Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Một phần của tài liệu 22883 161220202341332NGUYNTHBCHTRMBnchnh (Trang 71 - 73)

CHƯƠNG 1 : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG TÁC CÁN BỘ

2.3.2.3.Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

2.3.2. Một số giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ ở thành phố Quảng Ngã

2.3.2.3.Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ là rất quan trọng, thậm chí là “cơng việc gốc của Đảng”, phải được tiến hành thường xuyên. Phải xác định rõ mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với các yếu tố cơ bản: học thức, đạo đức cách mạng, tác phong và năng lực công tác. Người cho rằng cán bộ đảng viên phải học tập lý luận Mác - Lênin, học tập đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời phải học văn hóa, kỹ thuật nghiệp vụ, “làm việc gì học việc đấy”, tức là cán bộ làm ở lĩnh vực gì, phụ trách ở ngành nghề gì đều phải học cho thành thạo cơng việc ở lĩnh vực đó.

Trên thực tế, mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ nghiên cứu, đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Đường lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào cán bộ. Động lực của mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lượng cán bộ. Vì vậy, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe, cẩn trọng và có tính lâu dài, và để khắc phục những hạn chế, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở thành phố Quảng Ngãi cần hướng vào một số giải pháp trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ về vai

trò, tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể trong đào tạo, bồi dưỡng tại địa phương.

Thứ hai, rà soát lại tổng thể đội ngũ cán bộ trên địa bàn về số lượng, chất lượng theo từng nhóm chức danh, gắn với vị trí cơng việc hiện tại của họ để xác định rõ những mặt hạn chế và yếu kém. Dựa vào các tiêu chí nói trên để đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa sử dụng lâu dài, hay bổ sung, thay thế; chú trọng đến cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số, cán bộ, công chức là nữ.

Thứ ba, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhằm trang bị, củng cố và nâng

64

đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng và nghiệp vụ tại cơ sở.

Thứ tư, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của thành phố Quảng Ngãi cần gắn liền

với xem xét phân loại nhu cầu đào tạo của cán bộ. Xem xét nhu cầu nào là quan trọng, là cần thiết và trước mắt, nhu cầu nào cần đào tạo ngay. Đồng thời, cần có cơ chế đặc biệt tiếp tục khuyến khích cán bộ, cơng chức khơng ngừng tự học tập, tự bồi dưỡng. Có thể học dưới nhiều hình thức khác nhau như: học tập trung, học ngoài giờ; học tại chức, từ xa, liên thông…

Thứ năm, chú trọng vào xây dựng cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

làm cơng tác giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác trên địa bàn có cơ cấu hợp lý, có trình độ, năng lực thực tiễn. Theo đó, hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh, tiến sĩ Trương Thị Mỹ Trang quả quyết, tập thể cán bộ, giảng viên của trường quyết tâm cao trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng LLCT nhằm góp phần đưa Nghị quyết XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX vào cuộc sống. Quy mơ, hình thức đào tạo, bồi dưỡng được mở rộng; nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy từng bước được đổi mới, đáp ứng tốt hơn yêu cầu tiêu chuẩn cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh.

Đối với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị TP.Quảng Ngãi, giải pháp đề ra là tiếp tục nâng cao tính chủ động trong cơng tác phối hợp; đổi mới theo dõi, quản lý học viên; đổi mới phương pháp dạy, kết hợp giảng dạy bằng giáo án điện tử với phương pháp giảng dạy truyền thống; gắn lý luận với thực tiễn một cách sinh động, hiệu quả; bố trí thời gian để người giảng và học viên trao đổi, thảo luận để nâng cao chất lượng từng bài giảng.

Thứ sáu, cần đánh giá, tổng quát khách quan và minh bạch chất lượng cán bộ,

cơng chức chính quyền cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng từ đó có điều chỉnh kịp thời với hoạt động này tại địa phương. Nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định đến hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền, cải cách hành chính nhà nước ở cơ sở hiện nay.

65

Một phần của tài liệu 22883 161220202341332NGUYNTHBCHTRMBnchnh (Trang 71 - 73)