ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 39 - 40)

7. Bố cục đề tài

2.2.ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA

Ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống các đơn vị chưa đi vào hoạt động giao tiếp gồm ba bộ phận lớn: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Theo Đỗ Hữu Châu, từ vựng là tập hợp các từ và các đơn vị tương đương với từ (được gọi là ngữ cố định). Từ là những hình thức ngữ âm nhỏ nhất, cố định, sẵn có, bắt buộc biểu thị những sự vật hiện tượng đã cố định, sẵn có, bắt buộc đã trở thành những đơn vị nhận thức và giao tiếp đối với người Việt Nam hoặc là dấu hiệu chỉ dẫn cách dùng lời nói và các quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu [8, tr.29].

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo ra và hiểu ý nghĩa của câu. Từ vựng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra, hiểu, lĩnh hội ý nghĩa của các ngôn bản trong giao tiếp. Vì vậy nghiên cứu ngôn ngữ khẩu hiệu nhất thiết phải nghiên cứu đặc điểm từ vựng của ngôn ngữ khẩu hiệu gắn với bình diện ngữ nghĩa của từ vựng.

Xem xét đặc điểm từ vựng của một phong cách ngôn ngữ hay một kiểu dạng văn bản tiếng Việt, người ta có thể xem xét chúng dưới nhiều góc độ, phương diện.

Trong Từ vựng học tiếng Việt (2016), Nguyễn Thiện Giáp cùng cộng sự đã

phân chia các lớp từ vựng theo những phương diện như sau:

- Xét về mặt nguồn gốc hình thành từ vựng, có các lớp từ: từ ngữ thuần Việt, từ ngữ mượn tiếng Hán, từ ngữ mượn các ngôn ngữ Ấn – Âu;

-Xét về mặt phạm vi sử dụng, có các lớp từ: từ vựng toàn dân, từ vựng địa phương, tiếng lóng, từ ngữ nghề nghiệp, thuật ngữ;

- Xét về mặt mức độ sử dụng, có các lớp từ: từ vựng tích cực và từ vựng tiêu cực, từ ngữ cổ và từ ngữ lịch sử, từ ngữ mới;

thoại, từ vựng sách vở.

Khi phân chia đơn vị từ vựng tiếng Việt và tiến hành khảo sát trên 500 khẩu hiệu chính trị, chúng tôi dùng Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê và một số từ điển

Hán Việt như Hán Việt Từ điển (giản yếu) của Đào Duy Anh (2013, Nxb Văn hóa Thông tin), Từ điển Hán Việt từ nguyên của Bửu Kế (2009, Nxb Thuận Hóa), Từ điển Nôm và Hán Việt của Trần Văn Kiệm (2004, Nxb Đà Nẵng), qua đó kiểm tra,

đối chiếu và nhận diện các lớp từ vựng.

Khảo sát từ vựng của các câu khẩu hiệu, chúng tôi nhận thấy khẩu hiệu chính trị chỉ chuyên sử dụng một nhóm các từ thuộc một lớp từ xét theo từng phương diện nêu trên. Do đó ở mỗi phương diện, chúng tôi chỉ chọn một nhóm từ nổi bật nhất để miêu tả, phân tích. Số liệu các lớp từ vựng của khẩu hiệu chính trị được thể hiện tại bảng 2.2.

Bảng 2.2. Các lớp từ vựng của khẩu hiệu chính trị

STT Tiêu chí phân loại Lớp từ vựng Số lượng Tỷ lệ/Ts từ ngữ 01 Nguồn gốc Từ ngữ thuần Việt 168 20,1% Từ ngữ mượn tiếng Hán 664 79,7%

Từ ngữ mượn các ngôn ngữ Ấn – Âu 2 0,2%

02 Phạm vi sử dụng Từ vựng toàn dân 776 93% Từ vựng địa phương 0 0 Từ ngữ nghề nghiệp 0 0 Tiếng long 0 0 Thuật ngữ 58 7% 03 Mức độ sử dụng Từ vựng tích cực 818 98,1% Từ vựng tiêu cực 0 0 Từ ngữ cổ và từ ngữ lịch sử 0 0 Từ ngữ mới 16 1,9% 04 Phong cách học Từ vựng trung hòa 776 93% Từ vựng hội thoại 0 0 Từ vựng sách vở 58 7%

Một phần của tài liệu 26090 17122020072129LVPhanThiThangLoi (Trang 39 - 40)