Kiểu câu được phân loại theo mục đích phát ngôn

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 53 - 61)

7. Bố cục đề tài

3.1.1. Kiểu câu được phân loại theo mục đích phát ngôn

Mục đích nói là ý muốn, ý định của người nói trong câu. Theo tác giả Nguyễn Thị Lương, với mỗi câu nói cụ thể - tức là một phát ngôn- người nói muốn gì? Có ý định gì? Muốn hỏi, yêu cầu, ra lệnh, khuyên, cấm…gì? Các ý định, ý muốn đó được người nói dự kiến trước, sau đó họ mới lựa chọn kiểu câu và cách thức diễn đạt nó. Khi đã diễn đạt thành câu hoàn chỉnh thì các ý muốn, ý định của người nói được coi là mục đích của câu đó. Không một câu nào, dù ngắn hay dài, đơn giản hay phức tạp, có cấu tạo ngữ pháp kiểu gì…mà lại không có mục đích nói. Bởi vậy mục đích nói được coi là một tiêu chí để phân loại câu [39, tr.120].

Căn cứ vào mục đích nói, nhiều nhà Việt ngữ có những cách phân loại câu khác nhau:

- Dựa vào mục đích chủ quan, ý đồ của người nói thể hiện trong mỗi câu nói, Đỗ Thị Kim Liên đã phân loại câu thành 4 kiểu dạng: câu trần thuật (chia thành 2

nhóm nhỏ: câu tường thuật khẳng định và câu tường thuật phủ định), câu nghi vấn (câu hỏi), câu mệnh lệnh – cầu khiến, câu cảm thán [38, tr.131].

- Xét theo mục đích giao tiếp, Nguyễn Thị Ly Kha phân chia câu thành: câu trần thuật (gồm câu khẳng định và câu phủ định), câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán. Tuy nhiên mục đích giao tiếp, nội dung thông báo của câu không tách rời

với hình thức tổ chức diễn đạt của câu [33, tr. 202].

- Xét ở bình diện ngữ pháp, căn cứ theo các dấu hiệu hình thức, Nguyễn Thị Lương phân loại câu theo mục đích nói gồm: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu

khiến, câu cảm thán, câu phủ định [39, tr.123].

biệt 3 trường hợp sau:

+ Câu đích thực là câu có hình thức cấu tạo phù hợp với mục đích nói.

+ Câu giả là câu có hình thức của kiểu câu mục đích nói này nhưng lại dùng cho mục đích khác.

+ Câu lâm thời là câu có hình thức của kiểu mục đích nói khác nhưng lại dùng cho mục đích nói này.

Vì vậy, ông cũng đã phân loại câu theo mục đích nói gồm: câu tường thuật (câu kể), câu nghi vấn, câu mệnh lệnh (còn gọi là câu cầu khiến) và câu cảm thán

[2, tr.224].

Từ quan điểm ngữ pháp truyền thống và cách phân loại khác nhau của các nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nêu trên, luận văn xác định có 4 kiểu câu phân loại theo mục đích phát ngôn cùng với các dấu hiệu hình thức như sau:

Câu tường thuật (câu trần thuật, câu kể, câu miêu tả): là câu được dùng để kể, trình bày, giới thiệu, nêu ý kiến, xác nhận, mô tả một vật với các đặc trưng (hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ) của nó, hoặc một sự kiện với các chi tiết nào đó.

Trong tiếng Việt, ngoài cấu trúc câu tường thuật được thể hiện bằng các thực từ và phụ từ, nhiều khi câu tường thuật còn sử dụng các tiểu từ tình thái riêng để bày tỏ thái độ đối với nội dung câu nói. Câu tường thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán mà chỉ có dấu hiệu là: khi viết, thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng đôi khi có thể kết thúc bằng dấu chấm than “!” hoặc dấu ba chấm “...”. Đây là loại câu được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp.

Câu nghi vấn (câu hỏi) là câu được người nói dùng để nêu lên điều mình chưa biết và mong muốn được người nghe giải đáp. Nói cách khác, câu nghi vấn là câu dùng để thực hiện hành vi hỏi. Tuy nhiên, nhiều khi câu nghi vấn được dùng để cầu khiến (ví dụ: “Anh có thể tắt thuốc lá đi không?”), hoặc để khẳng định (Ví dụ: “Không nó thì còn ai vào đây?”), hoặc để đe doạ (Ví dụ: “Muốn chết hả?”), hoặc để bộc lộ cảm xúc (Ví dụ: “Chị ấy năm nay còn gánh thóc/Dọc bờ sông trắng, nắng

chang chang?”), hoặc để chào hỏi (Ví dụ: “Bác đi đâu đấy?”- Thay cho câu chào

Về đặc điểm hình thức của câu nghi vấn: có chứa từ nghi vấn như ai, gì, sao,

nào, à, ư, bao giờ, bao nhiêu…hoặc có các cặp từ: có… không? đã… chưa?, có phải…không?... hoặc có kết từ haychỉ ý lựa chọn, hoặc có các tiểu từ tình thái như à,ư, nhỉ, nhé, chắc,chăng, chứ… hoặc khi nói, câu nghi vấn có ngữ điệu cao.Khi

viết, câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu (?). Nhưng khi câu nghi vấn không được dùng để hỏi thì có thể kết thúc bằng dấu (.), dấu (!), dấu (...).

Trong văn chương, thường có một loại loại câu mang hình thức của câu nghi vấn nhưng thực chất, đó là những câu khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc. Đó là câu hỏi tu từ. Câu hỏi tu từ không đòi hỏi câu trả lời mà nội dung của nó đã bao hàm câu trả lời. Hỏi chỉ nhằm tăng cường tính diễn cảm của phát ngôn, nhằm nhấn mạnh, khắc sâu nội dung định diễn đạt.

Câu cầu khiến (câu mệnh lệnh) là câu được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu và có những dấu hiệu hình thức nhất định.

Cầu khiến đích thực của tiếng Việt được cấu tạo nhờ những phụ từ tạo ý mệnh lệnh, cầu khiến, bằng ngữ điệu mệnh lệnh cộng với điều kiện chỉ chứa những từ liên quan đến nội dung của lệnh. Các phụ từ mệnh lệnh đứng trước vị từ hay gặp là: hãy

, đừng (có, có mà), chớ (có,có mà); các phụ từ mệnh lệnh đứng sau vị từ hay gặp là: đi, thôi, đi thôi, nào, đi nào, với... Tất cả các câu có chứa các từ như cấm, đề nghị, yêu cầu, cho phép, phải, cần, nên… nói lên ý muốn của người nói hoặc của ngôi

nhân xưng thứ ba, hoặc của tình huống, không phải câu mệnh lệnh đích thực. Nếu trong trường hợp nào chúng được dùng với ý nghĩa mệnh lệnh thì đó là kiểu câu mệnh lệnh lâm thời. Tuy nhiên chúng vẫn là câu mệnh lệnh đích thực trong các trường hợp chúng là nội dung của lệnh do chủ thể nói đưa ra cho người nghe.

Câu cảm thán là câu được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ.

Câu cảm thán có những dấu hiệu hình thức sau: dùng thán từ (ôi, ôi giời ơi, ô

ghê, thế, dường nào, biết mấy… thường đứng sau hay đứng trước vị từ tùy trường

hợp, dùng khuôn hình không chứa thán từ: sao mà,… chết đi được. Câu cảm thán có dùng ngữ điệu. Trong một số trường hợp, câu cảm thán với câu tường thuật hàm chỉ sự chú ý, không có ranh giới rõ rệt.

Phân loại câu theo mục đích nói là cách nhìn có tính chất truyền thống về câu trong hoạt động của nó. Tuy nhiên phân loại câu theo mục đích nói ở đây không đơn thuần chỉ theo công dụng (mục đích nói) của nó mà còn xét đến mặt hình thức ngữ pháp của nó. Theo Bùi Mạnh Hùng, để thực hiện một mục đích phát ngôn, người ta thường dùng một cấu trúc cú pháp đặc trưng với những phương tiện ngôn ngữ riêng biệt như: tiểu từ, phụ từ, phụ tố, trật tự từ, ngữ điệu, hiện tượng tỉnh lược, v.v. Nghĩa là có một mối tương quan khá đều đặn giữa hình thức của câu và mục đích sử dụng nó. Từ đó hình thành nên khái niệm các kiểu câu. Tuy nhiên, cũng như mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ nói chung, mối quan hệ giữa hình thức của câu với ý nghĩa và mục đích sử dụng của nó không phải là quan hệ một đối một. Trong ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng một hình thức câu được sử dụng nhằm thực hiện nhiều mục đích phát ngôn khác nhau và một mục đích phát ngôn có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức câu khác nhau. Có những trường hợp việc sử dụng một hình thức câu nào đó lại nhằm thực hiện một mục đích phát ngôn vốn thường được thực hiện thông qua một hình thức câu khác [32, tr.47].

Ví dụ: Về mặt hình thức phát ngôn sau đây: “Con không định học bài à?” là

một câu hỏi. Song đặt trong một ngữ cảnh cụ thể, phát ngôn này có thể hướng đến mục đích là lời nhắc nhở của người mẹ với con, muốn con hãy học bài như một yêu cầu, mệnh lệnh, cầu khiến. Như vậy giữa hình thức và mục đích phát ngôn là không giống nhau.

Mục đích phát ngôn là chủ đích của người nói khi nói ra một điều gì. Sau này người ta gọi mục đích phát ngôn là hành vi tại lời.

Đồng nhất với quan điểm nêu trên của Bùi Mạnh Hùng và căn cứ theo 4 kiểu câu với những dấu hiệu hình thức nêu trên, khảo sát qua 500 khẩu hiệu chính trị,

chúng tôi nhận thấy cần phân loại các câu khẩu hiệu dựa theo 02 tiêu chí: dấu hiệu hình thức văn bản và mục đích thực tế của phát ngôn.

Để xác định mục đích thực tế của phát ngôn phải đặt vào: (1) ngữ cảnh và hoàn cảnh giao tiếp (nhưng đối với khẩu hiệu thì chỉ đặt vào hoàn cảnh chính trị - xã hội mà câu khẩu hiệu phục vụ); (2) hành vi tại lời (còn gọi là hành vi ở lời - thuộc về hành động phát ngôn).

a. Phân loại câu xét theo dấu hiệu hình thức phát ngôn

a.1. Câu tường thuật

Qua khảo sát 500 câu khẩu hiệu, có 398 câu có hình thức là câu tường thuật. Đây là các câu chủ yếu cung cấp thông tin về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị xã hội như thông báo một sự kiện chính trị sắp diễn ra hoặc nêu lên các biện pháp nhằm phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, hoặc thông tin về thực trạng môi trường, về an toàn vệ sinh thực phẩm, về an toàn lao động… Một số ví dụ như sau:

“Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”;

“Tai nạn của bạn chỉ là 1% hoặc nhỏ hơn nữa so với toàn công ty, nhưng thương tật nó mang lại là tất cả so với gia đình của bạn!”;

“Toàn dân tham gia vận động, giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng”;

“Chào mừng kỷ niệm 66 năm Ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2011) và 6 năm Ngày Hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2011)!”…

a.2. Câu cầu khiến:Trong 500 khẩu hiệu chính trị, có 101 khẩu hiệu mang dấu

hiệu hình thức của câu cầu khiến, cụ thể như sau:

(1) 90 câu khẩu hiệu sử dụng các phụ từ mệnh lệnh đứng trước vị từ: hãy, đừng, không (được):

“Hãy lên tiếng khi bạn chứng kiến bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”. “Đừng làm tổn thương tình cảm, sức khỏe của thành viên gia đình bạn.”

“Không xả rác bừa bãi quanh khu vực bán hàng và môi trường xung quanh”…

(2) 11 câu sử dụng các động từ phải, cần, nên, cấm:

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đi đôi với bảo vệ rừng”.

“Người cao tuổi cần vận động vừa sức, sinh hoạt điều độ để có sức khỏe và phòng tránh bệnh tật”.

“Cấm phóng nhanh, vượt ẩu”.

“Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy – việc bạn nên làm!”…

Bảng 3.1. Tổng hợp các dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến

Dấu hiệu Số lượng câu

Phụ từ Hãy 63 Đừng 4 Không 23 Động từ Cấm 2 Cần 1 Nên 1 Phải 7

a.3.Câu nghi vấn: theo dấu hiệu hình thức, trong 500 câu khẩu hiệu được khảo

sát chỉ có 01 câu có hình thức câu nghi vấn:

" Tôi là người lái xe có văn hóa, còn bạn thì sao? ".

Tuy nhiên, đây không phải là câu nghi vấn đích thực. Như vậy, nếu xét theo dấu hiệu hình thức văn bản: có câu tường thuật chiếm số lượng lớn nhất (398 câu – chiếm 79,6%) và câu cầu khiến (101 câu – chiếm 20,2%); câu nghi vấn chỉ có 01 câu và không có câu cảm thán.

b. Phân loại câu xét theo mục đích thực chất của phát ngôn:

b.1. Câu tường thuật nhưng chứa mục đích cầu khiến: có 78 câu trong 398 câu

dạng tường thuật nhưng thực chất được hiểu với mục đích phát ngôn như câu cầu khiến. Đó là những hành động được khuyến khích, được yêu cầu thực hiện nêu trong các câu tường thuật. Một số ví dụ điển hình như sau:

Xét câu tường thuật: “Bỏ rác đúng nơi quy định!”: Theo các dấu hiệu hình

thức văn bản thì ở câu này không có các phụ từ (hãy, đừng, chớ), không có các tiểu từ (thôi, đi, nào...), không có động từ tình thái (cần, nên, phải), nhưng người đọc, tiếp nhận thông tin từ câu khẩu hiệu đó đều hiểu đó như là một yêu cầu, như một lời đề nghị, như một khuyến lệnh mà cần, nên, phải thực hiện. Chúng ta chêm xen phụ từ hãyvào câu: “hãy bỏ rác đúng nơi quy định”. Và lúc này mục đích của phát ngôn càng rõ hơn – đó là câu cầu khiến. Các ví dụ khác như :

“Cùng chung tay để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”; “Dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt!” ;

“Tuân thủ tốc độ quy định khi lái xe!”;

“Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đất nước !”... b.2.Câu tường thuật nhưng chứa mục đích của phát ngôn là cảm thán

Đó là dùng để thể hiện tình cảm ngợi ca đối với sự tình được nêu ra trong câu khẩu hiệu tuy hình thức thể hiện dưới dạng câu tường thuật (có 18 câu thuộc trường hợp này). Để xác định được mục đích của các câu cảm thán trong khẩu hiệu, chúng tôi đồng quan điểm với Diệp Quang Ban rằng: trong tiếng Việt, nếu không có các dấu hiệu hình thức xác định để nhận biết câu cảm thán thì ranh giới giữa câu cảm thán và câu tường thuật đôi khi không thật rõ ràng bởi chúng ta khó xác định được cái mức độ tình cảm, tâm trạng để bắt đầu từ đó ta có câu cảm thán [2, tr.239].

Vì vậy xuất phát từ mục đích, chức năng của khẩu hiệu chính trị, khảo sát trong 398 câu tường thuật của khẩu hiệu, chúng tôi nhận thấy có 2 trường hợp sau được xét vào câu cảm thán:

(1) Các câu nói về Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh, về Tổ quốc Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được ngợi ca với cảm xúc trân trọng, thiêng liêng và có dùng từ muôn năm, cuối câu luôn có dấu chấm than (có 5 câu):

“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!”; “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!”;

“Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam muôn năm!”

“Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!” “Không có gì quý hơn độc lập tự do!”

(2) Các câu có từ nhiệt liệt và sự tình được nêu trong câu là các sự kiện chính trị lớn của đất nước, cuối câu luôn có dấu chấm than (có 13 câu) :

“Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 36 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 - 30/4/2011)!”

“Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2011)!”

“Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 45 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân-1968 (1968-2013)!”.

b.3. Ngoài các dạng kiểu câu tường thuật nhưng chứa mục đích cầu khiến, cảm

thán nêu trên, qua khảo sát 500 khẩu hiệu, chỉ có 01 câu có dấu hiệu hình thức là câu nghi vấn nhưng thực chất là câu cầu khiến: " Tôi là người lái xe có văn hóa,

còn bạn thì sao? ". Có thể nói câu nghi vấn thực chất trong khẩu hiệu không có.

Như vậy xét theo mục đích thực chất của phát ngôn, trong 500 câu khẩu hiệu chính trị được khảo sát, có 302 câu tường thuật, 180 câu cầu khiến, 18 câu cảm thán, không có câu nghi vấn.

Tổng hợp dưới 2 góc độ, chúng tôi có kết quả khảo sát các kiểu câu theo mục đích phát ngôn của 500 khẩu hiệu chính trị được thể hiện qua Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Các kiểu câu phân chia theo mục đích phát ngôn

STT Tiêu chí khảo sát

Số lượng các kiểu câu/tỷ lệ TS Tường thuật Cầu khiến Cảm

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)