Về tiêu chuẩn của người cán bộ

Một phần của tài liệu 22883 161220202341332NGUYNTHBCHTRMBnchnh (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG TÁC CÁN BỘ

1.2.1. Về tiêu chuẩn của người cán bộ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vị trí, vai trị của người cán bộ cách mạng. Người cán bộ phải có những tiêu chuẩn nhất định, phải tự giác rèn luyện về mọi mặt, luôn phấn đấu nâng cao phẩm chất, năng lực để xứng đáng với vị trí, vai trị của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho quan điểm của Đảng ta về tiêu chuẩn cán bộ; mang tính tồn diện, khoa học theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trước hết, người cán bộ phải yêu nước, thương dân, có đạo đức cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm trước hết ở người cán bộ cách mạng là vấn đề đạo đức. Đối với người cán bộ, nếu thiếu hoặc yếu về đạo đức cách mạng thì khơng thể làm tốt những cơng việc được giao. Đạo đức là hết sức cần thiết cho tất cả mọi người và đặc biệt cần thiết cho người cán bộ, “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [16, tr.601]. Chỉ khi có đạo đức cách mạng thì cán bộ mới có đủ động lực, điều kiện làm cách mạng “Muốn giải phóng dân tộc, giải phóng cho lồi người là một cơng việc to tát, mà tự mình khơng có đạo đức, khơng căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì” [17, tr.33]. Tiêu chí đạo đức người cán bộ cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra hết sức cụ thể, đó là nhân, nghĩa, trí, dũng, mỗi người cán bộ phải hội đủ các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.

Để phấn đấu, tu dưỡng đạo đức cách mạng, người cán bộ phải ln cảnh giác, phịng tránh những suy nghĩ và việc làm không đúng như: chủ nghĩa địa phương, bè phái, hẹp hịi, chuộng hình thức, lối làm việc bàn giấy, vô kỷ luật, tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, lãng phí của cơng lấy làm của riêng,…Con đường hoàn thiện tư cách đạo đức cách mạng của người cán bộ phải gắn với các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân; gần dân, lo trước dân, học tập dân,… là những việc làm thường xuyên của mỗi người cán bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi đạo đức là cái nền, cái gốc của người cán bộ cách mạng. Trung với nước, hiếu với dân, người cán bộ phải là đầy tớ của nhân dân, dũng cảm hy sinh, khơng sợ khó khăn, gian khổ, gạt bỏ lợi ích cá nhân để phục tùng lợi ích tập thể, khiêm tốn học hỏi, khơng tự cao, tự đại, cần, kiệm, liêm, chính và tinh thần đoàn kết hữu nghị.

19

Thứ hai, người cán bộ phải có năng lực tổ chức thực tiễn

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ phải ln rèn luyện, học tập nâng cao trình độ, năng lực tổ chức thực hành để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Năng lực của người cán bộ cách mạng là khả năng tập hợp quần chúng, lãnh đạo, quản lý, tổ chức, động viên quần chúng thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Làm cán bộ phải luôn học hỏi “khơng học hỏi dân thì khơng lãnh đạo được dân” [16, tr.80] và phải cần có sự giúp đỡ của dân, vì “dân chúng đồng lịng việc gì cũng làm được. Dân chúng khơng ủng hộ, việc gì làm cũng không nên” [16, tr.293]. Năng lực tổ chức thực tiễn của người cán bộ được thể hiện ở những nội dung như: quyết định của cán bộ có đúng, trúng khơng; có được tổ chức thực hiện và được nhân dân đồng lịng làm theo khơng; có được kiểm soát, kiểm tra hay là quyết định của cán bộ theo kiểu đánh trống xong là vứt bỏ dùi. Để quyết định vấn đề một cách đúng đắn thì cần phải có năng lực, trí tuệ, nắm được thông tin và xử lý thông tin, đưa ra phương án để lựa chọn, quyết định nhanh gọn và sáng suốt nhất.

Người cán bộ còn phải biết: “Một là, liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Hai là, liên hiệp người lãnh đạo với quần chúng” [17, tr.287]. Trong Di

chúc trước lúc đi xa, Người cũng đã để lại những lời căn dặn tâm huyết đối với thế hệ

trẻ như chăm lo, đào tạo đội ngũ cán bộ thành những người thừa kế xây dựng đất nước giàu mạnh. Bên cạnh đó, người cán bộ phải có lý tưởng cách mạng, có mục tiêu phấn đấu, phát hiện ra nhiều sáng kiến hay cho quốc gia, dân tộc. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức của người cán bộ cách mạng là đạo đức hành động chứ không phải là điều mong muốn, là lời nói sáo rỗng. Do đó, đức phải gắn liền với tài. Trong mối quan hệ biện chứng giữa chúng, đức là nhân tố làm cho tài năng trở nên hữu ích đối với con người và xã hội.

Thứ ba, người cán bộ phải có trình độ lý luận

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ phải học tập, rèn luyện để khơng ngừng nâng cao trình độ lý luận. Theo đó, mỗi cán bộ phải có thái độ học tập lý luận cho đúng mà trước hết là nêu cao tinh thần khiêm tốn, thật thà. Người đã dạy: “Phải tự nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ mà người cán bộ cách mạng phải hồn thành cho được, do đó mà tích cực, tự động hồn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng, khơng lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong học tập” [18]. Là người cán bộ, cần học tập để nâng cao lý luận, tránh thuộc

20

lịng hay mơ tả lý luận mà phải khái quát, tìm ra quy luật của vấn đề, làm phong phú lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn.

Thứ tư, tiêu chuẩn phong cách của người cán bộ

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phong cách của người cán bộ được thể hiện ở các yêu cầu như tác phong quần chúng, dân chủ, thẳng thắn, tính quyết đốn và tinh thần trách nhiệm cao, sâu sát, thận trọng, nhất quán giữa lời nói và việc làm, giữa lý luận và thực tiễn, thường xuyên nghiêm túc tự phê bình và phê bình. Trong phong cách làm việc, phong cách công tác, phong cách lãnh đạo của cán bộ, Người lưu ý phải chống bệnh hẹp hòi, phải biết hy sinh những lợi ích cá nhân vì lợi ích của Tổ quốc và vì nhân dân, để phục vụ Đảng và Nhà nước. Phong cách làm việc của cán bộ phải đề cao tính đảng; mọi hoạt động của cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc.

Thứ năm, người cán bộ phải có trình độ chun mơn, nghiệp vụ

Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải có tài, biết nắm vững và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ, có năng lực tổ chức thực hành, ai lãnh đạo ngành nào thì phải thơng hiểu và chun mơn ngành đó.

Tóm lại, trong tiêu chuẩn của người cán bộ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh tiêu

chuẩn đạo đức, coi đó là gốc của người cán bộ cách mạng, bên cạnh đó, phải có trí tuệ, có tài thì cán bộ mới lĩnh hội được đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mới có trình độ và năng lực cần thiết để đảm nhiệm được những trọng trách được giao phó, mới đủ khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt phần việc do mình phụ trách. Như vậy, người cán bộ phải đồng thời có cả đức và tài, chúng ln có mối quan hệ khăng khít với nhau. Trong đó đức là gốc, nhưng tài là quan trọng và Bác luôn nhắc nhở chúng ta không được xem nhẹ mặt nào. Người nói: “Có đức mà khơng có tài làm việc gì cũng khó. Có tài mà khơng có đức là người vô dụng”.

Một phần của tài liệu 22883 161220202341332NGUYNTHBCHTRMBnchnh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)