Khái quát tình hình, đặc điểm thành phố Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu 22883 161220202341332NGUYNTHBCHTRMBnchnh (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG TÁC CÁN BỘ

2.1. Khái quát tình hình, đặc điểm thành phố Quảng Ngãi

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ngãi ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, chia thành 23 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 14 xã. Thành phố Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông với chiều dài bờ biển 144 km. Phía Nam giáp huyện Tư Nghĩa, Đông Nam giáp huyện Mộ Đức, phía Bắc giáp huyện Bình Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Sơn Tịnh, phía Đơng giáp biển Đơng. Sơng Trà Khúc đi qua giữa lòng Thành phố và chia thành bờ Bắc và bờ Nam [23].

- Phân loại theo đơn vị hành chính cấp xã:

+ Cấp xã loại I: 07 xã, phường, gồm: xã Tịnh Khê, xã Nghĩa An, xã Nghĩa Hà, phường Quảng Phú, phường Trương Quang Trọng, Phường Nghĩa Lộ, phường Nghĩa Chánh.

+ Cấp xã loại II: 15 xã, phường, gồm: xã Nghĩa Dũng, xã Nghĩa Dõng, xã Tịnh Long, xã Tịnh An, xã Tịnh Châu, xã Tịnh Thiện, xã Tịnh Hòa, xã Tịnh Kỳ, xã Tịnh Ấn Tây, xã Nghĩa Phú, phường Chánh Lộ, phường Nguyễn Nghiêm, phường Trần Phú, phường Lê Hồng Phong, phường Trần Hưng Đạo.

+ Cấp xã loại III: xã Tịnh Ấn Đông.

Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, là nơi tập trung toàn bộ trụ sở các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hơi, các cơ quan thơng tin, truyền thơng báo chí của tỉnh, Trung ương và phần lớn trụ sở các doanh nghiệp, văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế Trung ương và địa phương khác.

Ngoài ra, thành phố nằm ở trung đoạn giữa thủ đơ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là đầu mối giao thông của khu vực Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, nằm trên các trục giao thông đường bộ, đường sắt của quốc gia như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 24, đường sắt thống nhất Bắc Nam gắn với sân bay Quốc tế Chu Lai và cảng biển nước sâu Dung Quất nên thuận lợi trong việc giao với các tỉnh, thành phố trong cả nước và Quốc tế. Có đường tỉnh lộ 625 đi Thạch Nham liên hệ các huyện phía Tây; đường tỉnh lộ 627 nối liền thành phố Quảng Ngãi với các huyện Minh Long, BaTơ và tỉnh

29

KomTum, tỉnh Gia Lai; đường tỉnh lộ 626 thành phố Quảng Ngãi đi Cổ Lũy liên hệ phần phía Đơng ra biển và nối liền với đường chiến lược vùng ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh [23].

Với vị trí đặc biệt thuận lợi như vậy, thành phố Quảng Ngãi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố và khoa học kỹ thuật của tỉnh; đồng thời, gắn với khu kinh tế Dung Quất và Nhà máy lọc dầu, trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phịng – an ninh của chuỗi đô thị miền Trung và Tây Nguyên: Nha Trang, Tuy Hoà, Quy Nhơn, Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Buôn Mê Thuộc, Pleiku và KomTum.

2.1.2. Truyền thống văn hoá, lịch sử và con người Quảng Ngãi

Theo suốt chiều dài lịch sử, Quảng Ngãi là vùng đất có lịch sử phát triển lâu

đời, giàu truyền thống yêu nước, hiếu học, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo và xứng đáng là hậu phương, căn cứ địa vững chắc của Liên khu V.

Trong quá trình mở rộng lãnh thổ, trở thành một quốc gia thống nhất của các dân tộc Việt Nam, Quảng Ngãi là cầu nối giữa hai miền Bắc, Nam. Đến năm 1402, Quảng Ngãi chính thức trở thành một bộ phận của nước Việt Nam ngày nay, khi mà hai châu Tư và Nghĩa cũng do nhà Hồ đặt ở phía Nam hai châu Thăng và Hoa, trên đất Cổ Luỹ của Chiêm Thành, tương đương với Quảng Ngãi ngày nay. Trong quá

trình đấu tranh để xây dựng và bảo vệ quê hương, nhân dân Quảng Ngãi đã tạo nên những nét đẹp văn hoá vừa phong phú, vừa đậm đà bản sắc, tính cách con người của địa phương. Họ là những người giàu truyền thống yêu nước, sớm theo Đảng và Bác Hồ, không quản ngại gian khổ và hy sinh, hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều thành tích xuất sắc, cùng nhau đồn kết vượt qua mọi thử thách, góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.

Cũng như đồng bào cả nước, nhân dân Quảng Ngãi khơng chỉ có truyền thống đánh giặc giữ nước mà cịn có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo. Với điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho sản xuất, chủ yếu là nông nghiệp, người dân Quảng Ngãi phải lao động cật lực để làm ra hạt lúa, củ khoai. Song cũng từ lao động nhọc nhằn ấy đã nảy sinh bao nhiêu sáng tạo trong nông nghiệp, thuỷ lợi, thủ công nghiệp, chăn nuôi gia cầm, gia súc, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

Quảng Ngãi cũng là vùng đất văn hiến trong quốc gia Việt Nam với nền giáo dục khá phát triển. Một vùng đất nghèo, con người phải lao động vất vả để sống,

30

song tinh thần, ý chí học tập, truyền thống hiếu học, tơn sư trọng đạo thì ngày một toả sáng. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo này được thể hiện ở việc lập Văn Thánh và tổ chức lễ tế hàng năm và truyền thống ấy vẫn được phát huy đến ngày

nay, hàng năm tỉ lệ học sinh đậu đại học trên 60%, nhiều em đậu thủ khoa các trường đại học danh tiếng của đất nước; nhiều người sau này thành đạt và giữ nhiều chức vụ quan trọng ở Trung ương, các tỉnh và thành phố.

2.1.3. Đặc điểm dân cư, nguồn lao động

Thành phố Quảng Ngãi hiện nay có diện tích là 160,1534 km², với dân số 263.440 người, mật độ dân số trung bình đạt 1645 người/km2. Cụ thể diện tích, dân số và mật độ dân số của thành phố Quảng Ngãi phân theo phường, xã được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số phân theo phường, xã của thành phố Quảng Ngãi STT Tên đơn vị hành chính Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ (người/km²) Nội thành 33,89 123.158 3.633 1 Nguyễn Nghiêm 0,51 11.391 22.335 2 Trần Hưng Đạo 0,48 8.401 17.502 3 Chánh Lộ 2,51 11.108 4.426 4 Trần Phú 2,24 8.510 3.799 5 Nghĩa Lộ 4,14 11.880 2.870 6 Nghĩa Chánh 4,04 11.385 2.818 7 Quảng Phú 7,27 16.220 2.231 8 Lê Hồng Phong 3,44 7.004 2.036 9 Trương Quang Trọng 9,26 12.175 1.339 Ngoại thành 126,26 140.282 1.111 10 Xã Nghĩa Dũng 6,12 8.874 1.450 11 Xã Nghĩa Dõng 6,17 7.832 1.269 12 Xã Nghĩa Hà 14,67 17.340 1.182 13 Xã Nghĩa Phú 4,38 7.654 1.748 14 Xã Nghĩa An 3,16 16.002 5.064 15 Xã Tịnh Ấn Tây 7,03 7.045 1.002

31 16 Xã Tịnh Ấn Đông 10,12 5.406 534 17 Xã Tịnh Long 7,45 9.056 1.216 18 Xã Tịnh An 8,87 8.592 969 19 Xã Tịnh Châu 6,31 6.820 1.081 20 Xã Tịnh Khê 15,62 13.337 854 21 Xã Tịnh Thiện 11,92 8.201 688 22 Xã Tịnh Hòa 17,72 12.383 699 23 Xã Tịnh Kỳ 3,41 8.363 2.452 24 Toàn thành phố 160,15 263.440 1.645

Nguồn: Phòng LĐTBXH thành phố Quảng Ngãi Qua bảng số liệu trên, ta thấy dân số tập trung đông đúc với mật độ dân số cao tại nội thành. Trong khi đó, vùng ngoại ơ có diện tích đất rơng lớn thì mật độ dân số cịn thưa thớt cho dù có tổng số dân lớn hơn.. Tuy nhiên mật độ dân số ở khu vực các phường nội thành cao hơn nhiều so với các xã ngoại thành (3.633 người/km2 so với 1.111 người/km2 ).

Hiện nay, dân số thành phố ngày càng được trẻ hóa, đây cũng là một nguồn lực lượng lao động dồi dào và có chất lượng cao. Cung cấp nguồn lao động trẻ, có năng lực, trình độ cho thành phố cũng như toàn tỉnh Quảng Ngãi.

2.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và hệ thống chính trị

Với vị trí đặc biệt thuận lợi, trong những năm qua, thành phố Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng – an ninh và cơng tác xây dựng hệ thống chính trị. Ngày 24/9/2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định công nhận thành phố Quảng Ngãi là đô thị loại II.

Về kinh tế: Kinh tế của thành phố đã có bước phát triển khá tồn diện. Tổng

sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2017 ước đạt 45.386 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010) tăng 1,3 lần so với năm 2016. GRDP bình quân đầu người đạt 51,8 triệu đồng/ người, tương đương 2.231 USD/người; tổng giá trị gia tăng 13.197 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,79%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Trong đó, cơng nghiệp – xây dựng đạt 24.037,8 tỷ đồng ; khu vực dịch vụ đạt 13.198,0 tỷ đồng tăng 8,5%; Khu vực nông, lâm, nghiệp và thủy sản đạt 8.150,2 tỷ đồng tăng 4,9%. Tổng sản phẩm trên địa bàn khơng tính sản phẩm lọc hóa dầu ước đạt 30.342,1 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2016.

32

- Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất cơng nghiệp ước đạt 101.311,6 tỷ đồng. Trong đó, cơng nghiệp hóa dầu đạt 79.095,3 tỷ đồng giảm 11,5%; cơng nghiệp ngồi hóa dầu đạt 22.216,3 tỷ đồng, tăng 11,0% so với năm 2016.

- Thương mại – dịch vụ và giá cả thị trường: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 46.205,8 tỷ đồng, tăng 11,0% so với năm 2016, đạt 100,7% kế hoạch.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 14.517,4 tỷ đồng, tăng 5,0% so với năm 2016 và vượt 5,1% kế hoạch. Trong đó, nơng nghiệp đạt 8.205,4 tỷ đồng, tăng 3,1%; lâm nghiệp đạt 825,4 tỷ đồng, tăng 8,4%; thủy sản đạt 5.486,7 tỷ đồng, tăng 7,6%.

Về văn hóa - xã hội: Chất lượng, hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực giáo

dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thơng tin, thể thao ngày càng được nâng cao. Công tác quản lý giáo dục tiếp tục được đổi mới, chất lượng giáo dục có mặt được nâng lên; cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, chủ trương xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Chính sách đối với người có cơng, cơng tác đền ơn, đáp nghĩa được thực hiện kịp thời; công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm được chú trọng. Cơng tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em được quan tâm và đạt kết quả khá; an sinh xã hội được đảm bảo. Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao có bước phát triển tích cực, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hố của nhân dân. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai đến tận cơ sở; chất lượng công tác khám, chữa bệnh có chuyển biến tốt hơn. Công tác truyền thông dân số kết hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Về quốc phòng - an ninh: Thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật

tự an tồn xã hội. Tăng cường cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, kiềm chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tội phạm, các tệ nạn xã hội, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân. Công tác quân sự quốc phòng được thực hiện tốt. Công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhìn chung đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Về xây dựng hệ thống chính trị: Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng

lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với giáo dục lịng yêu nước, truyền thống cách mạng của địa phương được đẩy mạnh theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả. Việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong tồn thành phố được thực hiện

33

nghiêm túc. Qua đợt học tập đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tư tưởng, tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, củng cố niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng. Từ đó, Cấp ủy, chính quyền, đồn thể các cấp xác định rõ hơn vai trị, trách nhiệm của mình trong việc vận dụng, làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; tăng cường giữ gìn phẩm chất đạo đức, ngăn chặn sự suy thối về chính trị, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và góp phần đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực trên địa bàn thành phố nói riêng.

Như vậy, với những thành tựu đạt được như trên, có thể thấy trong những năm qua Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Quảng Ngãi đã ln phát huy truyền thống đồn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vận dụng sáng tạo Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương vào chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Những kết quả đó, liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, tổ chức hoạt động của đội ngũ cán bộ các cấp và công tác cán bộ của thành phố. Do đó, vấn đề đặt ra là phải phân tích, làm rõ những mặt mạnh, mặt hạn chế, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ để đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần xây dựng “đội ngũ cán bộ, cơng chức có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố Quảng Ngãi phát triển vững mạnh, toàn diện, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu 22883 161220202341332NGUYNTHBCHTRMBnchnh (Trang 36 - 41)