (1) Cụ thể hóa đối tượng mà khẩu hiệu muốn hướng đến: đó là các đối tượng được kêu gọi, hành động, thực hiện một yêu cầu nào đó, thể hiện qua các cụm từ làm chủ ngữ trong câu như: “Đảng bộ và nhân dân quận Hải Châu”, “Chính quyền các cấp, các

cơ quan chức năng”, “Mỗi gia đình và công dân”, “Các thành viên gia đình không phân biệt nam nữ”… và một khi đã chỉ rõ đối tượng thì hiệu quả tác động của khẩu

hiệu sẽ cao hơn; (2) Nội dung thông tin được cung cấp một cách rõ ràng, nhất là nêu rõ các hành động, yêu cầu mà khẩu hiệu muốn truyền tải thông qua các cụm từ vị ngữ cụ thể: “có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ”, “tích cực

phòng chống cháy rừng”, “nêu cao quyết tâm …”...

a.1.2. Câu đơn mở rộng nòng cốt (có thành phần phụ của câu)

Thành phần phụ của câu thường gặp nhất trong khẩu hiệu là trạng ngữ, trong đó chủ yếu là trạng ngữ chỉ mục đích, nguyên nhân và tình huống với các quan hệ từ như “để”, “vì”. Các kiểu câu này thường thể hiện mục đích cầu khiến, có phó từ

“hãy”, có kết cấu: “Để….,hãy…”; “Hãy….vì…..”;“Hãy ….để…..”, hoặc có trong

các câu khuyết chủ ngữ dùng trong khẩu hiệu hành động. Một số ví dụ cụ thể: - “Để bảo vệ sức khỏe của bạn, hãy lựa chọn, chế biến và tiêu dùng thực phẩm

an toàn”: Trong khẩu hiệu này, thành phần phụ của câu là “để bảo vệ sức khỏe của bạn” làm trạng ngữ chỉ mục đích.

- “Hãy đội mũ bảo hiểm để bảo vệ cuộc sống của bạn”: Trong khẩu hiệu này, thành phần phụ của câu là “để bảo vệ cuộc sống của bạn” làm trạng ngữ chỉ mục đích.

- “Hãy hành động vì sự phát triển bền vững của đại dương và hệ sinh thái biển”: Trong khẩu hiệu này, thành phần phụ của câu là “vì sự phát triển bền vững của đại dương và hệ sinh thái biển” làm trạng ngữ chỉ mục đích.

“Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước”;

“Kết nối cộng đồng vì an toàn giao thông”

“Hãy hành động để chấm dứt ngay bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”…

Một điều đáng lưu ý là các kết cấu thành phần phụ trạng ngữ ở đây có thể là các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ (như các ví dụ đã nêu trên) và cũng có thể là cụm chủ -vị (ví dụ cho các kiểu câu này được luận văn miêu tả trong phần câu ghép dưới đây).

Trong một số khẩu hiệu, chúng tôi cũng tìm thấy có một số câu có thành phần phụ của câu – đề ngữ của câu. Đề ngữ của câu thường đứng trước nòng cốt câu, được tách với nòng cốt chính của câu bằng dấu gạch ngang, dùng để nêu lên một sự vật, một đối tượng, một nội dung với tư cách là chủ đề của câu chứa nó, giúp cho người đọc, người nghe hiểu câu khẩu hiểu đúng hơn, rõ hơn. Ví dụ:

“An toàn giao thông – hãy không ngoài cuộc”: Đề ngữ của câu là “an toàn

giao thông”;

“Tai nạn giao thông – Nỗi đau còn đó”: Đề ngữ của câu là “tai nạn giao

thông”;

“Quốc hội Việt Nam – 70 năm gắn bó với nhân dân và đồng hành cùng dân tộc”: Đề ngữ của câu là “Quốc hội Việt Nam”; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số ví dụ khác:

“Thảm họa tai nạn giao thông – Hãy hành động ngay”; “Ùn tắc giao thông - Vấn nạn từ ý thức”;

“Văn hóa giao thông – Hãy không lơ là”… a.2. Câu khuyết chủ ngữ

Trong khẩu hiệu chính trị, phần lớn là các khẩu hiệu có tính kêu gọi, hành động nên các câu dạng này chiếm số lượng tương đối nhiều. Chủ ngữ không được nêu ra nhưng mọi người đều hiểu. Ví dụ:

- “Phát triển nông nghiệp với các sản phẩm sạch, thân thiện môi trường!”- ở câu này không có chủ ngữ, chỉ có vị ngữ với động từ “phát triển” là thành tố trung

tâm của cụm động từ.

- “Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XX của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng!”- câu này không có chủ ngữ, chỉ có ngữ vị từ tình thái “quyết

tâm thực hiện” là thành tố trung tâm của cụm động từ.

- “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội!”:

trong câu này không có chủ ngữ, chỉ có cụm động từ làm vị ngữ với động từ “phát huy” làm thành tố trung tâm của cụm từ.

Một số ví dụ khác:

“Nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế”;

“Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”;

“Quyết tâm gìn giữ và bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”…

Trongtrường hợp xuất hiện với các từ “hãy”, “đừng”, “không”, “phải” nó sẽ trở thành câu cầu khiến với yếu tố đánh dấu. Ví dụ:

“Hãy đội mũ bảo hiểm trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn!”;

“Đừng làm tổn thương tình cảm, sức khỏe của thành viên gia đình bạn”; “Không lấn chiếm hành lang an toan giao thông đường sắt”;

“Phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi mô-tô, xe gắn máy”…

Cấu trúc này cũng gặp trong kiểu câu cảm thán với các khuôn hình định sẵn như: “Nhiệt liệt chào mừng…năm ngày ……..!”;“Nhiệt liệt chào mừng kỉ niệm ….

năm ngày ……!”; “Nhiệt liệt hưởng ứng……!”.

Một số ví dụ:

“Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 45 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân-1968 (1968-2013)!”;

“Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2015”;

“Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2011)!”…

Khẩu hiệu là ngôn ngữ dành cho cả cộng đồng. Rất nhiều các hành động được kêu gọi trong khẩu hiệu đều hướng đến đối tượng là tất cả mọi người trong cộng

đồng, vì vậy không cần phải có chủ ngữ trong các trường hợp này. Nội dung cần diễn đạt trong các khẩu hiệu này chính là muốn nhấn mạnh đến các hành động, tính chất của sự vật qua các cụm động từ, cụm tính từ trong câu. Với dạng cấu trúc câu này, khẩu hiệu không nhằm mục đích kêu gọi, tác động đến riêng một ai nhưng mọi người ai ai cũng thấy có mình trong đó. Vai trò của người phát ngôn cũng đã hòa lẫn vào cộng đồng. Đó là lí do tại sao ở vị trí chủ ngữ (nếu có) thì cũng không bao giờ là đại từ ngôi ba số ít.

Ngoài ra, trong xem xét các kiểu câu đơn, chúng tôi nhận thấy: điểm nổi bật trong câu đơn là câu có chứa vị tố “là”. Trong những câu này, “là” đóng vai trò là động từ làm vị ngữ trong câu. Các tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp gọi câu dạng này là câu hệ từ (chủ ngữ và vị ngữ nối nhau bằng hệ từ “là”). Các cấu trúc thường gặp trong câu có từ “là” trong khẩu hiệu chính trị như sau:

“C (chủ ngữ) + là + danh từ/cụm danh từ”: “An toàn lao động là hạnh phúc của mỗi gia đình”; “Chất lượng sản phẩm là thương hiệu quốc gia”…

“C + là + động từ/ cụm động từ”: Chấp hành luật lệ giao thông là bảo vệ mình

và mọi người”; “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai”… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ ngữ trong các câu hệ từ cũng có thể là một từ, một vị từ hoặc một cụm chủ - vị. Về mặt ngữ nghĩa, các câu hệ từ trong khẩu hiệu chính trị thể hiện ở 2 nhóm:

(1)Nhóm diễn đạt quan hệđồng nhất (chủ ngữ và vị ngữ chỉ là những sự vật khác nhau được đồng nhất trong một mối quan hệ nhất định), ví dụ:

“Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội”;

“Gia đình là tổ ấm của mỗi người”;

“Học thức là tài sản lớn nhất của mỗi quốc gia”;

“Đoàn kết là truyền thống quý báu của Đảng và dân tộc ta”…

(2) Nhóm diễn đạt quan hệ thuộc tính (vị ngữ luôn biểu hiện phạm trù mà sự vật được gọi tên ở chủ ngữ thuộc vào, chủ ngữ và vị ngữ không đổi chỗ cho nhau được), ví dụ:

“Giữ cân bằng giới tính cho tương lai là trách nhiệm của chúng ta hôm nay”; “Giao tiếp, ứng xử văn minh là tôn trọng bản thân và mọi người”;

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 61 - 72)