CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG TÁC CÁN BỘ
2.3.2. Một số giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ ở thành phố Quảng Ngã
2.3.2.2. Đổi mới công tác đánh giá, quy hoạch, tạo nguồn cán bộ
Công tác kiểm tra đánh giá đối với đội ngũ cán bộ được xác định là công cụ quan trọng trong việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thối về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của cán bộ, góp phần tích cực vào việc đánh giá và sử dụng đội ngũ cán bộ cấp phường, xã nói riêng và cán bộ nói chung. Để thực hiện tốt vấn đề này, địi hỏi cần nhanh chóng xây dựng và hồn thiện cơ chế, chính sách kiểm tra, giám sát cán bộ và hiện thực hóa trong thực tiễn. Cần thành lập Ban thanh tra nhân dân của các phường, xã, phối hợp với Ban kiểm tra Đảng ủy để góp phần củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, phát hiện và kịp thời xử lý những cán bộ có biểu hiện vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu nhân dân. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật, thực hiện dân chủ ở địa phương. Bên cạnh đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Năng lực và phẩm chất của người được quyền đánh giá cán bộ rất quan trọng, có tính quyết định. Người được quyền đánh giá trước hết phải thực hiện tốt vai trị của mình đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, phải thực sự gương mẫu, chí cơng, vơ tư trong cơng việc. Theo các nghị quyết của Đảng, thẩm quyền đánh giá cán bộ là người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ; tổ chức đảng, cấp ủy nơi cán bộ công tác. Người làm công tác lãnh đạo, quản lý và công tác cán bộ phải có trình độ lý luận, nắm vững khoa học quản lý, phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng linh hoạt lý luận cách mạng trong từng tình hình cụ thể, vận dụng quan điểm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm, huấn luyện và sử dụng được người tài.
Về công tác đánh giá theo định kỳ hàng năm phải tuân theo đúng quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục và quy chế đánh giá cán bộ cấp phường, xã. Việc đánh giá cán bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực toàn diện, lịch sử và cụ thể, khơng hẹp hịi định kiến về lý lịch gia đình và thành phần xuất thân, phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phải lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ cấp phường, xã làm căn cứ nhận xét đánh giá và lấy tiêu chuẩn cán bộ làm chuẩn mực. Phải làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, lối sống, năng lực và hiệu quả thực thi công vụ, chiều hướng phát triển của cán bộ cấp phường, xã. Mở rộng thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát, nắm tình hình địa bàn, cơ sở, kịp thời phát hiện và kiểm tra các cán bộ có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra phải kết luận rõ đúng, sai, nội dung, tính chất, mức
60
độ, tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm, chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan, thái độ của đối tượng bị kiểm tra. Nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải xử lý kịp thời, nghiêm minh, được đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Phải giám sát, đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra, nhất là việc khắc phục hậu quả. Đồng thời, giúp cho các cá nhân rút ra các bài học thực tiễn để khắc phục, sửa chữa, có tác dụng giáo dục, phịng ngừa, ngăn chặn.
Xử lý nghiêm khắc những cán bộ có biểu hiện vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, những cán bộ không làm đúng chức trách, nhiệm vụ, tham ơ, gây khó dễ cho nhân dân dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp. Tuyệt đối tránh cả nể, xử lý hời hợt trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện sai phạm. Việc xử lý nghiêm cán bộ vi phạm giúp họ có ý thức, trách nhiệm hơn với cơng việc của mình, tạo dựng được lịng tin của nhân dân, xây dựng nề nếp làm việc nghiêm túc, công khai, minh bạch tại địa phương. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và chất lượng các hoạt động tại các phường, xã.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra một hệ thống các quan điểm, đường lối, chủ trương và phương pháp về cơng tác cán bộ của Đảng, trong đó, Người nhấn mạnh: “Cơng việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho cơng việc chung của chúng ta” [16, tr 273].
Theo tinh thần đó, để thực hiện tốt cơng tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của thành phố Quảng Ngãi trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần xác định phải thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức và sự thống nhất của các cấp ủy đảng về công tác quy hoạch cán bộ. Trong chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, Đảng ta xác định: Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
Từ thực tế công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo của thành phố trong những năm qua, có thể thấy trước hết phải nhận thức đúng và thống nhất về quy hoạch cán bộ. Muốn vậy, phải tăng cường công tác tư tưởng, làm cho mọi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đồn thể, quán
61
triệt tốt và nhận thức đúng đắn chủ trương, quan điểm của Đảng về cơng tác quy hoạch cán bộ nói chung và công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng.
Ngồi ra cần khắc phục lối tư duy khép kín, cục bộ, thiển cận, chỉ giới thiệu người của ngành, địa phương, cơ quan mình vào quy hoạch. Nếu cứ bó ép trong từng địa phương, cơ quan, ban, ngành, tổ chức thì khơng có nguồn cán bộ dồi dào, đa dạng để bồi dưỡng, lựa chọn. Khắc phục quan niệm quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ là công việc, trách nhiệm của cấp ủy, mà không ý thức được đây là trách nhiệm của cả đảng bộ, của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Hai là, tạo nguồn cán bộ để đưa vào diện quy hoạch. Cần tập trung phát hiện,
thu hút nhiều cán bộ, cơng chức trẻ có thành tích xuất sắc, đang giữ các cương vị lãnh đạo cấp phòng ở các sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thị, thành phố; cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các doanh nghiệp; các cán bộ khoa học và quản lý doanh nghiệp lớn tiêu biểu có năng lực, trình độ và triển vọng phát triển lâu dài.
Để có nguồn cán bộ dồi dào, các cấp ủy đảng cần động viên, tạo điều kiện để cán bộ phấn đấu, chuẩn bị dần về tri thức, tích lũy dần kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý từ cơ sở; mạnh dạn giao việc mới và khó cho cán bộ để thử thách và nâng cao dần năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ. Đối với những nơi có nhiều khó khăn, thiếu cán bộ tại chỗ, cần mạnh dạn, quyết tâm luân chuyển cán bộ trẻ có triển vọng từ các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố đến giữ chức vụ lãnh đạo ở các địa bàn này.
Cần cải tiến, đổi mới phương thức tuyển chọn, phát hiện và giới thiệu nguồn cán bộ trẻ có thành tích xuất sắc, có triển vọng vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, nhất là những cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ đang giữ cương vị lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới. Xác định nguồn tuyển chọn ở phạm vi rộng, khơng nên bó hẹp, khép kín diện đưa vào nguồn quy hoạch; chú ý những cán bộ trẻ ưu tú ở tất cả các cấp, các ngành, trong các doanh nghiệp nhà nước và lực lượng vũ trang; làm cho đông đảo cán bộ trẻ ý thức được vinh dự, trách nhiệm khi được lựa chọn vào diện quy hoạch.
Xác định đúng “đối tượng” quy hoạch thì quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý mới thiết thực và hiệu quả. Thực tiễn công tác quy hoạch cán bộ ở thành phố Quảng Ngãi thời gian qua cho thấy: nơi nào quy hoạch đúng cán bộ lãnh đạo, quản lý thì ở đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ khả năng lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Ngược lại, nơi nào đưa cán bộ vào quy hoạch khơng đúng thì cơng việc
62
kém hiệu quả, nội bộ có vấn đề, tư tưởng khơng thống nhất, lòng tin của quần chúng vào Đảng, chính quyền giảm sút; nhiệm vụ chính trị khơng hồn thành.
Khi xác định đối tượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải chú ý cả cơ cấu và tiêu chuẩn, khơng vì cơ cấu mà hạ tiêu chuẩn, hoặc ngược lại vì tiêu chuẩn mà không cần cơ cấu. Từng chức danh lãnh đạo, quản lý ở mỗi cơ quan, đơn vị của tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang cần chuẩn bị quy hoạch từ 2 -3 đối tượng kế cận, từ 3 - 4 đối tượng quy hoạch dự bị nguồn, bảo đảm cán bộ trong diện quy hoạch được đào tạo theo yêu cầu tiêu chuẩn để không bị động, hẫng hụt khi có u cầu cần bố trí ngay.
Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải theo quy luật phát triển và đào thải, phát triển tuần tự có kế hoạch và phát triển đột biến. Những đối tượng đã đưa vào quy hoạch, nhưng sau một thời gian khơng có triển vọng phát triển cần kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch. Ngược lại, có những đối tượng chưa đưa vào quy hoạch, nhưng trong một thời gian nhất định có sự phát triển, trở thành đối tượng tốt, có nhiều triển vọng cần đưa vào quy hoạch. Như vậy, vấn đề cốt yếu là quy hoạch phải đúng đối tượng, không cứng nhắc và sau từng năm nên có đánh giá, điều chỉnh đối tượng quy hoạch.
Ba là, hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình tiến hành quy hoạch. Trong việc xây
dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, các đơn vị phải tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ, có cơ chế mở rộng dân chủ để cán bộ, đảng viên tham gia nhận xét, đánh giá cán bộ và phát hiện giới thiệu nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch. Đồng thời xác định hướng cơ cấu lãnh đạo nhiệm kỳ tới và cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ quy hoạch.
Các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được thực hiện cơng khai trong tồn thể cán bộ, đảng viên tham gia bỏ phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch cán bộ của đơn vị; phải thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình và thơng qua tập thể lãnh đạo bỏ phiếu quyết định. Khi danh sách quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đã được cấp trên xác nhận, phê duyệt đưa vào quy hoạch các chức danh cán bộ do cấp trên quản lý, phải thông báo công khai cho đơn vị, cá nhân cán bộ được quy hoạch biết. Hằng năm, từng đơn vị cần rà soát lại quy hoạch, kịp thời bổ sung những nhân tố mới hoặc đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ khơng cịn đủ tiêu chuẩn.
Bốn là, tăng cường kiểm tra, đầu tư cho công tác quy hoạch cán bộ. Để thực
63
quan tâm chỉ đạo, kiểm tra một cách chặt chẽ quá trình thực hiện ở cấp dưới; giúp tháo gỡ các lúng túng, khó khăn trong cơng tác quy hoạch cán bộ cho cấp dưới. Đồng thời đề nghị Trung ương cần có chính sách đầu tư thỏa đáng để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong quy hoạch như tăng chỉ tiêu đào tạo cho tỉnh; tạo điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo cán bộ; tăng biên chế dự phòng để đưa cán bộ trong diện quy hoạch đi đào tạo và luân chuyển.